Để nói chuyện với con bằng ‘ngôn ngữ tích cực’, cha mẹ cũng cần phải học!

27/02/17, 13:53 Cuộc sống

Càng ngăn cản, ra lệnh… thì trẻ càng không nghe lời. Vậy nên trước hết, các bậc cha mẹ hãy học cách dùng ‘ngôn ngữ tích cực’ để nói chuyện với con.

cute_girl_with_flowers_wreath-t3
Trẻ em dù sao vẫn chỉ là trẻ em, chúng chỉ thích chơi đùa. Vậy nên cha mẹ hãy hướng trẻ đến với những lời nói tích cực. (Ảnh: Internet)

Có lần tôi đi ăn sáng tại một tiệm hàng nhỏ, ngồi đối diện cùng bàn là hai mẹ con. Đứa trẻ là một cậu bé chừng 4 tuổi, đang lứa tuổi đi nhà trẻ. Trong lúc đợi đồ ăn, cậu bé ngồi không yên, cứ chốc chốc lại đá đá góc bàn, lúc thì lấy ghế cưỡi ngựa, miệng còn nói “dừng lại! dừng lại”, lúc thì nghịch ngợm ống đũa và giấy lau trên bàn; chốc chốc lại chạy vòng quanh. Người mẹ nhìn thấy vậy, vẻ mặt khó chịu, chạy đến mắng đứa bé: “Không được lấy ghế làm ầm ĩ, người ta mắng cho! Không được chơi đũa, không nghe thấy sao! Không được chạy lung tung, ngồi yên đi chứ!”.

Trong vài câu ngắn ngủi, tôi đã nghe người mẹ ấy nói đến mấy lần từ “không được”. Tuy nhiên, càng nói như vậy đứa trẻ lại càng không nghe lời. Bạn càng ngăn cấm chúng, chúng lại càng chơi.

Lúc đó, tôi cũng đang đợi đồ ăn, vì thế gọi đứa bé lại nói: “Em bé à, lại đây. Cô muốn nói với con cái này”. Cậu bé chạy tới, hỏi tôi chuyện gì. Tôi lập tức kéo hai tay của cậu bé, mỉm cười nói với nó: “Con thật đáng yêu, còn thông minh nữa”.

Cậu bé nghe xong, thích thú nghe tôi nói tiếp: “Con xem, trong lúc chờ đồ ăn, con không lãng phí thời gian, làm được nhiều việc như vậy. Nào là xếp đũa, dọn ghế, còn chạy nhảy để rèn luyện thân thể. Có phải không?”. Đứa trẻ bán tín bán nghi, trả lời: “Vâng ạ!”.

Lúc này tôi nhìn thấy người mẹ vẻ mặt kinh ngạc, có vẻ không hiểu vì sao tôi lại nói như vậy. Tôi chỉ quan tâm đến đứa trẻ, nói tiếp: “Thật ra thì, việc này có thể làm ở nhà đúng không? Nhưng trong tiệm cơm có nhiều người, những người khác cũng muốn ăn cơm. Nếu việc này làm ở nhà thì cũng không ảnh hưởng đến người khác, con có thể thoải mái chơi có phải không?”. Cậu bé nghe tôi nói xong thì gật đầu lia lịa. Tôi lại khen; “Chà, cô đúng là không nhìn lầm. Con đúng là một cậu bé hiểu chuyện”.

Sau đó, mẹ cậu bé nhìn tôi mỉm cười, bắt đầu trò chuyện với tôi.

Từ sự việc nhỏ trên, chúng ta có thể thấy, đứa trẻ đối với lời mẹ nói thì tựa như không không thấy, vẫn như cũ làm theo ý mình, căn bản là không nghe lời, điều này khiến người mẹ càng thêm tức giận. Nhưng sau khi đứa trẻ được nhẹ nhàng phân tích, thì không còn tiếp tục gây rối như vậy nữa, hơn nữa còn trở nên rất biết điều.

So sánh kết quả trước và sau, sẽ cho chúng ta gợi ý gì về việc giáo dục con trẻ?

Vấn đề ở đây là, cha mẹ và các thầy cô giáo khi nói chuyện với trẻ, thường thích dùng các loại ngôn ngữ tiêu cực. Ví dụ như trường hợp ở trên, người mẹ đặc biệt rất hay dùng từ “không được”.

Những ngôn ngữ tiêu cực này sẽ truyền đến cho trẻ những tin tức gì?

Thứ nhất, nó nói với trẻ: Con không đúng, con sai rồi, con không được như vậy, con không nghe lời,v.v… toàn là những lời phê bình, chỉ trích, ra lệnh. Nếu ở nhà và ở trường càng dùng nhiều những ngôn ngữ tiêu cực như vậy, thì sẽ tạo thành ảnh hưởng tiêu cực khiến đứa trẻ càng không nghe lời.

Thứ hai là ngăn cản hành vi của đứa trẻ, khiến đứa trẻ nhớ kỹ “không được” làm cái gì, mà không tích cực nói cho trẻ biết chúng nên làm cái gì, có thể làm điều gì… Thực tế thì nói cho trẻ biết “con có thể làm cái gì” càng hiệu quả hơn so với “con không thể làm cái gì”.

Trong trường hợp trên, người mẹ càng nói đứa trẻ càng không nghe lời, bởi vì cậu bé không biết vì sao không được làm như vậy, bởi vì dù sao nó cũng là một đứa trẻ, chỉ thích chơi đùa; cậu cũng không biệt được các loại trường hợp, lại càng không biết nơi công cộng cần có những phép tắc gì. Còn người mẹ lại thường xuyên nói lời răn đe cấm đoán, càng khiến đứa trẻ nghe mà không hiểu, và càng nghịch hơn.

Một số cha mẹ có thể nói, nếu người mẹ này nói lý lẽ, đứa trẻ vẫn không chịu nghe thì làm sao? Vậy cũng không sao, chúng ta có thể dùng một số cách nói tích cực, ví dụ như:

1. Chuyển sự chú ý: Ví như hỏi đứa trẻ về một số chuyện ở nhà trẻ, nói một số chuyện vui, hoặc có thể kể cho trẻ những câu chuyện cổ tích…

2. Dùng từ ngữ ngụ ý: Ví như nói: “Mẹ biết con rất ngoan, không lộn xộn như vậy. Con trai biết lễ phép, lịch sử, ở trong tiệm cơm con càng phải ngoan đấy nhé!”.

3. Dẫn dắt trẻ sang vị trí tự hỏi: Ví như nói rằng: “Ở trong tiệm cơm nghịch cái này nghịch cái kia là không tốt, nếu chúng ta mở nhà hàng, con cũng không muốn người ta làm lộn xộn đồ của mình đúng không?”.

4. Biểu đạt mong muốn của bạn: Ví như nói với trẻ: “Nhà hàng là nơi công cộng, một đứa trẻ ngoan sẽ ngồi yên mà không chạy lộn xộn. Nếu con cũng làm được như vậy thì thật tốt quá, mẹ sẽ không phải lo lắng người ta nhắc nhở nữa. Mà người ta sẽ nói: ‘Nhìn xem, đứa bé này còn nhỏ, mà được dạy dỗ tốt'”.

thumbs-up-1024x682
Bạn muốn con trẻ trở nên như thế nào, hãy đem từ đó nói ra. (Ảnh: Internet)

Một loại lời nói có thể có hai loại biểu đạt. Ví như muốn trẻ thích thú làm việc, tốt nhất hãy dùng ngôn ngữ tích cực, mà không nên dùng ngôn ngữ tiêu cực. Bởi vì trẻ con cũng giống như người lớn, không muốn bị trách mắng, bị chỉ trích. Chỉ là trong giáo dục chúng ta thường có lối suy nghĩ theo thói quen, khiến cho dễ dàng buông ra lời nói tiêu cực.

Như vậy, làm thế nào để tránh “họa” từ miệng mà ra đây? Cái này trước hết cha mẹ cũng phải rèn giũa và tập luyện, sau đó trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày hãy thử vận dụng.

Phương pháp này chính là: Bạn muốn con trẻ trở nên như thế nào, hãy đem từ đó nói ra. Cái này gọi là “từ hi vọng”, sẽ tìm ra được từ trái nghĩa với nó, sau đó đem mặt tiêu cực cải biến nói thành mặt tích cực.

Ví dụ 1: T hi vọng: chăm chỉ; từ trái nghĩa: lười biếng.

Cách nói tiêu cực: Không được lười biếng như vậy! Sao lại lười như vậy! Con thật là lười!

Nên nói: Con cần chăm chỉ một chút! Con phải chăm chỉ hơn trước nhé!

Ví dụ 2: Từ hi vọng: nghiêm túc; từ trái nghĩa: cẩu thả.

Cách nói tiêu cực: Con không được cẩu thả như vậy.

Nên nói: Con cần nghiêm túc một chút!

Ví dụ 3: Từ hi vọng: nhanh; từ trái nghĩa: chậm.

Cách nói tiêu cực: Sao con chậm như vậy!

Nên nói: Con nhanh một chút, mẹ tin con có thể mau tiến bộ hơn.

Ví dụ 4: Từ hi vọng: sạch sẽ; từ trái nghĩa: bẩn.

Cách nói tiêu cực: Con thật là bẩn!

Nên nói: Con cần phải sạch sẽ hơn chứ!

Vậy nên, phương pháp là có rất nhiều, chứ không phải chỉ có một phương pháp giáo dục duy nhất là phê bình, ngăn cản, lải nhải, ra lệnh… Là để xem các bậc cha mẹ chúng ta có động não suy nghĩ hay không mà thôi.

Theo kannewyork.com 

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng