ĐCSTQ: Đàn áp tín ngưỡng, tra tấn và lao động cưỡng bức – nỗi đau chưa hồi kết của người dân Trung Quốc

01/02/21, 14:25 Trung Quốc

Ngày 13/1/2021, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ thông báo rằng họ sẽ cấm nhập khẩu bông và cà chua từ Tân Cương, Trung Quốc, cũng như tất cả các sản phẩm liên quan được làm bằng những nguyên liệu thô này, vì tình trạng vi phạm nhân quyền phổ biến và lao động cưỡng bức ở Tân Cương. 

tù nhân lao động
Nữ giám ngục Trung Quốc đang giám sát các tù nhân lao động. (Ảnh qua Pinterest)

Lệnh cấm này sẽ tác động sâu rộng đến các ngành liên quan, bao gồm nhiều thương hiệu may mặc của châu Âu và Mỹ.

Đây là lệnh đình chỉ thứ 43 do Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ ban hành cho đến nay, và nó cũng là lệnh cấm được chính quyền Trump ban hành trong tuần cuối cùng của nhiệm kỳ. 

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (U.S. Customs and Border Protection) tuyên bố rằng: Có nhiều dấu hiệu của lao động cưỡng bức ở Tân Cương, bao gồm các hạn chế về di chuyển, giữ lại tiền lương, điều kiện sống và làm việc bị ngược đãi. Các lệnh đình chỉ trước đây là áp dụng cho các sản phẩm như quần áo, đồ chơi, trà, chế phẩm tóc và nhiều sản phẩm khác.

Tuy nhiên, chuỗi công nghiệp hắc ám của ĐCSTQ không chỉ giới hạn ở những ngành này, và nó không chỉ dừng lại ở Tân Cương. Sau đây là phân tích về chuỗi công nghiệp hắc ám được tạo ra dưới cường quyền thống trị của ĐCSTQ.

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Centers for Strategic and International Studies, CSIS) – một tổ chức tư vấn của Mỹ, đã từng ghi lại trải nghiệm của một cô A (dấu tên) trốn khỏi “trại cải tạo” ở Tân Cương.

Cô A đã bị bắt giam và lao động cưỡng bức ở “trại cải tạo” trong vòng 1 năm 3 tháng. Cô và 18 phụ nữ bị ép nhốt chen chúc trong một căn phòng, có camera ở khắp mọi nơi, kể cả trong phòng tắm. Mỗi ngày đèn sáng thì phải thức dậy, mọi người chỉ được dùng nhà vệ sinh trong 2 phút, nếu như quá thời gian thì sẽ có người dùng gậy gỗ đánh vào đầu. Sau khi ngủ dậy, đầu tiên những người bị giam giữ phải hát, hát bài ca ngợi ĐCSTQ, sau đó là 7 phút ăn sáng, 45 phút học tiếng phổ thông.

Sau khi cô A ra khỏi trại cải tạo, thì bị gọi đến làm việc tại một khu công nghiệp ở huyện Y Ninh, chủ yếu là sản xuất găng tay cho Công ty TNHH Sản phẩm may mặc  Y Lê Trác Vạn. Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tuyên bố rằng: Chính quyền địa phương lấy danh nghĩa “xóa đói giảm nghèo” để buộc những người thiểu số phải làm việc ở đây. 

Cô A được bố trí sống trong “ký túc xá” cách nhà máy 3km, hàng ngày cô ngồi xe để tới lui giữa ký túc xá và nhà máy, nhưng các nhân viên bảo vệ có vũ trang bất cứ lúc nào cũng đi theo. Những nhân viên bảo vệ này thực sự đến từ Quân đội của ĐCSTQ. 

cải tạo lao động
Hình ảnh trong một trại cải tạo lao động Trung Quốc. (Ảnh qua ET)

Mỗi ngày, cô A làm việc từ 8 giờ sáng đến 6 giờ tối, sau khi hoàn thành công việc, cô được yêu cầu nói “Cảm ơn Tập Cận Bình đã cho cô công việc này”. Trên đường trở về ký túc xá, nhân viên bảo vệ có vũ trang sẽ kiểm tra điện thoại di động của cô. Cô A đã làm việc tổng cộng 3 tháng, 1 tháng rưỡi đầu tiên cô nhận được 270 nhân dân tệ tiền thù lao, nhưng sau đó một xu cô cũng không nhận được.

Bi kịch của cô A chỉ là mô hình thu nhỏ của địa phương, ngoài găng tay do cô A làm, một số người còn bị yêu cầu làm quần áo hoặc sản phẩm tóc, một số buộc phải hái bông bằng tay.

Cứ 5 sản phẩm quần áo cotton thì có một chiếc là sản xuất từ bông vải ở Tân Cương

Tháng 1/2021, tổ chức tư vấn “Trung tâm Chính sách Toàn cầu” của Mỹ tiết lộ rằng: người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương và các dân tộc thiểu số khác bị buộc phải hái bông bằng tay. Riêng năm 2018, số người bị ép phải hái bông đã lên tới 570.000 người.

Để đối phó với tình trạng cưỡng bức lao động ở Tân Cương, Hoa Kỳ đã liên tiếp ban hành nhiều lệnh tạm giữ trong những năm gần đây, để xử phạt các công ty và tổ chức khác nhau, ví như công ty trách nhiệm hữu hạn phục sức Hòa Điền Thái Đạt (Hetian Taida Apparel Co. , Ltd; Yili Zhuowan Garment Manufacturing Co); công ty trách nhiệm hữu hạn chế phẩm phục sức Y Lê Trác Vạn (Yili Zhuowan Garment Manufacturing Co); công ty trách nhiệm hữu hạn bông vải sợi đay Junggar Tân Cương (Xinjiang Junggar Cotton and Linen Co. , Ltd); Quân đoàn Xây dựng và Sản xuất Tân Cương, v.v.

Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt đối với các công ty và tổ chức cá nhân không thể ngăn dòng bông Tân Cương đổ sang Hoa Kỳ. Mặc dù Hoa Kỳ đã cấm tất cả các loại sợi thô, quần áo và hàng dệt làm từ bông được sản xuất ở Tân Cương trong lệnh cấm bông vào ngày 13/1. Tuy nhiên, đối với các thương hiệu quần áo quốc tế, thì rất khó loại bỏ hoàn toàn bông Tân Cương khỏi chuỗi cung ứng, bông Tân Cương đã bám rễ vào chuỗi cung ứng của nhiều thương hiệu. 

Hơn nữa Trung Quốc là nhà sản xuất bông lớn nhất thế giới, hơn 80% bông của Trung Quốc đến từ Tân Cương, và Trung Quốc cũng là nhà cung cấp bông lớn nhất, cung cấp 1/5 lượng bông trên thế giới. Điều này cũng khiến nhiều sản phẩm của châu Âu và Mỹ phụ thuộc vào bông Trung Quốc, trong đó có nhiều nhãn hiệu quần áo Âu Mỹ.

Tháng 7/2020, “Liên minh chấm dứt lao động cưỡng bức ở vùng Duy Ngô Nhĩ” được thành lập. Liên minh này kêu gọi tất cả các thương hiệu may mặc, nhà bán lẻ ngừng sử dụng nguyên liệu thô và các sản phẩm liên quan đến lao động cưỡng bức ở Tân Cương, đồng thời ngừng trở thành “đồng phạm” trong cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của ĐCSTQ. Liên minh cho biết, bông Tân Cương được sử dụng trong 1/5 quần áo cotton trên thế giới.

Vào tháng 11/2019, BBC cho biết trong một báo cáo rằng, Muji và Uniqlo đã từng bán bông Tân Cương, loại bông được biết đến với “chất lượng nổi tiếng” và trong chuỗi cung ứng của các thương hiệu quần áo quốc tế như H&M, Esprit,… và Adidas cũng có dính líu đến bông Tân Cương.

cưỡng bức lao động ở Tân Cương
Phía sau những chiếc quần áo hàng hiệu bằng bông, rất có thể là mồ hôi và máu của những người bị cưỡng bức lao động ở Tân Cương. (Ảnh qua SC)

Tuy nhiên, đằng sau bông vải ở Tân Cương chỉ là phần nổi chuỗi công nghiệp “hắc ám” của ĐCSTQ. Ở Trung Quốc Đại lục, hầu như khắp nơi đều tràn ngập chuỗi công nghiệp “hắc ám” của ĐCSTQ. Ngoài ra còn dính líu đến nhiều sản phẩm khác như tỏi bóc vỏ, đồ chơi Halloween, ví tiền, hộp bánh, v.v. Và đằng sau mỗi sản phẩm là một mạng lưới lao động nô lệ, lợi nhuận khổng lồ và những gian khổ ít người biết đến của lao động nô lệ.

Nhà tù – nguồn quan trọng cung cấp sản phẩm lao động nô lệ 

Ở đây, chúng tôi cũng sẽ đề cập đến một nguồn cung cấp sản phẩm lao động nô lệ quan trọng khác là các nhà tù trên khắp Trung Quốc.

Cô Lý Điện Cầm – một học viên Pháp Luân Công hiện đang sống ở New York, đã bị ĐCSTQ kết án 3 năm tù, và bị giam tại nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh. Trong 3 năm đó, Lý Điện Cầm buộc phải làm việc khoảng 17 giờ mỗi ngày, công việc lao động của cô là may quần áo rẻ tiền, ví như nội y. 

Lý Điện Cầm không có lương, nhưng mỗi ngày đều có nhiệm vụ là sản xuất một số lượng nhất định, nếu không thể hoàn thành, thì cô ấy sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt của quản ngục. Cô nói rằng những người trong nhà tù không ăn nhiều như lợn, nhưng họ phải làm việc như súc vật.

Loại hình cưỡng bức làm việc quá sức trong nhà tù là phổ biến ở các nhà tù Đại lục. Theo một báo cáo trên trang Minh Huệ, Trung tâm giam giữ Bảo Sơn Thượng Hải, được gọi là Trung tâm giam giữ số 1 ở Viễn Đông, sản xuất các sản phẩm lao động nô lệ bao gồm kính áp tròng, hộp bánh trung thu có thương hiệu và sổ tay giới thiệu công viên giải trí được xuất khẩu sang Nhật Bản.

Những sản phẩm này được sản xuất trong một gian phòng kín và nhỏ hẹp, các sản phẩm thùng carton này được dán bằng loại keo độc hại, phát ra mùi đặc biệt nồng nặc, làm việc liên tục hơn mười tiếng một ngày, ăn uống, nhà vệ sinh đều nằm trong đống sản phẩm lao động nô lệ, khí độc và bụi có ở khắp mọi nơi.

Vào tháng 10/2012, một cư dân của Oregon, Hoa Kỳ, đã tìm thấy một bức thư viết tay bằng tiếng Anh cầu cứu trong món đồ trang trí Halloween, có nội dung: “Nếu bạn tình cờ mua được sản phẩm này, vui lòng giúp chuyển bức thư này đến tổ chức nhân quyền thế giới. Hàng ngàn người dân ở đây, những người đang chịu sự đàn áp của ĐCSTQ sẽ mãi mãi cảm ơn và tưởng nhớ đến bạn …”.

Chính Tôn Nghị – một kỹ sư của một công ty ở Bắc Kinh đã viết lá thư kêu cứu này. Chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công (một môn tu luyện của Phật gia, giúp đề cao đạo đức và cải thiện sức khỏe), mà Tôn Nghị đã bị giam giữ bất hợp pháp trong trại tẩy não, trại giam và trại lao động của ĐCSTQ tám lần. 

Khi bị giam trong trại lao động khét tiếng “Mã Tam Gia” ở Liêu Ninh, Tôn Nghị bị buộc làm việc 15 tiếng mỗi ngày để liên tục làm các sản phẩm Halloween xuất khẩu, Tôn Nghị miêu tả, có phạm nhân thậm chí trong khi ngủ thì tay đều sẽ vô ý thức tái diễn các động tác giống nhau.

Trại lao động “Mã Tam Gia” được thành lập bởi ĐCSTQ theo mô hình các trại lao động của Liên Xô cũ, từng giam giữ các “phần tử phạm tội”, “phản cách mạng”, “phần tử bạo loạn ngày 4/6” và những người cần “Nghiêm trị”. Kể từ năm 1999, “Mã Tam Gia” đã giam giữ một lượng lớn học viên Pháp Luân Công, lý do nơi đây nổi tiếng không chỉ vì Mã Tam Gia giam giữ nhiều người có đức tin, mà còn sử dụng các thủ đoạn tra tấn cực kỳ tàn bạo và điên cuồng. 

Điều đáng ngạc nhiên là cảnh sát ở Mã Tam Gia tự gọi mình là “tiểu quỷ trong địa ngục”, vì địa điểm cũ của Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia là những ngôi mộ hoang và nghĩa trang.

Chính tại địa ngục nhân gian này, trong thời gian Tôn Nghị bị giam cầm đã gửi hơn 20 bức “Thư cầu cứu”. Trải nghiệm này của Tôn Nghị cũng đã được đạo diễn người Canada dựng thành phim tài liệu với tựa đề là “Thư từ Mã Tam Gia”. Bộ phim này đã lọt vào danh sách đề cử giải Oscar cho Phim tài liệu hay nhất lần thứ 91.

Trong những năm gần đây, người phương Tây liên tiếp tìm thấy những bức “thư cầu cứu” từ những người lao động nô lệ, trong số các sản phẩm “Made in China” được mua.

Đầu năm 2017, một cô gái sống ở bang New York đã nhìn thấy vài dòng chữ trên mặt sau giấy gói của hộp bánh mà cô mua: “Sản xuất tại một nhà tù Trung Quốc. Tôi muốn tự do”.

Tháng 3/2017, một phụ nữ ở Arizona tìm thấy một tờ giấy trong ví mua từ Walmart, có nội dung bằng tiếng Trung Quốc: “Các tù nhân ở nhà tù Anh Sơn, Quảng Tây, Trung Quốc làm việc 14 giờ một ngày, giữa trưa không được nghỉ ngơi, ban đêm tăng ca đến 12 giờ, ai làm không hết liền bị đánh. . . . . . Đồ ăn không có dầu muối. . . . . Ông chủ cho tù nhân mỗi tháng 2.000 tệ và đồ ăn nhưng đều bị cảnh sát ăn hết, phạm nhân có bệnh uống thuốc thì liền trừ tiền, các nhà tù ở Trung Quốc còn không bằng trại gia súc ở Mỹ”.

Giáng sinh năm 2019 tại London, Anh, một bé gái 6 tuổi đã tìm thấy thông điệp đau buồn từ nhà tù Thượng Hải trên tấm thiệp Giáng sinh của mình: “Chúng tôi là những tù nhân nước ngoài ở nhà tù Thanh Phổ, Thượng Hải, Trung Quốc. Chúng tôi bị cưỡng chế lao động. Xin hãy giúp chúng tôi và thông báo cho các tổ chức nhân quyền”.

“Made in China” là nhãn cảnh báo

Hàng hóa rẻ tiền được sản xuất từ ​​dây chuyền công nghiệp “hắc ám” của ĐCSTQ, được xuất khẩu ra nước ngoài, một mặt đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho ĐCSTQ, mặt khác lại bóp chết thị trường của các công ty nước ngoài tôn trọng nhân quyền, và họ cũng đã làm cho người tiêu dùng nước ngoài vô tình sản sinh ra hành vi mua hàng phi đạo đức.

Đối với người tiêu dùng toàn cầu, “Made in China” không chỉ là nhãn hiệu của quốc gia xuất xứ mà còn là nhãn cảnh báo. Vào đầu năm 2020, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa – Tom Cotton của Quốc hội Bang Arkansas, Hoa Kỳ từng nói trong một dòng Tweet: “Nếu sản phẩm ghi là ‘Made in China’, thì nó có thể được làm bởi các tù nhân chính trị (Trung Quốc) trước mũi súng.”

Năm 2019, “Tổ chức Quốc tế về Truy tìm Bức hại Pháp Luân Công”, đã công bố một báo cáo tiết lộ rằng 681 công ty ở 30 tỉnh và khu vực ở Trung Quốc đã sử dụng lao động nô lệ trong tù. Họ sản xuất nhiều loại sản phẩm và bán ra nước ngoài. Nhiều công ty trong số này là doanh nghiệp nhà nước, và một số do quân đội Trung Quốc kiểm soát. Cuộc điều tra cũng cho thấy trong số 432 doanh nghiệp nhà tù, thì khoảng 2/3 đại diện của các công ty là người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà tù cấp tỉnh địa phương. 

Ngay khi chúng tôi chuẩn bị ghi lại tập phim này, thì tin tức lan truyền rằng Đỗ Bân, một cựu nhiếp ảnh gia kiêm phóng viên nhà văn độc lập của The New York Times, đã được thả. Đỗ Bân đã bị cảnh sát Bắc Kinh bắt vào ngày 16/12 năm ngoái vì sản xuất bộ phim tài liệu ‘người phụ nữ trên đầu tiểu quỷ’ (Above at The Ghosts ‘Heads: at The Women of Masanjia Labour Camp).

Vào tháng 4/2013, Đỗ Bân – một cựu nhiếp ảnh gia kiêm phóng viên nhà văn độc lập của New York Times đã phát hành bộ phim tài liệu, trong đó tiết lộ việc tra tấn và bức hại các học viên Pháp Luân Công và những người thỉnh nguyện trong Trại lao động Mã Tam Gia. Vào thời điểm đó, bộ phim đã gây ra tiếng vang rộng rãi ngoài xã hội, và điều này đã khiến ĐCSTQ run sợ. Vì vậy Đỗ Bân, và những chiến binh vạch trần sự thật bóng tối này đều trở thành mục tiêu bức hại của ĐCSTQ.

Tử Vi

Theo epochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng