Điểm tương đồng kỳ lạ giữa sự sinh thành của một con người và một ngôi sao

10/10/17, 12:07 Khoa học

Nếu so sánh với sự sinh thành, chào đời, lớn lên và già đi của con người, thì các ngôi sao dường như cũng trải qua một vòng đời tương tự như của chúng ta…

Kết quả hình ảnh cho constelacion de orion
Chòm sao Lạp Hộ. (Ảnh: NASA)

Từ xưa đến nay, sự hình thành của một con người vẫn luôn là ẩn đố đối với nhân loại, vì nó thuộc về một trong những quá trình bí ẩn nhất của tự nhiên.

Và chỉ cần ngẩng đầu lên nhìn bầu trời đêm, bạn sẽ thấy những điều khó hiểu tương tự như những bí ẩn bên trong con người vậy. Đã bao giờ bạn nhìn bầu trời và tự hỏi tại sao các ngôi sao lại ở đây? Một ngôi sao được tạo ra như thế nào?

Những gì chúng ta biết về câu hỏi này thực sự đáng kinh ngạc. Và dường như có những điểm tương đồng kỳ lạ giữa tử cung của người mẹ và những tinh vân bên ngoài vũ trụ như Tinh vân Lạp hộ, Tinh vân Ngọn lửa và Tinh vân Đầu ngựa, nơi những ngôi sao ra đời.

Nếu so sánh về sự hình thành, ra đời, trưởng thành và già đi của con người, thì các ngôi sao dường như cũng trải qua một vòng đời giống như của chúng ta vậy.

Chúng cũng được sinh ra, lớn lên, già đi, và sau đó sẽ chết. Khi một ngôi sao di chuyển đến đích đến cuối cùng, đó cũng là những khoảnh khắc cuối cùng trong vòng đời của ngôi sao đó. (Có vẻ như một ngôi sao luôn ở vị trí cố định trên bầu trời đêm, nhưng thực ra chúng liên tục chuyển động cùng với tất cả các ngôi sao và thiên hà khác)

Khi một ngôi sao chết đi, nó sẽ tạo thành một vụ nổ lớn mà khoa học gọi là siêu tân tinh. Đây là điểm thực sự thú vị. Có vẻ như trong không gian vũ trụ, không có gì mất đi và cũng không có gì là lãng phí.

Garry Fuller, một nhà thiên văn học thuộc Đại học Manchester ở Anh, cho biết: “Siêu tân tinh, vốn đánh dấu sự kết thúc của một ngôi sao khổng lồ, lại gieo các mảnh vỡ vào thiên hà để hình thành nên các hành tinh giống Trái đất. Và đó là điều thiết yếu cho sự sống”.

Rõ ràng, hệ Mặt trời của chúng ta cũng được hình thành từ “tro tàn dồn lại từ vô số ngôi sao” chứ không chỉ là một.

Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ sử dụng kính viễn vọng để quan sát bầu trời, thì sẽ không đủ để có được một cái nhìn sâu sắc về cái gọi là “nhà máy sản xuất sao” đó. Sự kỳ diệu thực sự diễn ra trong quang phổ ánh sáng nằm ngoài phạm vi tần số ánh sáng có thể nhìn thấy bằng mắt thường của chúng ta.

Humanly Visible Spectrum: The small part of the electromagnetic spectrum that is visible to human beings. (Image Credit: Johannes Ahlmann, via Flickr cc 2.0)
Một phần nhỏ của quang phổ điện từ mà con người có thể nhìn thấy. (Ảnh: Johannes Ahlmann, Flickr cc 2.0)

Những hình ảnh phổ biến của các tinh vân mà chúng ta thường thấy là thu được bằng cách chồng nhiều lớp camera hồng ngoại trên kính thiên văn rất lớn, ví như camera hồng ngoại HAWK-I trên kính thiên văn ESO ở Chile.

Tinh vân Orion (Tinh vân Lạp Hộ)

Orion's Belt: These three blue supergiant stars are hotter and much more massive than the Sun. Vision Times (Image Credit: Martin Mutti, Astronomical Image Data Archive, via NASA cc 1.0)
Vành đai của Orion: Ba ngôi sao xanh siêu khổng lồ này nóng hơn và to hơn Mặt trời. (Ảnh: NASA)

Rất nhiều người đã quen thuộc với tinh vân Orion (thợ săn), ngay cả khi họ không thực sự biết nó. Orion là chòm sao nổi bật nhất trong tất cả các chòm sao trên bầu trời đêm và chỉ cách hành tinh xanh của chúng ta 1,500 năm ánh sáng.

Treo bên cạnh vành đai Orion là thanh kiếm của “chàng thợ săn”, nó bao gồm các sao đa hợp 1 và 2 Orionis, còn gọi là Trapezium và bên cạnh là tinh vân Orion (M42), nơi những ngôi sao mới được sinh ra.

Nó là một thiên thể đáng chú ý và có thể nhìn thấy bằng mắt thường rất rõ như một cái gì đó chứ không phải một ngôi sao. Khi nhìn bằng ống nhòm hay kính thiên văn thì nó là một đám mây cuộn xoáy bao gồm các ngôi sao mới sinh, khí phát xạ và bụi.

Sự hình thành của ngôi sao

Orion Nebula. (Image Credit: A.Dupree, NASA, ESA via NASA cc 1.0)
Tinh vân Orion. (Ảnh: NASA)

Những ngôi sao được hình thành như thế nào? Điều kiện đơn giản là bao gồm những đám mây bụi (tinh vân) và quá trình co lại của vật chất khiến cho phần trung tâm dần nóng lên. Lõi nóng của đám mây bụi vật chất này được gọi là “tiền ngôi sao”. Nó sẽ được bao bọc và không ngừng co lại cho đến khi trở thành một ngôi sao.

Sau khi hình thành, ngôi sao mới này còn được gọi là ngôi sao sơ sinh. Một trong những ví dụ như vậy là tinh vân Mc Neil thuộc chòm sao Orion.

Vậy nếu so sánh với sự sinh thành của con người chúng ta, chẳng phải tử cung của người mẹ và những đám mây bụi ngoài không gian kia như tinh vân Orion, tinh vân Lửa, tinh vân Đầu ngựa là có điểm tương đồng? Đó chính là những kỳ diệu của tạo hóa diễn ra trong vũ trụ chúng ta.

Theo Vision Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng