Đến Kim Dung cũng không ngờ, Trung Quốc từng có một Đông Phương Bất Bại ngoài đời thực

Trong tiểu thuyết của Kim Dung có một nhân vật được khắc họa với tính cách hiếm có và vô cùng quái lạ, một người vốn là nam nhưng chẳng ra nam, muốn là nữ nhưng không phải nữ. Y ôm tham vọng mạnh mẽ với thủ đoạn tàn độc nham hiểm, nhưng lại sẵn sàng vứt bỏ bá quyền để phục dưới chân một nam tử. Người đó không ai khác chính là Đông Phương Bất Bại.

Đến Kim Dung cũng không ngờ, Trung Quốc từng có một Đông Phương Bất Bại ngoài đời thực.1
Đông Phương Bất Bại là một nhân vật vô cùng quái lạ, vốn là nam nhưng chẳng ra nam, muốn là nữ nhưng không phải nữ. (Ảnh qua sohu.com)

Đông Phương Bất Bại vốn xuất thân là một trang nam tử, võ công cũng thuộc loại tầm thường, nhưng vì luyện Quỳ Hoa Bảo Điển mà trở thành vô địch thiên hạ, nhưng bi kịch của đời ông ta và nhiều nhân vật khác trong Tiếu Ngạo Giang Hồ là vì theo đuổi kiếm thuật mà phải “tự cung”.

Cũng vì điều này mà tính cách và tư tưởng phát sinh biến dị, ông ta trở thành một kẻ ái nam ái nữ. Về sau vì đem lòng yêu Dương Liên Đình, một thanh niên anh tuấn lực lưỡng, nên Đông Phương Bất Bại sẵn sàng làm tất cả chỉ để làm vui lòng nhân tình.

Lòng dạ biến dị, thủ đoạn tàn độc là tính cách của Đông Phương Bất Bại

Dù sớm hay muộn thì ngôi vị giáo chủ Nhật Nguyệt Thần giáo cũng thuộc về mình, nhưng với dã tâm quá lớn, Đông Phương Bất Bại muốn mau chóng chiếm đoạt ngôi vị này đồng thời còn muốn xưng bá võ lâm nên đã dày công tính  kế ám hại Nhậm Ngã Hành, vốn là ân nhân một tay nâng đỡ mình, rồi nhốt ông ta trong hắc lao ở dưới đáy Tây Hồ thành Hàng Châu.

Quả thực Kim Dung đã xây dựng được một nhân vật kỳ dị, khiến cho bất kì ai chạm mặt cũng phải khiếp sợ, không lạnh mà run, còn độc giả xem qua truyện cũng cảm thấy buồn nôn ám ảnh. Hắn ta câu trước còn thao thao bất tuyệt nhắc đi nhắc lại ân nghĩa cứu mạng của Đổng Bách Hùng, câu sau đã ra tay lấy mạng, khiến cho những cao thủ hàng đầu trong võ lâm như Nhậm Ngã Hành, Hướng Vấn Thiên, Lệnh Hồ Xung không khỏi sợ hãi. Nhậm Ngã Hành vốn là tay lão luyện trong giang hồ, nhưng tận mắt chứng kến cảnh này cũng phải mười phần e dè khiếp sợ.

Đông Phương Bất Bại sử dụng binh khí là kim châm, kim châm phóng ra đều là hướng đến các tử huyệt và hai mắt của đối phương, chỉ dùng thân pháp chứ không dùng kình lực, ra đòn nhanh như chớp giật khiến cho đối phương chưa kịp hiểu chuyện đã mất mạng. Trong trận quyết đấu cuối cùng, Đông Phương Bất Bại đấu trên cơ 4 đại cao thủ, ai cũng bị thương mà ngay cả tà áo của ông ta cũng không chạm vào được.

Đông Phương Bất Bại luyện Quỳ Hoa Bảo Điển đến mức thượng thừa như vậy, then chốt là vì nội tâm của ông ta đã đến mức lạnh lùng vô cảm, tâm địa tàn độc có thể hất đổ ân tình nhẹ như thảy một gáo nước. Đây cũng là chi tiết thể hiện bút pháp tài tình đỉnh cao của Kim Dung.

Nói về sự biến thái của Đông Phương Bất Bại, gây ấn tượng sâu sắc nhất chính là lúc Nhậm Ngã Hành cùng 4 người tìm ông ta tính sổ. Ông vẫn thản nhiên trò chuyện, không những thế còn không tiếc lời ngợi khen vẻ đẹp của Nhậm Doanh Doanh: “Nhưng ta vẫn khen ngợi đại tiểu thư tuy là thân gái mà so với hạng trai tầm thường còn hơn gấp trăm lần. Huống chi đại tiểu thư lại sắc nước hương trời, xuân xanh đương độ. Giả sử giữa ta và đại tiểu thư có thể thay đổi địa vị thì đừng nói làm giáo chủ Triều Dương Thần giáo mà làm đến hoàng đế ta cũng không thích..”

Đến Kim Dung cũng không ngờ, Trung Quốc từng có một Đông Phương Bất Bại ngoài đời thực.2
Đông Phương Bất Bại (trái) thèm muốn có được dung nhan kiều diễm của Nhậm Doanh Doanh (phải). (Ảnh: t/h)

Đây thực sự là một tình tiết khiến người xem không khỏi cảm thấy khó hiểu, có vò đầu bứt tai cũng không thể lý giải nổi trạng thái tâm lý của Đông Phương Bất Bại, nhưng đây cũng chính là tình huống thể hiện sâu sắc bi kịch của cuộc đời của ông ta.

Đông Phương Bất Bại vốn dĩ là một trang nam tử luyện võ, vì tham vọng mà đánh đổi bản ngã, tự cung để luyện võ công vô địch thiên hạ, rồi dùng võ công ấy để đoạt lấy chức giáo chủ, trên giang hồ nếu ông ta đứng thứ 2 thì không ai dám ngồi vào vị trí thứ nhất. Tuy nhiên, khi có được ngôi cao trong giới võ lâm thì y lại tự nguyện dâng tất cả cho “sủng nam” Dương Liên Đình, cuối cùng cũng vì vị nam nhân này mà chuốc lấy thất bại.

Đối với nhan sắc như hoa như ngọc của Nhậm Doanh Doanh, ông ta chẳng ngại ngần gì mà bày tỏ sự thèm muốn, nguyện đánh đổi địa vị để có được dung nhan kiều diễm kia. Đây là bi kịch đối với những kẻ tham vọng đến mất cả lý trí, đến khi trèo lên đến đỉnh rồi mới phát hiện tất cả những thứ mình theo đuổi bấy lâu đều không phải là thứ bản thân mong muốn.

Người hâm mộ Kim Dung có lẽ cũng sẽ tự hỏi, vậy liệu có 1 nhân vật như Đông Phương Bất Bại trong đời thực không? Nếu phải trả lời thì có lẽ là có, không những có mà còn là nhân vật cùng thời với Kim Dung.

Đối ứng hoàn hảo của Đông Phương Bất Bại

Để đi tìm đối ứng hoàn hảo của Đông Phương Bất Bại, không thể bỏ qua hình mẫu thực tế của Nhật Nguyệt Thần giáo, đó chính là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trong mắt người dân xã hội tự do, ĐCSTQ từ lúc khai sinh cho đến nay có thể nói là hình mẫu hoàn hảo của Nhật Nguyệt Thần giáo, một hắc bang ma giáo, dùng vũ lực xưng bá thiên hạ, điều duy nhất mong muốn là chiếm thế độc tôn, mưu cầu danh lợi, bỏ mặc mọi lợi ích và ý chí của người dân.

Kim Dung mô tả Nhật Nguyệt Thần giáo là một ma giáo trong giang hồ, dùng thủ đoạn thanh trừ các bang phái chính tông mà đoạt lấy chức vị thống lĩnh quần hùng thiên hạ. ĐCSTQ vì để tạo vị trí độc tôn nên khi lên nắm quyền đã ra tay triệt tiêu các tôn giáo, bắt hòa thượng, ni cô, đạo sỹ phải hoàn tục, cưỡng chế đưa người của Đảng vào kiểm soát tôn giáo, tạo nên lớp vỏ bọc để thuần phục, lừa phỉnh người dân và nhồi nhét tư tưởng của Đảng (hay còn gọi là Văn hóa Đảng).

Nhật Nguyệt Thần giáo bắt thuộc hạ phải tung hô giáo chủ, thần thánh hóa lãnh đạo, họ xưng tụng giáo chủ là “văn thành võ đức, nhân nghĩa anh minh, trung hưng thánh giáo, bái thúc giáo chủ muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ”. ĐCSTQ cũng đã dùng luận điệu tương tự để thần thánh hóa lãnh tụ, khiến người dân Trung Quốc đương thời trong vô tri mà xưng tụng ngợi ca Mao Trạch Đông đến tận mây xanh, gọi ông ta là vầng Thái Dương của Trung Quốc.

Đến Kim Dung cũng không ngờ, Trung Quốc từng có một Đông Phương Bất Bại ngoài đời thực.4
Người Trung Quốc từng tôn sùng Mao đến nỗi Hồng vệ binh đã “ướp xoài’ mà Mao tặng trong lồng kính để tỏ lòng tôn kính. Trong ảnh là lồng kính bảo vệ quả xoài mà Mao yêu thích, trên đó có khắc dòng chữ chúc Chủ tịch Mao ‘vạn thọ vô cương’. (Ảnh: BBC)

>>> Mao Trạch Đông và những trái xoài “thần tượng” tại Trung Quốc

>>> Sống trong chế độ độc tài, người dân dần trở nên mù quáng

Như vậy đối ứng xứng tầm với Đông Phương Bất Bại hẳn phải là “người đứng đầu” của ĐCSTQ, trong đó có tính cách bất chấp thủ đoạn và liên quan đến vấn đề giới tính thì hẳn không thể không nhắc đến Chu Ân Lai. Nếu Đông Phương Bất Bại ban đầu là phó bang chủ, trên vạn người mà chỉ dưới một người là Nhậm Ngã Hành, thì quyền lực của Chu Ân Lai trước sau cũng chỉ dưới quyền Mao Trạch Đông. Đây hẳn là một yếu tố trùng hợp thú vị với tiểu thuyết của Kim Dung.

Theo dữ liệu lịch sử được công khai, Chu Ân Lai về độ nham hiểm độc ác thì không hề thua kém Đông Phương Bất Bại. Trong 10 năm Cách mạng Văn hóa, vì để bành trướng quyền lực, ông ta sẵn sàng bán đứng bất kì “đồng chí” nào. Lưu Thiếu Kỳ, Hạ Long, Bành Đức Hoài, Đào Chú đều bị bức hại đến chết, các vụ án oan của Bành Chân, La Thụy Khanh, Trần Định Nhất, Dương Thượng Côn đều do Chu Ân Lai mà ra.

Đến Kim Dung cũng không ngờ, Trung Quốc từng có một Đông Phương Bất Bại ngoài đời thực.5
Chu Ân Lai là đối ứng hoàn hảo của Đông Phương Bất Bại. (Ảnh: Keystone/Hulton Archive/Getty Images)

>>> Lưu Thiếu Kỳ chết thảm vì chỉ trích Mao Trạch Đông

Nhiều án oan trong Cách mạng Văn hóa đều có chữ ký của Chu Ân Lai, trong đó có cả vụ án của chính người con gái và cháu trai ông ta. Để bảo vệ mình, Chu còn xử lý cả người em ruột Chu Đồng Vũ cùng viên cảnh vệ thân tín đã theo ông ta hơn chục năm liền. Tư liệu lịch sử còn cho thấy ông ta là một người đạo đức giả, tự tư tự lợi và tàn nhẫn. Có thể đưa ra vài ví dụ như sau:

Năm 1931, Chu Ân Lai gây ra vụ huyết án gia đình ông Cố Thuận Chương khi quy ông là “kẻ phản bội”. Cả gia đình ông Cố gồm hơn 30 người, trong đó có vợ, con trai 5 tuổi, cha vợ, em vợ, bảo mẫu, thậm chí cả ân nhân cứu mạng của Chu Ân Lai là Tư Lịch… đều bị giết chết. Cái chết tức tưởi của Tư Lịch liệu có khác gì Đổng Bách Hùng?

Ngày 11/4/1955, sự cố đánh bom máy bay “Kashmir Princess” xảy ra gây chấn động quốc tế. Kỳ thực, Chu Ân Lai đã biết trước hành động mưu sát này nhắm vào mình, nhưng vì bảo vệ bản thân và muốn đối thủ một phen “mừng hụt” nên ông đã thay đổi hành trình, bỏ mặc cho 11 người trên chuyến bay trở thành vật thế mạng.

Chu Ân Lai sinh tại huyện Sơn Dương, tỉnh Giang Tô, một tỉnh nằm ở cực Đông Trung Quốc. Vậy nên 2 câu thơ “Nhật xuất Đông phương, duy ngã bất bại” hẳn dùng để mô tả và làm câu ca ngợi Chu Ân Lai cũng không có gì là không phù hợp.

Trong truyện, Đông Phương Bất Bại bắt những lão đại thần phải uống “Tam thi não thần đan” – vốn là chất kịch độc mà chỉ ông ta mới có thuốc giải, mục đích là khống chế tư tưởng thuộc hạ để bắt họ phải hoàn toàn thuần phục cho đến khi từ giã cõi đời mới mong thoát khỏi số kiếp.

Ngoài đời, Chu Ân Lai cũng dùng đủ thủ đoạn hạ lưu không kém để khống chế tầng lớp tinh anh trong ĐCSTQ, ông ta dựng nên phong trào “Trăm hoa đua nở” để gài bẫy họ nói lên tiếng nói đối lập, rồi sau đó phát động phong trào “Phản hữu” như một chiếc vòng kim cô chụp lên đầu những người này, bắt gọn và tiêu diệt những người có tiếng nói đối lập với Mao Trạch Đông. Kể từ đó, giới tri thức bắt đầu câm lặng, rất ít người còn dám lên tiếng phản đối sự cầm đầu tà ác của ĐCSTQ.

Kết quả hình ảnh cho 國 軍
Hơn 500.000 trí thức đã sập bẫy trong phong trào “Trăm hoa đua nở”. (Ảnh qua Google Plus)

>>> Mao Trạch Đông đã khiến hơn 500.000 trí thức mắc bẫy chết người như thế nào?

Đông Phương Bất Bại vì theo đuổi kiếm thuật mà trở thành một kẻ ái nam ái nữ. Chu Ân Lai cũng là vị lãnh đạo đặc biệt xuất hiện kèm thông tin về đồng tính luyến ái. Vào năm 2007, bài báo “Những bằng chứng về ông Chu Ân Lai là người đồng tính” nhận được nhiều chia sẻ ý kiến đồng tình trên mạng ở Trung Quốc. Bài báo này với nhiều bằng chứng xác thực nói rằng Chu là người đồng tính luyến ái.

Ngày 31/12/2015, cuốn sách “Đời sống tình cảm bí mật của Chu Ân Lai” được phát hành. Tác giả cuốn sách là bà Thái Vinh Mai, một nhà nghiên cứu Hong Kong, người đã dành 3 năm để nghiên cứu cuốn nhật ký của một trong những nhân vật chủ chốt của ĐCSTQ.

Thông tin từ cuốn sách này cho biết, Chu Ân Lai khi còn là một sinh viên 19 tuổi đang học tại Nhật Bản, đã viết trong nhật ký: “Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy xúc động vì từ ‘tình yêu’”. Vài tuần trước đó, Chu Ân Lai đã rời thành phố Thiên Tân. Tại đây, ông sống chung với một nam sinh viên khác mang tên Lý Phó Kinh. Thời gian này, Chu Ân Lai chưa từng quen bạn gái cũng là vợ sau này của ông là Đặng Dĩnh Siêu.

Cuốn sách “Đời sống tình cảm bí mật của Chu Ân Lai” được bày bán tại Hong Kong nhưng bị Trung Quốc kiểm duyệt. (Ảnh qua hongkongfp.com)

Theo suy luận của tác giả cuốn sách, định hướng giới tính của Chu Ân Lai có thể là lời giải thích tại sao ông giữ khoảng cách với người vợ họ Đặng của mình. Năm 1925, gần tròn 5 năm họ không gặp nhau và chưa bao giờ thật sự sống cùng nhau, vì ông gửi thư cầu hôn bà Đặng từ châu Âu, nhưng khi người vợ tương lai tới Quảng Châu gặp Chu Ân Lai, ông chỉ mỉm cười từ xa và tiếp tục cuộc trò chuyện. Báo chí tuyên truyền của ĐCSTQ đã lợi dụng điều này mà xây dựng một tấm gương đạo đức Chu Ân Lai xa lánh vợ con để dành toàn tâm toàn sức vào sự nghiệp cách mạng.

Như vậy, thông qua phân tích thư từ và nhật kí của ông Chu, bà Thái đưa ra phát hiện rằng Chu Ân Lai say mê “tiểu đệ” Lý Phó Kinh, người bạn học kém Chu 2 tuổi. Cùng với việc bộ mặt thật của Chu Ân Lai bị lộ ra, hình tượng đạo đức cuối cùng của ĐCSTQ đã bị sụp đổ.

Giải thích với nhật báo Le Monde, tác giả cuốn sách cho biết: “Tôi không tìm cách hạ thấp những huyền thoại này, nhưng những gì tôi tìm thấy được trong quá trình nghiên cứu đã phá vỡ chúng”.

Theo bà Thái Vinh Mai, định hướng giới tính của Chu Ân Lai có thể là lời giải thích tại sao ông giữ khoảng cách với vợ mình. (Ảnh qua ifuun)

Trong truyện Kim Dung, có một tình tiết nực cười là sau khi Đông Phương Bất Bại bị hạ bệ, thuộc hạ của ông ta đã tranh nhau kể tội, kể ra cả những tội danh phi lý nhất. Ví dụ như nói rằng ông ta hoang dâm vô độ, cưỡng hiếp con gái nhà lành, có người còn nói ông ta là võ công tầm thường, không xứng làm minh chủ của bang giáo.

Nó nực cười bởi những kẻ trước đã bị lừa, về sau vẫn bị lừa dẫu cho ác nhân đã tận mạng. Bởi lẽ đầu óc vốn đã bị đầu độc thì khi chưa được giải độc, họ cũng không thể dùng lý trí để nhận ra căn nguyên gốc rễ của vấn đề, mồm chửi rủa âu cũng là tát nước theo mưa chứ không phải dùng nhân tính chân chính mà phân biệt chính tà. Những người này về sau có thể lại tiếp tục tung hô một “Đông Phương Bất Bại” khác nữa.

Thuộc hạ kể tội Đông Phương Bất Bại giống như một cuộc đấu tố thời hiện đại. (Ảnh: t/h)

Bịa đặt, dựng chuyện, biến không thành có, ép người chết nhận tội đều là việc làm của kẻ có mưu đồ xấu xa nhằm đầu độc con người, khiến họ không còn phân biệt nổi đúng sai. Đó cũng là thực tế bấy giờ tại Trung Quốc, các quan tham nhũng bị hạ bệ, truyền thông chính thống lần lượt vạch tên kể tội của họ, dân chúng ra sức mạt sát.

Tuy nhiên, đằng sau đó lại là những lời tung hô cho chính quyền đang “đả hổ” mà trên thực tế đó lại là cuộc chiến tranh giành quyền lực “một mất một còn”. Đây là đặc sản tiêu biểu trong Cách mạng Văn hóa và những phong trào vĩ mô trong thời trị vì của ĐCSTQ. Tất cả đều là một tấn thảm kịch do chính “Đông Phương Bất Bại” Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông dựng nên.

Tam thi não thần đan

Ngoài môn võ công bất bại là Quỳ Hoa bảo điển ra, Đông Phương Bất Bại còn có 1 thứ yêu thuật rất lợi hại để khống chế giáo đồ, khiến cho bên dưới toàn giáo đều nhất nhất nghe theo lời của y. Đó chính là Tam thi não thần đan. Đây là 1 chất kịch độc được tạo thành từ các loại trùng độc. Một khi thuốc độc phát tác mà không có thuốc giải (trước ngày tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch), trùng độc sẽ chui lên ăn não nạn nhân, khiến cho người ta trở nên điên loạn, sống không bằng chết, trong đau đớn quằn quại mất hết tính người, từ đó cắn xé cả đồng loại xung quanh.

Đồng thời có một sự thật khá rùng rợn về Chu Ân Lai, mà nghe qua thì khá tương đồng . Tờ ‘People’s Daily’ từng đăng bài viết ‘Oan hồn trong canh Chu Công’ của tác giả Trầm Tĩnh. Ngoài ra bài viết ‘Ma vương sát nhân: Beria của Trung Quốc-Chu Ân Lai’ của tác giả có bút danh ‘Thanh niên Bắc Hải’ cũng được lan truyền rộng rãi trên Internet. Cả hai bài báo đều tiết lộ nguồn gốc của việc Chu Ân Lai thích ăn óc người sống, còn dùng óc người báo chế ra món ăn tên là “Canh Ngọc Tiên”

Theo bài báo, Chu tin rằng ăn óc người tươi là một loại thuốc bổ tuyệt vời, đặc biệt là ăn óc tươi của các chàng trai và cô gái trẻ mới là cực phẩm kéo dài tuổi thọ. Bộ não của những người này sau khi được lấy ra sẽ được đem đi chế biến thành món “canh Ngọc Tiên”. Bởi vì người ta đồn rằng “canh Ngọc Tiên” có thể kéo dài tuổi thọ, vậy nên nó rất phổ biến trong giới lãnh đạo ĐCSTQ.

Chu Ân Lai dâng lên cho Mao Trạch Đông dùng món canh này. Kể từ đó “canh Ngọc Tiên” được đổi tên thành “canh Chu Công” để ghi Công Chu Ân Lai mang tặng cho Mao.

Khi Pol Pot từ Campuchia đến Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã dùng món canh này để chiêu đãi ông ta nhiều lần. Trong khu tưởng niệm thảm sát của Khmer Đỏ ở Campuchia, có mô tả ​​một loại hình phạt đặc biệt. Đó là cố định một người ngồi trên ghế, sau đó khoan một lỗ trực tiếp từ phía sau đầu và rút não của người này ra. Đây không phải là hình phạt, mà là moi não của những người còn sống để làm món “canh Ngọc Tiên” cho các lãnh đạo Đảng Cộng sản Khmer ăn.

“Canh Ngọc Tiên” được làm ra rất dã man và tanh mùi máu, nên luôn được DCSTQ cật lực che giấu. Tuy nhiên những hình ảnh về công cụ thu hoạch não sống của Polpot Khmer đỏ thì độc giả có thể kiếm rất nhiều trên internet, điều này cho thấy tính xác thực của nội dung trên.

Vậy nên, không hẹn mà gặp, Kim Dung cũng không thể ngờ được rằng nhân vật tiểu thuyết mà mình dựng nên lại có một bản sao hoàn hảo như vậy ngoài đời thực. Có lẽ đây cũng chính là ý trời.

 

Thiên Bảo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng