Trung Quốc: Giáo sư bị tống ra đường, không có chỗ ở vì “dám” viết hồi ký kể tội ĐCSTQ

29/01/21, 16:04 Trung Quốc

Ngày 10/8/2019, Giáo sư Vu Ninh Khôn – một dịch giả nổi tiếng của Trung Quốc đã qua đời tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 99 tuổi. Ông được biết đến là cái gai trong mắt của ĐCSTQ.

Đấu tố
GS Vu Ninh Khôn đã lâm vào cảnh không nơi nương tựa vì dám viết nhật ký nói về sự thật xảy ra tại Trung Quốc. (Ảnh qua ET)

Năm 1993, giáo sư Vu Ninh Khôn khiến một số lãnh đạo của đơn vị tức giận vì đã xuất bản cuốn hồi ký “Giọt nước mắt”, cũng vì thế mà ông và vợ là Lý Di Khai đã bị ngừng trả lương hưu và thu hồi nhà ở. Không những vậy, lãnh đạo học viện còn cho người đến phá cửa nhà của ông, đem toàn bộ tài vật trong nhà đi và đuổi hai vợ chồng ra khỏi nhà, một lần nữa ông trở thành người vô gia cư.

Trong cơn tuyệt vọng, ông đành phải ở nhờ nhà của các con ở Mỹ, và trải qua phần đời còn lại của mình tại đây.

Vô gia cư chỉ vì dám viết hồi ký “Giọt nước mắt”

Rốt cuộc thì cuốn hồi ký “Giọt nước mắt” của ông Vu nói lên điều gì mà lại dẫn đến hậu quả như vậy?

“Giọt nước mắt” này ghi lại những sự việc tàn khốc và gian nan mà bản thân ông đã trải qua, đó là tình cảnh mà một số người cho đến nay vẫn không muốn thừa nhận và sợ hãi đối mặt, không lâu sau lại trở thành “giọt nước mắt” của ông và của cả dân tộc.

Có một điều mà không ai có thể phủ nhận, đó chính là Vu Ninh Khôn là một người yêu nước.

Tháng 10/1943, ông Vu tình nguyện làm phiên dịch cho nhóm phi công đầu tiên của Trung Quốc sang Hoa Kỳ huấn luyện, ông ngồi trên một chiếc tàu chuyên chở quân binh không có vũ khí và không có tàu chiến hộ tống, đồng thời có nguy cơ bị tàu ngầm Đức bắn chìm. Sau 42 ngày vượt biển, cuối cùng nhóm của ông cũng đến được Hoa Kỳ. Trước đó, ông từng đảm nhận làm thông dịch viên cho quân đội Mỹ và góp phần vào chiến thắng của Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Nhật Bản.

giáo sư Vu
Giáo sư Vu Ninh Khôn và vợ là Lý Di Khai thời trẻ. (Ảnh qua soundofhope)

Năm 1951, khi cành ô liu (biểu tượng của hoà bình) của Tân Trung Hoa được trao cho ông, lẽ ra ông có thể ở lại Hoa Kỳ như người bạn cùng phòng Lý Chính Đạo để tiếp tục việc học, nhưng vì tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước nên ông đã chọn trở về Trung Quốc.

Lý Chính Đạo giúp ông thu dọn hành lý và tiễn ông lên đường, trước khi đi ông Vu còn hỏi Lý Chính Đạo: “Tại sao anh không cùng tôi trở về?”

Nhiều năm sau, khi Lý Chính Đạo trở về Trung Quốc với tư cách là người đoạt giải Nobel, Vu Ninh Khôn gặp lại người bạn cùng phòng xa cách đã lâu, nhưng lúc này ông nhận thấy rằng đối phương đã trở thành một học giả quốc tế hàng đầu, giữa hai người có một khoảng cách rất lớn, cơ bản chính là như sống trong hai thế giới khác nhau vậy.

Hồi tưởng lại quá khứ, ông Vu rơi “một giọt nước mắt”, giọt nước mắt này, tóm gọn trong ba ý, chính là “Tôi trở về, tôi gánh chịu đau khổ, và tôi may mắn sống sót”.

Trở về, gánh chịu đau khổ và may mắn sống sót là ý gì?

Đầu năm 1951, Vu Ninh Khôn, khi ấy đang học chuyên sâu tại Hoa Kỳ, thì nhận được thư mời từ Lục Chí Vi – hiệu trưởng trường Đại học Yến Kinh, muốn ông đảm nhận vai trò là Giáo sư tiếng Anh đầu tiên của Trung Quốc.

Sau khi nhận được thư mời, ông đã trăn trở mất mấy ngày, rồi tham khảo ý kiến ​​của bạn bè từ mọi lĩnh vực, và cuối cùng quyết định nhận lời trở về Trung Quốc dạy học.

Lúc đó ông nghĩ: “Từ bỏ sự nghiệp ở đất nước tư bản giàu có nhất thế giới, để quay về phục vụ nước Trung Quốc mới xã hội chủ nghĩa, chắc chắn tôi sẽ nhận được sự chào đón nồng nhiệt như đối với một trí thức yêu nước”.

Nghe tin này, em gái ông ở Thượng Hải rất vui, cuối cùng thì anh trai cũng được trở về đoàn tụ, còn các anh chị của ông ở Đài Loan thì tỏ ra lo lắng, nhưng những lời cảnh báo khẩn thiết của họ không ngăn được lòng hăng hái phục vụ đất nước của Vu Ninh Khôn.

Sau khi trở về nước không lâu, Vu Ninh Khôn cảm thấy bầu không khí có gì đó không ổn.

Một ngày nọ, khi ông đang trò chuyện tại nhà của Giáo sư Trần Mộng Gia – một đồng nghiệp của trường Đại học Yến Kinh, thì nghe thấy tiếng loa vang lên, hóa ra là thông báo tất cả giáo viên và học sinh ra sân tập thể dục giữa giờ. Trần Mộng Gia tức giận nói: “‘Một chín tám tư’ đến rồi, sao nhanh vậy?”

Ghi chú: “Một chín tám tư” là một tiểu thuyết Dystopia (phản địa đàng) phát hành năm 1949 của nhà văn người Anh George Orwell. Bối cảnh trong tiểu thuyết được đặt ở miền đất Airstrip One (trước đây là Great Britain), một tỉnh thành của siêu nhà nước Oceania ở một thế giới hư cấu. Trong thế giới này, chiến tranh xảy ra liên miên, chính phủ theo dõi và dò xét sát sao, việc tẩy não người dân diễn ra công khai.

Vu Ninh Khôn cũng đã từng đọc cuốn “Một chín tám tư” của George Orwell khi ông ở Hoa Kỳ, nhưng ông vẫn không tin rằng, có một ngày “Một chín tám tư” sẽ trở thành hiện thực ở Trung Quốc.

Sau đó hàng loạt tai họa ập đến như dòng nước lũ, và cuối cùng đã đập tan lâu đài với những hy vọng tốt đẹp trong trái tim ông. Mọi thứ còn trở nên tồi tệ hơn cả “Một chín tám tư”.

Bắc Đại Hoang là một vùng đất hoang ở cực Bắc Trung Quốc, từ xa xưa không có người khai khẩn. Vì “đấu với đất, cần lương thực đất hoang” nên ĐCSTQ đã tổ chức binh lính và thanh niên trí thức tiến hành khai khẩn vùng đất này, đồng thời chuyển một số tù nhân từ trại cải tạo lao động đến làm việc trong các nông trường nơi đây.

Năm 1958, Vu Ninh Khôn từ một Giáo sư đại học trở thành một tù nhân cải tạo lao động, bị chất lên một chiếc xe tải và đưa đến trang trại của vùng hoang dã phương Bắc để “cải tạo”.

đại nhảy vọt
Trong chiến dịch Đại nhảy vọt, nông dân Trung Quốc bị buộc phải bỏ lại ruộng vườn để tham gia sản xuất gan thép, hậu quả là xuất hiện nạn đói làm hàng chục triệu người chết. (Ảnh qua tinhhoa)

Ngay khi họ đến nơi, trưởng nông trường đã cảnh báo các tù nhân không được có ý định chạy trốn. Bao quanh nông trường đều là đầm lầy, “Đây được gọi là một tấm thảm rơm, nhìn thì rất bằng phẳng nhưng nếu dẫm lên nó, sẽ lập tức sụp xuống và chết chìm trong đầm lầy”.

Vu Ninh Khôn ngẩng đầu nhìn lên bầu trời, rồi lại nhìn xung quanh, Bắc Đại Hoang hoang vu lạnh lẽo, khiến người ta cảm thấy nhỏ bé và tuyệt vọng. Ông nghĩ rằng, không ai có thể trốn thoát khỏi đây.

Khi đó, Trung Quốc đang trong thời kỳ “Đại nhảy vọt”, kế hoạch muốn “đuổi kịp Mỹ, vượt qua Anh” trong vòng 15 năm. Nhân viên tuyên truyền của nông trường nói: “Đồng bào cả nước bên ngoài đều nhiệt tình, hăng hái, những người có tội các ngươi cũng cần phải như vậy, mới có thể lấy công chuộc tội”.

Trước đây, bất kể ai đứng ra buộc tội, Vu Ninh Khôn đều cho rằng mình không có tội và không cần làm theo lời nhân viên tuyên truyền, nhưng qua một thời gian dài cải tạo trong tù thì ông cảm thấy những lời họ nói cũng đúng.

Vì để “lấy công chuộc tội”, một Giáo sư chưa bao giờ làm việc nặng nhọc như ông đã liều mạng, gánh nhiều đất hơn người khác và chạy cũng nhanh hơn người khác. Đến mức được ca ngợi và coi như một tấm gương điển hình để tuyên truyền.

Nhưng chỉ có Vu Ninh Khôn biết rằng, mỗi ngày mình đều đang trên bờ vực suy sụp. Ngoài sự hành hạ của những công việc lao động nặng nhọc ra, điều khiến ông khó chịu đựng nhất là cái đói.

Sau khi được chuyển đến một nông trại khác, thức ăn thậm chí còn thiếu thốn hơn, các tù nhân đói đến nỗi người sưng phù cả lên. Hy vọng duy nhất để không bị chết đói đó là người nhà có thể mang một ít thức ăn đến. 

Một lần, Vu Ninh Khôn nhận được một ít bánh kếp từ vợ, sau đó một người bạn cùng nhà giam trước đây từng học trong ngành văn học cổ điển Trung Quốc đưa cho ông một tờ giấy bên trong được viết theo thể chữ liễu rất đẹp: “Thưa giáo sư, tôi thỉnh cầu ông cho tôi mượn một chiếc bánh kếp, đợi khi vợ tôi từ Hồ Nam mang đồ ăn đến, tôi nhất định sẽ trả lại gấp đôi, cứu một mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp”.

Nhìn những nét chữ viết bằng thể chữ liễu rất đẹp, Vu Ninh Khôn cảm thấy mềm lòng và cho bạn mượn một miếng bánh, nhưng không bao lâu, người bạn cùng phòng này vẫn chết đói, người vợ ở Hồ Nam xa xôi đã không đến đưa thức ăn cho anh.

Chỉ khi tự mình trải qua những năm tháng gian khổ, mới thấy sinh mệnh đáng quý như thế nào, và cũng chỉ khi tự mình trải qua những đau khổ, mới hiểu được việc không để cho đau khổ lặp lại trọng yếu đến đâu.

Năm 1979, Vu Ninh Khôn được sửa lại án xử sai, và cuối cùng chiếc mũ “cánh hữu” 30 năm qua cũng được gỡ bỏ xuống, ông cảm thấy mình có trách nhiệm và nghĩa vụ phải ghi lại những trải nghiệm trong 30 năm của mình.

“Lương tâm của Trung Quốc” phải trải qua phần đời còn lại ở Hoa Kỳ

Trong cuốn hồi ký “Giọt nước mắt” của Vu Ninh Khôn, chúng ta thấy có thể thấy rất nhiều nghịch cảnh đổi trắng thay đen, và sự thoái hóa nhân tính trong xã hội dưới sự cai trị của ĐCSTQ.

Một Giáo sư từng bị gán cho là “cánh hữu” đã được điều chuyển về địa phương vì có “biểu hiện tốt”. Kết quả là khi trở về, ông đã trở thành người tích cực lên án những điều bất công nhất.

Các bậc tiền bối từng ăn nói nhã nhặn, “phong độ trưởng giả” trong một đêm đã thay đổi diện mạo, vừa đứng ra liền hô to quát lớn vạch mặt kẻ khác, chẳng khác nào những người đàn bà chanh chua.

Những học trò một thời sùng bái kiến ​​thức, nay biến thành một lời không hợp liền bắt thầy giáo phải quỳ gối, coi vô tri thành lý tưởng.

Không biết có bao nhiêu người chỉ vì một câu nói sai, hoặc bị người khác cố ý xuyên tạc câu nói của mình mà bị “chỉnh đốn” đến nỗi chết đi sống lại.

Hồng vệ binh, đấu tố
Hồng vệ binh ra sức đấu tố, mù quáng trợ giúp ĐCSTQ tiêu diệt những tinh anh của Trung Quốc. (Ảnh tổng hợp)

Trong thời kỳ “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” đó, Vu Ninh Khôn đã từng “ngây thơ” nói rằng: “Phòng nước sông còn hơn phòng miệng người dân, phòng lũ lụt còn hơn phòng miệng trí thức. Trong mấy trăm triệu người chúng ta, phần tử trí thức rất ít ỏi nên được khuyến khích coi là lương tâm của dân tộc, thay vì tiếp tục làm những học giả khom lưng khụy gối như quan lại dưới triều đại phong kiến. Dành cho trí thức được tự do ngôn luận sẽ không mất đi bất kể thứ gì, mà từ vô số tư duy cởi mở, lại có thể có được bảo vật vô giá của trí tuệ tập thể”.

Sau khi nói những lời này, Vu Ninh Khôn đã không có được “tự do” như mong muốn, mà ngược lại, ông đã bị đấu tố trở thành người có tội và bị bắt.

Nhưng ông không hối hận vì đã nói những điều như vậy. Năm 1993, ông xuất bản cuốn sách “Giọt nước mắt”, ghi lại lịch sử đã khắc sâu trong trí nhớ của mình và nói những điều mình muốn nói, do đó mà ông bị đình chỉ lương hưu và thu hồi nhà ở.

Lúc đó, vợ chồng ông đang ở nhà của con gái tại Mỹ, vì cuốn hồi ký này mà lãnh đạo nhà trường đã “làm thương tổn tình cảm của một số đồng đội cũ”, ông ta kêu người đến đập cửa nhà ông Vu tại Trung Quốc giữa thanh thiên bạch nhật, và lấy đi toàn bộ tài vật bên trong.

Vu Ninh Khôn từ năm này qua năm khác liên tục khiếu nại chỉ vì muốn đòi lại công lý cho mình nhưng không một ai giải quyết. Cho đến năm 1999, khi Thủ tướng Chu Dung Cơ đến thăm Hoa Kỳ và nhận được lá thư khiếu nại của ông. Từ đó ông mới được khôi phục lại danh dự.

Vu Ninh Khôn biết rằng, khó khăn này so với những người không được may mắn sống sót thì chẳng đáng bao nhiêu.

“Giọt nước mắt” của Vu Ninh Khôn đã thức tỉnh rất nhiều người dân Trung Quốc. Dù giọt nước mắt này còn ít ỏi, yếu ớt, nhưng một ngày nào đó nó có thể cảm động nhiều người Trung Quốc hơn nữa, rồi hòa vào đại dương và cảnh tỉnh chúng ta đừng phạm phải những sai lầm của quá khứ.

Thế Di

Theo secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!