ĐCSTQ đàn áp tàn độc: Trẻ nhỏ phải uống nước thay cơm, ăn cỏ dại qua cơn đói

Giang Liên Giao là một đứa trẻ khác biệt từ khi mới sinh ra. Là con thứ trong một gia đình, điều này trái với chính sách một con của Trung Quốc, nên cô phải trốn tránh để sống ngay từ bé, thậm chí phải gọi cha mẹ mình là “dì và chú”.

Giang Liên Giao (phải), chụp hình cùng chị gái, tại quê nhà của cô ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: Minghui.org)

Từ lúc 1 tháng tuổi, Liên Giao đã phải ở ẩn trong nhà bà ngoại, lớn lên biết nói thì phải gọi bố mẹ mình là “dì và chú” cho đến năm 7 tuổi để trốn tránh sự nghi ngờ của chính quyền. Cha mẹ cô đã dốc hết tiền tiết kiệm của họ, gồm cả các đồng xu lẻ tẻ mà họ gom góp được để mua chuộc các quan chức địa phương, cho cô có thể sống cùng với họ.

Bức hại từng thế hệ một

Ông cố của Liên Giao đã bị bức hại đến điên loạn trong Cách mạng Văn hóa vì niềm tin vào Đạo giáo. Ông từng thề rằng “tôi sẽ không bao giờ khuất phục trước nghịch cảnh”. Liên Giao cho biết, hàng loạt các cuộc bức hại mà bao nhiêu thế hệ trong gia đình cô qua phải trải qua đã cho phép cô thấy rõ bộ mặt thật của ĐCSTQ, điều đó đã thúc đẩy cô nói với nhiều người hơn nữa về cuộc bức hại tàn khốc đang diễn ra ở Trung Quốc.

“Những tổn thất mà ĐCSTQ gây ra không chỉ ảnh hưởng trong phạm vi một thế hệ hay một nhóm người”, Liên Giao nói, cô đã trốn thoát khỏi Trung Quốc. Việc đầu hàng trước các sách lược đàn áp đáng sợ của chính quyền Trung Quốc sẽ chỉ dung túng cho họ hành ác vô độ hơn, chỉ khi bạn nhận thức rõ bản chất của vấn đề, bạn mới có thể vượt thoát ra mạnh mẽ hơn, cô chia sẻ.

Sau khi rời nhà ngoại, Liên Giao được đoàn tụ với gia đình năm 7 tuổi, từ lúc đó cô đã được cha mẹ dạy cách làm một người tốt, sống không ích kỷ, phải biết nghĩ đến người khác. Hàng ngày, cô cùng cha mẹ và khoảng 30 người khác đến sân trong tòa nhà chung cư nơi gia đình cô ở để cùng nhau tập các bài tập thiền định – các bài tập của Pháp Luân Công.

Năm 1998, các học viên Pháp Luân Công cùng nhau tập 5 bài công pháp của Pháp Luân Công tại thành phố Lĩnh Nguyên, Liêu Ninh. (Ảnh: Minghui.org)

Pháp Luân Công còn được biết đến là Pháp Luân Đại Pháp, đây là một môn tu luyện thiền định cổ xưa, lần đầu tiên được phổ biến tại Trung Quốc vào năm 1992. Các bài tập của Pháp Luân Công rất đơn giản nhẹ nhàng, giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần của người học, đồng thời dạy con người sống lương thiện, không sát sinh, tin vào nhân quả và hành xử theo các giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn.

Do tập luyện là hoàn toàn miễn phí, cùng những lợi ích về thể chất, đạo đức nâng cao trở lại và đặc biệt là người truyền người – tâm truyền tâm, là bạn chỉ tôi- tôi chỉ anh,….vv, cứ như thế môn tập đã nhanh chóng phổ biến khắp Trung Quốc. Vào cuối những năm 1990, ước tính có đến 100 triệu người Trung Quốc đang theo tập Pháp Luân Công.

Hàng ngàn giải thưởng và bằng khen dành cho Pháp Luân Công từ các chính phủ và các tổ chức quốc tế. (Ảnh: Minghui.org)

Cuộc sống hạnh phúc kết thúc chỉ sau một đêm.

Ngày 20/7/1999, khi đó Liên Giao mới 8 tuổi, cô phát hiện bản thân và gia đình đã trở thành mục tiêu của một chiến dịch đàn áp toàn quốc nhằm xóa sổ Pháp Luân Công. Một số học viên làm việc trong cơ quan nhà nước đã được báo trước về kế hoạch bắt cóc và giam giữ. Mặc dù vậy, rất nhiều người vẫn kiên định đến luyện công cùng gia đình Liên Giao. Sau đó cảnh sát đã sớm xuất hiện bắt mọi người đưa đến đồn cảnh sát địa phương, cha cô đã bị giam giữ 1 tháng.

Người đứng đầu ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân, ông ta chính là kẻ đã phát động chiến dịch đàn áp, ông ta xem việc Pháp Luân Công phổ biến khắp nơi là một mối đe dọa đối với sự cai trị của Đảng.

Trong 2 thập kỷ sau đó, Minghui.org – một trung tâm ghi nhận các thông tin về cuộc đàn áp đã xác định có hơn 4.500 học viên chết do bị tra tấn. Do chính quyền ra sức kiểm duyệt thông tin sâu rộng xung quanh chủ đề này, số người chết trên thực tế có thể cao hơn rất nhiều.

Cảnh sát Trung Quốc mặc cảnh phục đánh đập những người tập Pháp Luân Công thỉnh nguyện trên Quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Minghui.org)

Nơi ở biến thành nhà tù – cả bầu trời như đang sụp xuống

Hàng loạt các sự kiện đột ngột xảy đến khiến gia đình Liên Giao cũng như hàng triệu học viên Pháp Luân Công khác trên khắp đất nước. Các học viên đến với môn tập để có sức khỏe tốt và một nội tâm an hòa, nhưng giờ đây họ lại bị bắt giữ vì chính đức tin của mình.

Năm 2000, gia đình Liên Giao cùng 100 học viên địa phương khác đã đến Bắc Kinh để phản đối quyết định của ĐCSTQ nhằm đàn áp đức tin của họ. Ngay lúc họ vừa giương cao biểu ngữ có dòng chữ “Pháp Luân Pháp Đại Pháp là Tốt” trên Quảng trường Thiên An Môn, thì cảnh sát đã ghì chặt mẹ cô xuống đất và đá mạnh vào bà, lúc đó Liên Giao vẫn đang đứng bên cạnh, cô run rẩy vì sợ hãi. Họ bị lôi vào xe tải của cảnh sát, người chị gái 16 của cô tuổi bị cảnh sát túm bím tóc lôi vào xe. Một sĩ quan cảnh sát đã khua dùi cui trúng vào đầu Liên Giao khiến cô ngất đi.

Sự kiện kháng nghị ôn hòa của hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công trước cổng Văn phòng tiếp nhận khiếu nại Bắc Kinh ngày 25/4/1999 được nhân sĩ trí thức xem là ‘Cuộc khiếu nại quy mô lớn nhất, lý tính nhất và hòa bình nhất trong lịch sử Trung Quốc‘. (Ảnh: Minghui.org)

Sau buổi kháng nghị hôm ấy, cha Liên Giao đã bị kết án 3 năm tù và mẹ cô bị kết án 2 năm. Chị gái của cô cũng bị giam giữ 1 tháng. Liên Giao, anh trai và em gái bị bỏ mặc tại nhà và phải tự chăm lo cho bản thân. Người anh trai chỉ mới 12 tuổi vào thời điểm đó. Lo sợ 3 đứa trẻ bỏ chạy, người quản lý tòa nhà thường xuyên nhốt họ trong nhà, chỉ mở khóa vào buổi sáng để đưa họ đến trường.

Thời gian đó, Liên Giao, anh trai và em gái phải rất vật vã để có thể tìm thấy đủ thức ăn. Để chống chọi lại cơn đói, Liên Giao đã phải uống nước thật nhiều thay cơm, hoặc ăn những cây cỏ dại trên các cánh đồng gần đó.

Gia đình họ dần dần cũng được đoàn tụ sau khi chị gái và mẹ của cô được thả khỏi nhà tù. Năm 2003, mẹ và chị gái Liên Giao được nhìn thấy cha cô lần đầu tiên sau 3 năm bị giam giữ. 

Người đàn ông khỏe mạnh trước đây bây giờ gầy trơ xương, và phải được khiêng bởi sáu người đàn ông khác. Ông ấy bị mất mấy cái răng. Đôi chân ông đã bị nghiền nát trong các lần tra tấn không ngừng nghỉ, giờ đây ông phải chống nạng để di chuyển. Ông không thể giao tiếp bình thường do bị cô lập trong thời gian dài. Sự tra tấn này là nhằm để “chuyển hóa” ông – buộc ông phải từ bỏ đức tin của mình.

Đó là một cảnh tượng đau thương và hụt hẫng đối với gia đình Liên Giao vì cha vốn là trụ cột chính của gia đình.

Tôi có cảm giác như “cả bầu trời đang đổ sụp xuống”, Liên Giao nói.

Năm 2017, Giang Lý Vũ – em gái của Liên Giao bị bắt vì đã dán áp phích với thông điệp ủng hộ môn tu luyện. Hiện Lý Vũ vẫn còn đang bị giam giữ.

Dối trá ngợp trời

Hơn 20 năm qua, ĐCSTQ đã phát đi những tuyên truyền phỉ báng thông qua các cửa hàng do nhà nước kiểm soát, nhằm bôi nhọ môn tập và các học viên. 

Nghiêm trọng nhất là màn tự thiêu dàn dựng vào đêm giao thừa Tết Nguyên Đán năm 2001. Sự kiện này đã đầu độc, làm tăng thêm hiểu lầm và thay đổi cách nhìn của người dân Trung Quốc đối với Pháp Luân Công. Thời điểm đó, mạng lưới dối trá lan tràn khắp xã hội Trung Quốc.

Annita Bao – nhà thiết kế trang sức 30 tuổi ở New York cũng là một học viên Pháp Luân Công, cố đã trốn khỏi Trung Quốc vào năm 2016. Cô chia sẻ rằng ở quê nhà Vũ Hán – Hồ Bắc, tất cả học sinh tại trường tiểu học của cô bị buộc phải ký tên lên một biểu ngữ lớn lăng mạ Pháp Luân Công.

“Đó là một màn kịch” nhằm ngụy tạo một ấn tượng rằng, toàn bộ người dân Vũ Hán đã quay lưng lại với các học viên Pháp Luân Công, Bao nói.

Các nhân viên ủy ban khu phố rất thường xuyên đến thăm nhà Bao, tra hỏi về việc cô có còn tu luyện hay không dưới cái cớ là “quan tâm đến kết quả học tập của cô”.

Nếu gia đình từ chối từ bỏ tu luyện, họ đe dọa sẽ thông báo công khai tại trường học của Bao, sẽ làm cô mất mặt, xấu hổ. Để tránh sự sách nhiễu, liên tục nhiều năm gia đình của Bao đã phải tắt đèn phòng khách để cảnh sát không nghĩ là họ đang ở nhà.

Lư Trung Dương – hiện đang là sinh viên đại học tại Buffalo cho biết, học sinh tại trường tiểu học ở Trung Quốc đã bị buộc phải xem, nghe các video và chương trình truyền hình phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp. Tuyên truyền tương tự cũng được phổ biến trong sách giáo khoa trong suốt những năm qua.

Không khí trở nên “tiêu trầm”, Trung Dương nói rằng, “như thể cuộc sống có thể vỡ vụn bất cứ lúc nào”. Cha của anh – một biên tập viên tin tức ở Bắc Kinh đã phải ngồi tù khoảng 4 năm, vì đã viết những thông điệp lên các tờ tiền nhằm giúp nâng cao nhận thức của người dân về cuộc bức hại.

Dùng cả thủ đoạn chỉ để lừa dối trẻ nhỏ

Khi cha mẹ của Liên Giao lần đầu tiên bị giam giữ, đài truyền hình tại quê nhà của cô – Đài Phát thanh và Truyền hình Thập Yển đã tìm kiếm Liên Giao và anh chị em của cô, họ nói rằng muốn quay một số cảnh để cho cha mẹ cô xem, và an tâm rằng các anh chị em cô vẫn đang sống tốt.

Chỉ sau khi một người hàng xóm bắt gặp đoạn phim trên truyền hình, và nói cho Liên Giao biết, thì anh chị em cô mới phát hiện ra họ đã bị lừa: Các video này là một phần của chương trình tuyên truyền để mô tả bố mẹ cô đã “ngoan cố” tu luyện Pháp Luân như thế nào, họ tuyên bố Nhà nước đang chăm sóc những đứa trẻ này.

“Làm thế nào họ có thể làm điều này được – tạo ra tin đồn bằng cách nói dối chúng ta?” Liên Giao nói thủ đoạn này là “vô nhân đạo”. “Họ không chỉ bức hại [cha mẹ tôi], mà họ còn ra sức lừa dối công chúng, thật là những thủ đoạn vô cùng tàn độc”.

Vật cực tất phản

Có rất nhiều học viên lớn lên dưới áp lực của cuộc bức hại tàn khốc, ban đầu đối với một số học viên, nỗi sợ luôn hiện diện trong cuộc sống của họ. Nhưng hiện nay đã thay đổi, họ đã cố gắng không để cuộc bức hại kìm kẹp tư tưởng của mình nữa.

Annita Bao cho biết, kinh nghiệm trong quá khứ đã khiến cô nhận thức sâu sắc hơn về “sứ mệnh” của mình. Khi thiết kế trang sức, khao khát được chạm đến sự hoàn mỹ đẹp đẽ của cô ngày càng rõ, cùng lúc đó cô có thể xem nhẹ các lợi ích vật chất khác.

“[Đảng] càng cho rằng chúng tôi yếu đuối, chúng tôi càng cần phải chứng minh rằng họ đã sai”, cô chia sẻ. 

Liên Giao cũng cho biết, cô xem những thách thức là cơ hội để nâng cao tâm tính của mình, cô muốn nói với nhiều người hơn nữa về bộ mặt thật của ĐCSTQ, và cuộc bức hại tàn khốc đang diễn ra ở nơi đó.

Mai Trang (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng