Trung Quốc: Bài học lịch sử từ đại dịch hạch ở vùng Đông Bắc 100 năm trước

28/01/21, 10:15 Trung Quốc

Nhìn lại lịch sử một thế kỷ trước, Trung Quốc Đại lục đã từng xảy ra một trận đại dịch khiến hàng chục nghìn người phải chết thảm. Nhưng thảm họa đó đã được xử lý công khai, người dân nhanh chóng thoát khỏi đại nạn. Hôm nay, đúng vào 100 năm sau Trung Quốc lại bị bùng phát dịch tại Vũ Hán, bài học lịch sử này có để lại cho chính quyền Trung Quốc bài học chăng?

Một trăm năm trước chính là năm cuối cùng của triều đại nhà Thanh. Khi đó nhiều quốc gia trên thế giới đều mong muốn được giao lưu với quốc gia với dân số khoảng 300 triệu người này. Nhưng ngược lại, nhà Thanh cảm thấy không muốn kết giao với những dân tộc không hiểu nghi thức quỳ gối.

Đến khi liên quân tám nước tiến vào Bắc Kinh vào năm 1900, mọi người mới biết rằng có ít nhất 8 quốc gia lớn qua lại với nhà Thanh. “Người chết vì tiền, chim chết vì thức ăn”, mọi ngóc ngách trên thế giới, chỉ cần có tàu có thể đến được Trung Quốc thì người ta sẽ đến. Người đi kẻ lại, vì để giải quyết công việc hoặc bàn chuyện riêng tư.

Bối cảnh trước khi đại dịch hoành hành

Đông Bắc là quê hương của người Mãn Châu, sau khi nhà Thanh lên nắm quyền, Hoàng đế Thuận Trị lệnh cho người Mãn Châu phải tuân thủ việc cư trú. Xét cho cùng, người Mãn Châu là người ngoại tộc thống trị Hán tộc, muốn lưu lại cho con cháu đời sau một con đường, phòng khi có chuyện bất trắc xảy ra, thì có thể lui về phía Đông Bắc phòng thủ.

Vì vậy, vào thời nhà Thanh, vùng Đông Bắc được coi là vùng đất “Long hưng chi địa”, bắt đầu từ thời vua Thuận Trị, Vạn Lý Trường Thành ở phía Đông Bắc, là bức tường rào bằng liễu gai, được xây dựng dài hơn 1000 km. Từ Sơn Hải Quan (quận thuộc địa cấp thị Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc), đến Khai Nguyên (một thành phố cấp huyện trực thuộc địa cấp thị Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh) gọi là “Lão biên”, còn từ phía Đông Bắc của Khải Nguyên đến phía Bắc của thành phố Cát Lâm thì được gọi là “Tân biên”. Khu vực phía Đông Bắc được bao bọc bởi hàng rào đan bằng liễu gai.

Thời vua Khang Hy và Càn Long, thiên hạ thái bình thịnh vượng, dân số tăng nhanh đến khoảng 300 triệu người. Mà vào những năm cuối của triều đại, chiến tranh, nạn đói và thiên tai xảy ra liên miên, “Long hưng chi địa” ở Đông Bắc dân cư thưa thớt, lúc này lại được nhiều người để ý tới và di cư đến đây. 

Một lượng lớn người dân đói ở các tỉnh Sơn Tây, Sơn Đông, Giang Tô, Hà Bắc, Hà Nam đã chạy nạn sang vùng đất màu mỡ phía Đông Bắc này. Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn, những người nhập cư từ nhiều tỉnh đã tập trung về đây.

Lúc này Nhật – Nga đang xảy ra chiến tranh, cả hai đều lạc quan về cùng đất béo bở ở vùng Đông Bắc, do đó Nhật và Nga đã ép chính quyền nhà Thanh ký hiệp ước bất bình đẳng và xây dựng tuyến đường sắt Trung Đông ở Đông Bắc, và trung tâm của tuyến đường sắt này là Cáp Nhĩ Tân.

Mùa thu năm 1910, một trận dịch hạch bùng phát ở Siberia, Nga. Vào tháng 10, một số công nhân Trung Quốc trong công xưởng mắc bệnh và tử vong, chủ công xưởng đã đuổi việc những công nhân còn lại và hai trong số họ đành phải trở về nước. Câu chuyện về bệnh dịch lây lan bởi những người về nước bắt đầu từ đây.

Ác mộng âm thầm đến

Từ tháng 11/1910 đến cuối năm, thời tiết vô cùng lạnh giá, ở Phó Gia Điện trên đường phố Cáp Nhĩ Tân nhộn nhịp người mua kẻ bán.

Trong căn khách điếm tên “Khôi thăng viên” có hai người nước ngoài run lên vì lạnh, mặt tái mét. Không ai chú ý đến họ và cả hai đã chết vào ngày hôm sau với những vết đỏ tím trên da. Căn bệnh chết người này chưa ai từng thấy qua, cũng không ai để ý tới, sau đó người ta ném thi thể của hai người ngoại quốc không ai thân thích này vào bãi tha ma ở vùng ngoại ô. 

Không ngờ, hai ngày sau, những người khách ở cùng dãy phòng trọ lên cơn sốt cao, ho ra máu rồi tử vong ngay sau đó, trên da cũng xuất hiện những nốt đỏ tím. Chủ trọ còn chưa kịp than phiền xui xẻo, ế ẩm thì cả gia đình chủ trọ cũng bắt đầu có triệu chứng sốt cao, ho ra máu, ít lâu sau thì tử vong. Lần này hàng xóm đứng ngồi không yên, cảm thấy dãy nhà trọ này như bị ma ám.

Dịch hạch Trung Quốc
Không ai ngờ rằng, dịch bệnh sẽ bùng phát và lấy đi mạng sống của hàng chục nghìn người. (Ảnh qua Syri)

Mọi người khi đó không biết rằng, vào ngày 25/10 ở thành phố Hailar (khu tự trị Nội Mông Cổ) đã xảy ra trường hợp như vậy, một người thợ mỏ trở về nước mắc bệnh này và chết, sau đó toàn bộ khu trọ đều có biểu hiện tương tự. Các quan chức địa phương đã báo cáo tình hình dịch bệnh cho Bắc Kinh. Vì tốc độ lây lan của dịch bệnh vô cùng nhanh, nên Nga và Nhật Bản đã sử dụng đây như một con bài mặc cả để đe dọa chính quyền nhà Thanh.

Hai nước Nga và Nhật Bản từ lâu đã để mắt đến 3 tỉnh Đông Bắc Trung Quốc, do đó đã lấy cớ phòng chống dịch bệnh để đưa quân đến đây, chuẩn bị giành quyền kiểm soát vùng Đông Bắc.

Dịch bệnh và ngoại giao lâm vào thế cấp bách, dù mọi dấu hiệu đều cho thấy khí số đã tận, nhưng nhà Thanh vẫn phải bảo vệ tôn nghiêm của đất nước và gánh vác trách nhiệm của chính mình. Vào thời điểm đó Từ Hy Thái hậu đã buông rèm chấp chính, nên với tư cách là đại thần phụ trách chung – Viên Thế Khải đã giao trọng trách cho Thi Triệu Cơ – người tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Cornell, Hoa Kỳ vừa trở về nước và có kinh nghiệm ngoại giao làm đại thần gánh vác trọng trách phòng chống dịch bệnh.

Thi Triệu Cơ đã đề nghị Ngũ Liên Đức, 31 tuổi, lúc đó là phó hiệu trưởng của trường Cao đẳng Quân y lục quân Thiên Tân chủ trì công tác chống dịch.

Ngũ Liên Đức có năng lực thực sự, ông sinh ra ở Malaysia, chuyên nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm nhiệt đới và vi khuẩn học tại Đại học Cambridge của Anh.

Trước khi lên đường, Ngũ Liên Đức đã đưa ra một yêu cầu với Thi Triệu Cơ rằng, một căn bệnh truyền nhiễm với quy mô lớn như vậy là chưa từng có từ trước đến nay, và sẽ luôn có nhiều điều khó lường xảy ra. Vì vậy, ông hy vọng rằng Thi Triệu Cơ có thể giao toàn quyền chỉ huy cho ông. Thi Triệu Cơ cũng hứa rằng sẽ hỏi ý kiến ​​cấp trên.

Khi Ngũ Liên Đức đến Cáp Nhĩ Tân thì đã là đêm trước Giáng sinh năm 1910. Lúc đó căn bệnh truyền nhiễm khủng khiếp này đã lây lan ở vùng Đông Bắc được hơn một tháng, không biết rốt cuộc bao nhiêu người đã bị nhiễm bệnh.

Ngũ Liên Đức nhận thấy rằng bệnh nhân bị sốt, ho ra máu và xuất hiện các nốt đỏ đen trên thân người đã tử vong, mà các triệu chứng này giống y như bệnh dịch hạch.

Nhưng bệnh dịch hạch lây lan là do bọ chét cắn những con chuột bị bệnh rồi sau đó chuyển sang cắn người gây ra, tuy nhiên ở phía đông bắc băng tuyết rất nhiều nên bọ chét khó di chuyển trên diện rộng, do đó câu hỏi đặt ra là tại sao bệnh dịch lại lây lan nhanh đến như vậy?

Đối với vấn đề này, Ngũ Liên Đức đã đưa ra một phỏng đoán táo bạo rằng sự lây lan của bệnh dịch lần này có thể không phải do vi khuẩn gây bệnh do bọ chét mang theo, mà là qua đường hàng không.

Bác sĩ Ngũ Liên Đức
Ngũ Liên Đức – một bác sĩ người Hoa gốc Malaysia. (Ảnh qua Zingvn)

Trong suy nghĩ của mọi người vào thời điểm đó, thì loại phỏng đoán này giống như chuyện tiếu lâm. Một bác sĩ Nhật Bản nghĩ rằng, điều này hoàn toàn là không thể. Bệnh dịch hạch chính là lây lan từ bọ chét, ông cảm thấy lời nói của Ngũ Liên Đức là không có căn cứ. Vì vậy, vị bác sĩ này đã không làm bất cứ phòng hộ nào khi chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân, sau đó rất nhanh ông đã nhiễm bệnh và chết.

Trong một nhà thờ Công giáo có 250 người chết vì bệnh dịch, cả 8 người trong một gia đình của một cửa hàng đồ sứ đều bị nhiễm bệnh và tử vong; có gia đình chết đến 14 thành viên, chỉ có 2 ông cháu may mắn sống sót: Những sự việc thương tâm như vậy xảy ra hàng ngày mà không có loại thuốc hữu hiệu nào có thể chữa được.

Để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, Ngũ Liên Đức và trợ lý của mình đã bí mật mổ xẻ thi thể của người chết do nhiễm bệnh. Vì phong tục dân gian thời đó không cho phép làm tổn thương đến tử thi nên họ đành phải lấy máu của người phụ nữ Nhật đã chết vì dịch bệnh để lấy mô đi xét nghiệm. Thông qua kính hiển vi bội số lớn, vi khuẩn Yersinia pestis (một loài vi khuẩn hình que thuộc họ Enterobacteriaceae) đã được phát hiện, do đó chứng thực được đây chính là bệnh dịch hạch, hơn nữa người ta phát hiện ra rằng, bệnh dịch hạch lần này là một “bệnh dịch hạch thể phổi” rất dễ lây lan qua không khí.

Từ khi phát hiện ra dịch bệnh đến hai tháng sau đó, người dân không biết nguyên nhân cũng không có bất kỳ biện pháp xử lý nào. Dịch bệnh đã lan dọc theo các trục giao thông chính của Đường sắt Đông Khánh và Đường sắt Nam Mãn. 

Ngoài ra người dân đi lại vùng Quan Đông (vùng đất ở phía Đông Sơn Hải Quan, gồm các tỉnh Đông Bắc Trung Quốc) để về quê ăn Tết đã mang theo bệnh dịch đến nhiều tỉnh thành. Mà những người nước ngoài về nước lại mang bệnh dịch đến khắp nơi trên thế giới. Kết quả, con đường lây lan qua đường hàng không đã khiến dịch bệnh bùng phát vô cùng khốc liệt tàn phá thế giới.

Theo Ngũ Liên Đức kể lại, khi dịch ở mức tồi tệ nhất đã có 183 người tử vong trong một ngày. Ở Cáp Nhĩ Tân, nơi chỉ có 70.000 dân, thì đã có đến 6.000 người chết vì dịch.

Khi tin tức về dịch bệnh vùng Đông Bắc được truyền thông phương Tây đưa tin, nó đã gây chấn động thế giới và nhanh chóng gây xôn xao trên các mặt báo quốc tế. Một số phương tiện truyền thông phương Tây đã gọi Cái chết đen này là “kẻ thù đáng sợ hơn cả quân đội”. 

Người nước ngoài ở Trung Quốc nhốt mình ở nhà, không dám ra ngoài và sợ hãi mỗi khi nhìn thấy người Trung Quốc. Vì vậy Ngũ Liên Đức đã dâng tấu lên vua, xin ngừng bắt giết chuột ở vùng Đông Bắc, đồng thời mọi thứ sẽ theo sự sắp xếp của ông. 

Dưới sự tiến cử của đại thần Phòng chống Dịch bệnh Thi Triệu Cơ, Ngũ Liên Đức đã trở thành Tổng chỉ huy phòng chống dịch bệnh của 3 tỉnh Đông Bắc Trung Quốc (bao gồm Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang) và Sơn Đông. Toàn bộ công tác phòng chống dịch cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Thống đốc Ba tỉnh miền Đông -Tích Lương.

Cắt đứt con đường lây lan của bệnh dịch hạch 

Vào thời điểm đó, giao thông đường sắt ở Cáp Nhĩ Tân có thể nói là mở rộng theo mọi hướng, nhưng để phòng chống dịch, tất cả giao thông đường sắt và đường bộ đều bị ngưng lại. Đồng thời cách ly quy mô lớn hàng trăm bệnh nhân và những người bị nghi ngờ nhiễm bệnh. 

Ngoài ra, Ngũ Liên Đức còn thảo luận về việc hợp tác phòng chống dịch bệnh với các lãnh sự quán nước ngoài đóng tại Cáp Nhĩ Tân. Sau khi thăm khám từng người một, Cục Đường sắt Nga đã huy động 100 toa tàu trống đậu bên cạnh đường ray để giúp cách ly các bệnh nhân.

Đeo khẩu trang của Ngũ Liên Đức

Khi đó, các nhân viên y tế của trạm phòng chống dịch của Nga không biết nhiều về các biện pháp phòng chống dịch, cũng không tin tưởng Ngũ Liên Đức, không đeo khẩu trang, kết quả là nhiều nhân viên bệnh viện đã bị nhiễm bệnh mà chết. Bác sĩ người Pháp G.E. Mesny ở Cáp Nhĩ Tân cũng không may mắc bệnh và qua đời chỉ sau 4 ngày. 

Vì vậy, Ngũ Liên Đức đã phát minh ra một loại khẩu trang có một lớp bông tẩm thuốc giữa miếng vải xô. Đây chính là hình thức ban đầu của khẩu trang y tế chúng ta ngày nay. Các nhân viên y tế lúc đó đã dùng vải xô và bông gòn để làm  khẩu trang che mũi và miệng như một biện pháp phòng bệnh cơ bản.

Cái chết đen
Ngũ Liên Đức tìm mọi cách để ngăn chặn cái chết đen đang bao trùm cả vùng Đông Bắc. (Ảnh tổng hợp)

Vì cái chết đen làm tổn thương phổi quá nhanh, nên khó có thể phòng bị được. Nói một cách tương đối, đeo khẩu trang có thể cách ly vi khuẩn trong không khí hiệu quả nhất. Không chỉ những nhân viên chống dịch mới đeo khẩu trang mà còn có cả người đưa thư, cảnh sát và dân thường cũng đeo. Sau này loại khẩu trang này còn được gọi là khẩu trang Ngô thị.

Điều động quân đội, thiết lập huyết mạch giao thông

Để ngăn chặn bệnh dịch vượt qua huyện Sơn Hải Quan (thuộc tỉnh Hà Bắc) và lây lan đến vùng đồng bằng miền Trung, với sự hỗ trợ của chính quyền nhà Thanh, Ngũ Liên Đức đã huy động quân đội địa phương thiết lập một trạm kiểm dịch ở Sơn Hải Quan. 

Những người rời khỏi hải quan đều phải bị cách ly 7 ngày, mệnh lệnh quân đội rất lớn, không bỏ sót một ai, ngay cả thầy của hoàng đế đương triều – Phổ Nghi là Trịnh Hiếu Tư khi đi qua Sơn Hải Quan cũng tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu cách ly bảy ngày mới được trở lại kinh thành. 

Chính quyền địa phương còn huy động mọi nguồn lực như bác sĩ trong và ngoài nước, quân đội, cảnh sát v.v để kiểm soát tất cả việc di chuyển của người dân. Tất cả các ngôi nhà có người nhiễm bệnh đều được khử trùng bằng lưu huỳnh thô và axit carbolic.

Để kiểm soát dịch bệnh, toàn bộ Phó Gia Điện được chia thành bốn khu vực, mỗi khu đều có trạm khử trùng, xe khử trùng, nhân viên y tế và cảnh sát. Ngoài ra còn có hơn 1.100 binh lính canh gác vòng ngoài. Mỗi ngày còn có bốn đến sáu tổ tuần sát đến kiểm tra từng hộ gia đình. Một khi phát hiện ra bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch hay có biểu hiện nghi ngờ, họ sẽ nhanh chóng được đưa đến bệnh viện và trung tâm cách ly, đồng thời tiến hành khử trùng nơi ở của họ.

Qua ba tháng sau khi áp dụng những biện pháp phòng chống quyết liệt, dịch bệnh đã có phần dịu bớt nhưng vẫn còn lan nhanh và vẫn có hàng chục danh sách tử vong được báo cáo mỗi ngày.

Ngũ Liên Đức lòng như lửa đốt, lẽ nào dùng biện pháp cách ly là sai? Ông đã suy nghĩ, trằn trọc suốt đêm. Sáng sớm vừa ra khỏi cửa, lại thấy có người giẫm trên tử thi mới chết đêm qua, không có quan tài, mà chỉ được cuốn trong một manh chiếu rơm.

Lúc này Ngũ Liên Đức chợt nghĩ đến bãi tha ma bên ngoài thành phố. Ông lập tức chạy đến đó, và vô cùng sốc. Trời đông giá rét, nhiệt độ thấp nhất ở Cáp Nhĩ Tân lúc đó có thể lên tới âm 40°C. Mặt đất đông cứng như băng, không cách nào đào một ngôi mộ để chôn xác được. 

Ở bãi tha ma luôn có người đến ném xác, có tử thi được bỏ vào quan tài, có cái thì chỉ được cuộn bằng chiếu rơm, có cái lại không có gì cả, đủ mọi tư thế ngồi, nằm, khom lưng, che ngực, máu me đầy mặt, tứ chi màu tím đen nằm ngổn ngang nơi hoang vu, trong phạm vi 1km đều có xác chết, cảnh tượng vô cùng thê thảm.

Tuy nhiên, nếu những xác chết này không được xử lý, bị sói và chó hoang cắn xé thì virus sẽ lây lan như cũ. Mà vào đầu năm mới, vùng đất băng tuyết sẽ tan chảy, hàng núi xác chết sẽ thối rữa khi thời tiết ấm lên, đến lúc đó, tốc độ lây lan khó mà tưởng nổi.

Sau đó Ngũ Liên Đức đã báo cáo sự việc này với triều đình nhà Thanh, và khẩn thiết yêu cầu cho hỏa táng các thi thể. Người Trung Quốc vào thời điểm đó căn bản là không chấp nhận việc hỏa táng.

Thật không ngờ, “Chính quyền nhà Thanh” lại đồng ý với yêu cầu hỏa táng.

Ngày 31/1/1911, tức ngày 2 tháng Giêng âm lịch, cùng với tiếng pháo của năm mới, lễ hỏa táng với quy mô lớn đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đã chính thức bắt đầu, với khoảng 2000 cỗ quan tài đã được đốt chung.

Hỏa thiêu
Khoảng 2000 cỗ quan tài đã được hỏa thiêu một lần. (Ảnh qua Zing.vn)

Kể từ đó, dịch bệnh truyền nhiễm được kiểm soát. Và ngày 1/3/1911,  tại Phó Gia Điện thuộc thành phố Cáp Nhĩ Tân là trường hợp nhiễm dịch hạch cuối cùng được tiếp nhận. Cái chết đen bi thảm này đã cướp đi sinh mạng của 60.000 người, tiêu tốn 10 triệu lạng bạc và tổn thất 100 triệu nhân dân tệ.

Ngũ Liên Đức nhận được khen thưởng của thái hậu Long Dụ. Một tháng sau, từ ngày 3/4 đến ngày 28/4, “Hội nghị nghiên cứu bệnh dịch hạch thế giới” với sự tham dự của các chuyên gia từ 11 quốc gia đã được tổ chức tại Phụng Thiên (ngày nay là thành phố Thẩm Dương), tỉnh Liêu Ninh do bác sĩ Ngô Liên Đức – tổng phụ trách phòng chống dịch ở ba tỉnh Đông Bắc làm chủ tọa cuộc họp. 

Tại đây, các chuyên gia trong và ngoài nước tại cuộc họp đề nghị triều đình nhà Thanh thành lập cơ quan phòng chống dịch, thường trực ở ba tỉnh miền Đông để ngăn dịch bệnh bùng phát trở lại.

Qua năm mới, vào ngày 12/2/1912, Thái hậu thay mặt Hoàng đế Phổ Nghi ban hành chiếu thư thoái vị. Như vậy Nhà Thanh  nắm quyền được 276 năm, sau đó kết thúc  cùng với bệnh dịch này.

Đã hơn một trăm năm trôi qua, những hồ sơ phòng chống dịch bệnh thời bấy giờ vẫn còn được lưu giữ cẩn thận trong kho hồ sơ của tỉnh Liêu Ninh. Các tài liệu này bao gồm ghi chép của cuộc họp phòng chống dịch thường kỳ ở các nơi, các khoản chi được phân bổ ở các vùng khác nhau, cùng tài liệu về Hội nghị Nghiên cứu Dịch hạch Thế giới Phụng thiên do chính quyền nhà Thanh đứng ra tổ chức.

Dưới sự lãnh đạo của Ngũ Liên Đức, bệnh dịch đen hoành hành vùng Đông Bắc có khả năng lây lan trên toàn cầu đã bị dập tắt trong vòng chưa đầy bốn tháng, vãn hồi thể diện cho chính quyền nhà Thanh đầy bấp bênh. Nhưng cũng tiêu tốn một tài sản lớn của triều đại cuối cùng này.

Sau khi cái chết đen xảy ra, chính quyền địa phương đã công khai sự thật về căn bệnh này, quan viên các cấp không giấu giếm mà tích cực hỗ trợ công tác phòng chống dịch. Tăng cường cách ly, khử trùng.

Tất cả nhân viên triển khai áp dụng các biện pháp phòng bệnh, đeo khẩu trang, tăng cường khử trùng, hỏa táng thi thể những người đã chết vì nhiễm dịch v.v. Với tất cả các thông tin được công khai, Ngũ Liên Đức đã ngăn chặn Cái chết Đen một cách hiệu quả với sự ủng hộ và giúp đỡ của quần chúng.

Một trăm năm sau, vùng đông bắc Thẩm Dương, Cáp Nhĩ Tân ngày nay lại một lần nữa nơm nớp lo sợ khi rơi vào cảnh bệnh dịch bao vây. Nhưng hoàn cảnh lại khác, dịch bệnh không được công khai để xử lý, thay vào đó là giấu giếm làm cho tình hình ngày càng nghiêm trọng, đến hiện nay người dân nơi đó và cả thế giới vẫn đang hứng chịu thống khổ do sự dối trá của ĐCSTQ.

Liệu còn có vị quan nào như vị quan cuối thời nhà Thanh một trăm năm trước xoay chuyển tình thế, cứu dân thoát khỏi kiếp nạn này hay không?

Việt Anh

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?