Dịch Vũ Hán: Người TQ chào hỏi bằng cách ‘bắt chân’ để tránh lây nhiễm

06/03/20, 14:33 Cuộc sống

Giữa tâm dịch virus corona, người dân Trung Quốc tạm bỏ lối bắt tay như thường lệ mà thay vào đó là dùng chân chạm vào giày của đối phương để thay cho sự chào hỏi. 

Người TQ chào hỏi bằng cách ‘bắt chân’ để tránh lây nhiễm
Người TQ chào hỏi bằng cách ‘bắt chân’ để tránh lây nhiễm. (Ảnh cắt clip)

Trên mạng xã hội Weibo mới đây, một đoạn video được quay tại thành phố Ninh Ba, Trung Quốc ghi lại cảnh một người đàn ông đeo khẩu trang đang bước xuống xe sau đó thực hiện hành động chào hỏi với tất cả mọi người. 

Nhưng thay vì sẽ chào hỏi bằng cách bắt tay như thông thường, những người đàn ông này lại dùng chân để chào hỏi nhau. Họ chạm chân vào nhau hai lần, một lần dùng chân trái và lần tiếp theo đổi sang chân phải. 

Tiếp đó, một đoạn clip ngắn khác đã đăng tải trên TikTok, được cho là quay tại thành phố Thâm Quyến, ghi lại cảnh 5 người đàn ông cùng tụ tập để uống trà với nhau sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán dài hạn, và họ cũng thực hiện hành động “bắt chân” tương tự như đoạn video kể trên. 

Nhiều nơi bắt đầu hưởng ứng phong trào “bắt chân” của Trung Quốc

Tuy nhiên, không chỉ riêng Trung Quốc. Hiện nay tại Iran đang là quốc gia có số ca tử vong do COVID-19 nhiều thứ hai trên thế giới, cũng bắt đầu học tập lối chào hỏi mới lạ này.

Phong trào này thậm chí còn tạo sức ảnh hưởng đến mức, trên các trang mạng xã hội Twitter, dòng hashtag StopShakingHands (tức “hãy ngừng việc bắt tay lại”) cũng đang trở nên thịnh hành và được người dân nước Anh thực hiện. 

Việc "bắt chân" đang trở nên thịnh hành.
Việc “bắt chân” đang trở nên thịnh hành. (Ảnh: DWS. Bartlick)

Một vị bác sĩ tại Anh khẳng định, cô đã tạm ngưng việc bắt tay với mọi người lại và một người trong số ban giám đốc của Google cũng tiết lộ, ông đã phải dành hàng giờ đồng hồ tránh gặp mặt và chào hỏi mọi người nhằm ngăn chặn sự phát tán của dịch bệnh. 

Hay tại Đức, ngay cả Thủ tướng Angela Merkel cũng bị bộ trưởng nội vụ Horst Seehofer từ chối bắt tay trong một sự kiện vì những lo ngại về dịch bệnh COVID-19. 

Thủ tướng Angela Merkel cũng bị bộ trưởng nội vụ Horst Seehofer từ chối bắt tay trong một sự kiện
Thủ tướng Angela Merkel cũng bị bộ trưởng nội vụ Horst Seehofer từ chối bắt tay trong một sự kiện. (Ảnh: Reuters)

Trong khi đó tại Pháp, chính quyền cũng đã khuyến cáo người dân cần tạm thời ngưng thực hiện nghi thức chào hỏi truyền thống như hôn má nhau để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. 

“Người dân nên giảm thiểu các hành vi giao tiếp xã hội đụng chạm vào người nhau, trong đó có bao gồm cả việc hôn má. Hiện tại chủng virus corona mới đã xuất hiện trên đất nước chúng ta và mọi người cần phải thực hiện các biện pháp giúp giảm thiểu tốc độ lây nhiễm”, ông Olivier Véran, Bộ trưởng Y tế Pháp đã phát biểu trong một cuộc họp báo tại Cung điện Elysee ở Paris cho biết.

Tại Italy, ông Angelo Borrelli, Ủy viên đặc biệt của chính phủ về dịch bệnh COVID-19, cũng cảnh báo mọi người cần ngừng thực hiện các hành vi động chạm trực tiếp vào người khác để ngăn chặn sự lây lan của virus. Quốc gia này hiện đã có hơn 1100 người lây nhiễm COVID-19 và ít nhất 29 người đã tử vong vì căn bệnh.  

Tuy nhiên hiện vẫn chưa có một sắc lệnh chính thức nào nhắc đến hành vi hôn giao tiếp xã hội. 

Theo các nhà xã hội học, hành vi này bắt nguồn từ văn hóa Địa Trung Hải tại Italy, thể hiện một sự gắn kết bền vững trong gia đình và xã hội. 

Chúng ta có một lối sống xã hội rất phong phú và rộng mở. Khi gặp một ai đó, chúng ta thường có nhiều cách để chào hỏi như bắt tay, hôn má nhau hay ôm nhau. Nhưng trong những giai đoạn dịch bệnh như hiện nay, tốt nhất mọi người không nên bắt tay nhau, và hạn chế các hành vi tiếp xúc với mọi người lại, hãy thực hiện phương thức giao tiếp bớt hoa mỹ và khác lạ đối với chúng ta một chút”, ông Borelli cho hay.

Được biết, sau khi những đoạn video trên được phát tán rộng rãi, rất nhiều cư dân mạng xã hội tại Trung Quốc cảm thấy thích thú trước lối chào hỏi mới lạ này. 

“Giờ thì mọi người phải sắm cho mình một đôi giày chất lượng rồi”, một cư dân mạng trên Weibo nói đùa.

Một người khác thì ca ngợi: “Những người này thật sáng tạo!”.

Cũng có người lại tỏ ra băn khoăn: “Vậy kể từ nay mọi người sẽ phải chào hỏi nhau như thế này à?”.

“Thế nhỡ may virus xâm nhập được vào lòng bàn chân và gây bệnh thì sao?”, một người khác lại tỏ ra lo lắng.

Hình ảnh các binh sĩ Hàn Quốc mặc trang phục bảo hộ đang phun thuốc khử trùng nhằm phòng ngừa chống lại sự lây lan của virus gây ra căn bệnh COVID-19  tại nhà ga đường sắt Dongdaegu, thành phố Daegu ngày 29/2.
Hình ảnh các binh sĩ Hàn Quốc mặc trang phục bảo hộ đang phun thuốc khử trùng nhằm phòng ngừa chống lại sự lây lan của virus gây ra căn bệnh COVID-19 tại nhà ga đường sắt Dongdaegu, thành phố Daegu ngày 29/2. (Ảnh: AFP)
Dịch bệnh COVID-19 hiện đã cướp đi mạng sống của ít nhất 3060 người và lây nhiễm cho 89600 người trên toàn cầu.
Dịch bệnh COVID-19 hiện đã cướp đi mạng sống của ít nhất 3060 người và lây nhiễm cho 89600 người trên toàn cầu. (Ảnh qua Daily Mail)
Người dân đeo mặt nạ trước buổi Diễu hành ngày lễ Thánh David tại thủ đô Cardiff, xứ Wales vì lo sợ về dịch bệnh sau khi chủng virus corona mới đã lây lan đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu.
Người dân đeo mặt nạ trước buổi Diễu hành ngày lễ Thánh David tại thủ đô Cardiff, xứ Wales vì lo sợ về dịch bệnh sau khi chủng virus corona mới đã lây lan đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu. (Ảnh qua Daily Mail)

(Chủng virus SARS-CoV-2 gây ra căn bệnh COVID-19 bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc hiện đã lây nhiễm cho hơn 80 nghìn người và cướp đi mạng sống của ít nhất 2912 người trong quốc gia này. Tính trên quy mô toàn cầu, đã có ít nhất 3060 ca tử vong và hơn 89700 ca lây nhiễm).

Thanh Thiên (Theo Daily Mail)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng