Tài liệu nội bộ tiết lộ kho nội tạng ngầm của ĐCSTQ

23/07/20, 17:30 Mổ cướp nội tạng

Tờ Epoch Times đã tiết lộ tài liệu bí mật năm 2018 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “Thông báo về việc tăng cường hơn nữa việc quản lý cấy ghép nội tạng người”, tài liệu này dường như đã khẳng định những chỉ trích của xã hội quốc tế đối với hoạt động thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ là có tồn tại.

Các cuộc điều tra quốc tế đã cho thấy, cấy ghép nội tạng ở TQ là mổ cướp nội tạng sống “giết người theo nhu cầu” dưới sự tham gia bí mật của cảnh sát, quân đội và bác sĩ TQ”. (Ảnh: Epoch Times)

Xem phần trước: Tài liệu nội bộ tiết lộ 7 tội ác cấy ghép nội tạng của ĐCSTQ

Epoch Times gần đây đã nhận được báo cáo điều tra nội bộ của ĐCSTQ về cấy ghép nội tạng người ở tỉnh Chiết Giang. Báo cáo tiết lộ tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực cấy ghép tạng ở Trung Quốc đại lục và cũng tiết lộ manh mối của tội ác cưỡng chế “thu hoạch nội tạng” của ĐCSTQ.

So sánh dữ liệu ghép tạng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, tiết lộ kho nội tạng người bí mật của ĐCSTQ

Thời gian chờ đợi để cấy ghép nội tạng mà chính quyền ĐCSTQ tuyên bố, bị cáo buộc là đã tiết lộ bí mật về kho nội tạng ngầm của ĐCSTQ.

Trong một cuộc họp báo đặc biệt vào ngày 22/6/2018, Ủy ban Y tế Quốc gia ĐCSTQ tuyên bố “thời gian chờ đợi trung bình để ghép gan cũng đã được rút ngắn đáng kể, thời gian chờ đợi trung bình hiện tại là 27,5 ngày, ít hơn nhiều so với 120 ngày ở Hoa Kỳ”.

Dữ liệu công khai cho thấy, mức độ “khẩn trương” giữa cung và cầu nội tạng người ở Trung Quốc đại lục lớn hơn mười lần so với ở Hoa Kỳ.

Vào ngày 22/6/2018, Ủy ban Y tế Quốc gia ĐCSTQ đã tuyên bố tại một cuộc họp báo đặc biệt rằng, ghép gan “có thời gian chờ đợi trung bình là 27,5 ngày, ít hơn rất nhiều so với 120 ngày ở Hoa Kỳ.” (Ảnh chụp màn hình từ trang web chính thức của Quốc vụ viện ĐCSTQ)

Theo dữ liệu chính thức được trích dẫn từ báo cáo chuyên đề “Nội tạng người cung không đủ cầu” vào năm 2011 của mạng truyền thông Đại lục, mỗi năm ở Trung Quốc có khoảng 1 triệu bệnh nhân cần ghép thận và khoảng 300.000 bệnh nhân cần ghép gan, nhưng chỉ có khoảng 10.000 người có thể được tiến hành ghép tạng. Tỷ lệ bệnh nhân chờ ghép tạng so với bệnh nhân được cấy ghép tạng là 130:1.

Theo dữ liệu công khai từ chính phủ Hoa Kỳ, có khoảng 117.000 người đang chờ ghép tạng vào năm 2017 và khoảng 34.000 người đã được ghép tạng vào năm 2016. Tỷ lệ cung-cầu là khoảng 3,5:1.

Ủy ban Y tế Quốc gia ĐCSTQ đã không giải thích được lý do tại sao Trung Quốc – điểm nóng về cung-cầu nội tạng, thời gian chờ ghép tạng lại chưa bằng một phần tư so với Hoa Kỳ. Lý Lâm Nhất, một nhà bình luận chính trị cho rằng, lời giải thích hợp lý duy nhất là dưới sự cai trị của ĐCSTQ, không chỉ có một số lượng lớn các bệnh viện cấy ghép ở Trung Quốc đại lục, mà còn có một kho nội tạng bí mật khổng lồ. Chỉ có như vậy mới khiến việc chờ đợi cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc đại lục chỉ mất vài ngày hoặc vài tuần.

Báo cáo điều tra nội bộ của ĐCSTQ tiết lộ kho nội tạng ngầm

Epoch Times đã có được một báo cáo điều tra của hệ thống COTRS (Hệ thống máy tính chia sẻ và phân phối nội tạng người của Trung Quốc) tại tỉnh Chiết Giang, mặc dù báo cáo này không trực tiếp tiết lộ nguồn gốc nội tạng và tình trạng thực sự của các bệnh viện cấy ghép. Tuy nhiên, trong báo cáo điều tra này, một vài bệnh viện cấy ghép ở Chiết Giang đã đạt được “chứng nhận đạt tiêu chuẩn” của ĐCSTQ.

Báo cáo cho thấy có 8 bệnh viện đủ tiêu chuẩn cấy ghép nội tạng ở tỉnh Chiết Giang, đó là: Bệnh viện thứ nhất thuộc Viện Y học đại học Chiết Giang, Bệnh viện thứ nhất thuộc Viện Y học Ôn Châu, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang, Bệnh viện 117 (Quân khu Nam Kinh) của Giải phóng quân Hàng Châu, Bệnh viện thứ 2 thuộc Viện Y học Đại học Chiết Giang, Bệnh viện thứ 2 Ngân Châu thành phố Ninh Ba, Bệnh viện Lý Huệ Lợi thuộc trung tâm y tế thành phố Ninh Ba, Bệnh viện Thụ Lan (Hàng Châu).


Vào tháng 2/2015, Ủy ban Y tế  ĐCSTQ đã công bố “Danh sách 169 bệnh viện cấy ghép nội tạng”. (Ảnh chụp màn hình trang web chính thức của Ủy ban Y tế quốc gia ĐCSTQ)
Vào năm 2014, tổ chức “Điều tra quốc tế” (WOIPFG: The World Organization to Investigate the Persecution of Falun Gong – Tổ chức quốc tế điều tra bức hại Pháp Luân Công) đã đưa ra một thông báo, tiết lộ rằng có ít nhất 788 bệnh viện phi quân sự trên toàn quốc bị nghi ngờ mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. (Ảnh chụp màn hình của trang web chính thức “Điều tra quốc tế”)

Trang web chính thức của Ủy ban Y tế quốc gia ĐCSTQ đã công bố “Danh sách 169 bệnh viện cấy ghép nội tạng” vào ngày 4/2/2015. Danh sách cho thấy có 7 bệnh viện có đủ điều kiện cấy ghép nội tạng ở tỉnh Chiết Giang. Năm 2018, Ủy ban Y tế quốc gia ĐCSTQ thông báo Trung Quốc đã có 178 bệnh viện đủ điều kiện cấy ghép nội tạng vào năm 2017, nhưng danh sách các bệnh viện cấy ghép chưa được cập nhật. Danh sách này không bao gồm bệnh viện Thụ Lan (Hàng Châu) được liệt kê trong báo điều tra.

Nội dung của báo cáo điều tra cho thấy, có những bệnh viện được ĐCSTQ công nhận đạt tiêu chuẩn ghép tạng, nhưng lại không xuất hiện trong danh sách công khai của Ủy ban Y tế quốc gia ĐCSTQ. Các bệnh viện tham gia ghép tạng ở Trung Quốc nhiều hơn con số 178 mà ĐCSTQ đã công bố.

Bệnh viện Thụ Lan (Hàng Châu), không nằm trong danh sách công khai của Ủy ban Y tế quốc gia ĐCSTQ, Trịnh Thụ Sâm, một trong những người sáng lập, cũng là người đứng đầu Trung tâm Cấy ghép của Bệnh viện thứ nhất thuộc Viện Y học đại học Chiết Giang, đã đi đầu trong công cuộc triển khai cái gọi là ‘cấy ghép nhiều nội tạng’. Theo thông tin công khai, tính đến tháng 12/2017, nhóm nghiên cứu Trịnh Thụ Sâm đã thực hiện hơn 2.300 ca ghép gan.

Từ năm 2007, ngoài việc là một bác sĩ, Trịnh Thụ Sâm còn có một chức danh đặc biệt không liên quan gì đến y học – phó chủ tịch Hiệp hội chống tà giáo Chiết Giang, chuyên trách của hiệp hội này là bức hại Pháp Luân Công.

Vào tháng 12/2014, Tổ chức “Điều tra Quốc tế” đã lần lượt công bố hai danh sách “Các cơ sở y tế thuộc hệ thống phi quân đội của ĐCSTQ bị nghi ngờ dính líu đến mổ cướp nội tạng sống” và “Các cơ sở y tế thuộc hệ thống phi quân đội tỉnh Chiết Giang bị nghi ngờ dính líu đến mổ cướp nội tạng sống”.

Vào năm 2014, tổ chức “Điều tra quốc tế” đã đưa ra một thông báo cho thấy, có ít nhất 46 bệnh viện phi quân đội ở tỉnh Chiết Giang bị nghi ngờ mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công. (Ảnh chụp màn hình của trang web chính thức tổ chức “Điều tra quốc tế”)

Ngoài ra, tổ chức “Điều tra quốc tế” đã thống kê không đầy đủ các thông tin công khai từ các bệnh viện Trung Quốc, tính đến năm 2014, đã có ít nhất 46 bệnh viện cấy ghép địa phương tại 11 thành phố ở tỉnh Chiết Giang và ít nhất 788 cơ sở y tế phi quân đội trên cả nước bị nghi ngờ là mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công.

Những bệnh viện cấy ghép ở Chiết Giang mà COTRS tiết lộ, chưa bằng 1/6 số bệnh viện cấy ghép ở Chiết Giang mà tổ chức “Điều tra quốc tế” công bố.

Đằng sau sự lãng phí nghiêm trọng của việc hiến tạng

“Báo cáo thẩm tra Chiết Giang của COTRS” cũng tiết lộ, qua mức độ lãng phí của các bệnh viện cấy ghép đối với nội tạng hiến tặng do hệ thống COTRS phân phối, từ một khía cạnh nào đó có thể thấy được sự “tồn tại ngầm” của một kho nội tạng người khổng lồ.

Báo cáo thẩm tra đã liệt kê ra tỷ lệ số vòng không phản hồi quá giờ so với số vòng được phân bổ trong quá trình phân phối nội tạng hiến tặng đối với các bệnh viện cấy ghép ở tỉnh Chiết Giang. Trong số đó, số vòng nội tạng được chỉ định cho 7 bệnh viện cấy ghép là 8.323 và số vòng không phản hồi quá giờ là 1.771, chiếm 21,28%.

Báo cáo thẩm tra cho biết, “các hành vi không phản hồi quá giờ xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của việc phân bổ nội tạng và dẫn đến lãng phí nội tạng”. Điều này có nghĩa là các bệnh viện ở tỉnh Chiết Giang đã lãng phí 1/5 cơ hội đối với nội tạng hiến tặng phân phối bởi COTRS.

Lý Lâm Nhất chỉ ra rằng, mặc dù không có cách nào để biết số lượng cấy ghép nội tạng thực sự đã hoàn thành ở tỉnh Chiết Giang hay Trung Quốc đại lục, nhưng báo cáo nội bộ của COTRS tiết lộ rằng, các bệnh viện Chiết Giang đã lãng phí một số lượng lớn nội tạng được hiến tặng, điều này chứng tỏ, lý do khiến nguồn nội tạng hiến tặng trong hệ thống y tế mà ĐCSTQ kiểm soát bị xem nhẹ và lãng phí, ắt hẳn là vì có một nguồn cung nội tạng “dồi dào” khác.

Trong trường hợp thông thường, bệnh viện cấy ghép sẽ dựa vào nhu cầu của bệnh nhân cần cấy ghép để “xếp hàng đăng ký” trên hệ thống COTRS, và chờ đợi nội tạng hiến tặng, nhưng cuối cùng, họ lại từ bỏ nội tạng hiến tặng mà mình được phân phối, cho thấy bệnh viện cấy ghép đã lấy được nội tạng cấy ghép từ nguồn khác chứ không phải từ nội tạng hiến tặng.

Báo cáo thẩm tra COTRS tại tỉnh Chiết Giang do Epoch Times tiết lộ cho thấy, các bệnh viện Chiết Giang đã lãng phí 1/5 cơ hội do COTRS phân bổ. (Ảnh: Epoch Times)

Tài liệu nội bộ tiết lộ ĐCSTQ thờ ơ trước tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực cấy ghép tạng

Mặc dù báo cáo thẩm tra của hệ thống COTRS về các bệnh viện cấy ghép cho thấy nhiều sự hỗn loạn đáng báo động. Nhưng tài liệu nội bộ của Ủy ban Y tế quốc gia ĐCSTQ mà Epoch Times có được lại tiết lộ, báo cáo thẩm tra của COTRS đối với bệnh viện chỉ là hình thức, các vấn đề liên quan chỉ có các bệnh viện cấy ghép mới có thể tự mình chứng thực.

“Thông báo thẩm tra cấy ghép nội tạng” do Ủy ban Y tế tỉnh Quảng Đông ban hành vào ngày 19/1/2020 mà Epoch Times độc quyền có được, là thư thường mang số hiệu 2020-21 mà Cục quản lý y tế của tỉnh Quảng Đông, gửi cho các  sở y tế và bệnh viện cấy ghép trong nội bộ tỉnh.

Epoch Times tiết lộ, Ủy ban Y tế  tỉnh Quảng Đông, đã đưa ra một thông báo vào ngày 19/1/2020, yêu cầu bệnh viện cấy ghép tự xác minh, thẩm tra. (Ảnh: Epoch Times)

Trong thông báo này, có chuyển tiếp lại báo cáo thẩm tra của hệ thống COTRS, nhưng chỉ yêu cầu các bệnh viện cấy ghép bị điều tra ra là có vấn đề, phải tiến hành tự xem xét kiểm điểm, còn cục Y tế thành phố chỉ chịu trách nhiệm thu thập kết quả kiểm điểm.

Epoch Times cũng nhận được một báo cáo phản hồi về các vấn đề thẩm tra dữ liệu của COTRS do Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Nam gửi lên Ủy ban Y tế Quốc gia ĐCSTQ vào ngày 28/9/2018.

Epoch Times tiết lộ, báo cáo thẩm tra về các vấn đề cấy ghép nội tạng được báo cáo lên cấp trên bởi Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Nam năm 2018. (Ảnh: Epoch Times)

Báo cáo cho thấy, kết quả tự xem xét kiểm điểm của các bệnh viện cấy ghép gửi cho Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Nam, đều là những vấn đề nhỏ trong việc nhập và xử lý dữ liệu.

Lý Lâm Nhất cho rằng, đây rõ ràng là “giơ cao đánh khẽ”, “làm màu” mà thôi, thực chất thì đối với tình hình hỗn loạn trong lĩnh vực cấy ghép tạng, ĐCSTQ vốn dĩ mắt nhắm mắt mở cho qua,  và phó mặc cho tình trạng này tiếp diễn.

Thông báo của Ủy ban Y tế quốc gia và kế hoạch hóa gia đình ĐCSTQ năm 2018 vô tình thừa nhận tội ác mổ cướp nội tạng

Ngoài ra, Epoch Times cũng nhận được “Thông báo về việc tăng cường hơn nữa việc quản lý cấy ghép nội tạng người”, do Ủy ban Y tế quốc gia và kế hoạch hóa gia đình ĐCSTQ ban hành năm 2018. Sau kỳ họp “Lưỡng hội” của ĐCSTQ vào tháng 3/2018, Ủy ban Y tế quốc gia và kế hoạch hóa gia đình đã được đổi tên thành Ủy ban Y tế quốc gia.

Epoch Times đã tiết lộ tài liệu bí mật của ĐCSTQ năm 2018 “Thông báo về việc tăng cường hơn nữa việc quản lý cấy ghép nội tạng người”. (Ảnh: Epoch Times)

Tài liệu mật tiết lộ nhiều sai phạm trong lĩnh vực ghép tạng ở Trung Quốc, đặc biệt nhấn mạnh các vấn đề như “cấm du lịch ghép tạng”“tiêu chuẩn hóa phán quyết chết não”.

Ngoại giới nhận thấy rằng, “du lịch ghép tạng” và “chết não” thường xuyên được đề cập đến trong các chứng cứ cho thấy tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ mà Epoch Times tiết lộ.

Số ca ghép tạng ở Trung Quốc đại lục đã gia tăng kể từ khi diễn ra cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999. Số ca ghép tạng đột ngột tăng lên vào năm 2003. Năm 2003, trên thế giới bùng lên trào lưu du lịch đến Trung Quốc ghép tạng. Thời gian chờ đợi trung bình để ghép tạng tại một số bệnh viện ở Trung Quốc tương đối ngắn, chỉ từ 1-2 tuần. Trung tâm ghép tạng Phương Đông ở Thiên Tân, nơi từng mời chào bệnh nhân trên toàn thế giới bằng năm thứ tiếng, đã lập kỷ lục với hơn 600 ca phẫu thuật ghép gan trong một năm vào năm 2006.

Giáo sư Arthur Caplan, chuyên gia nổi tiếng quốc tế, người từng được đánh giá là một trong mười nhân vật có ảnh hưởng nhất trong cộng đồng khoa học và công nghệ cho rằng, cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc là mổ cướp nội tạng sống “giết người theo nhu cầu”.

Các cuộc điều tra quốc tế cũng phát hiện ra rằng, cảnh sát, quân đội và bác sĩ của ĐCSTQ đã ngụy tạo ra những “nguồn cung” bị chết não, từ đó thu hoạch nội tạng còn sống. Giám đốc Sở cảnh sát Trùng Khánh Vương Lập Quân và những người khác, cùng với Đại học quân y thứ 3, cũng đã phát minh ra một cỗ máy tác động não được thiết kế đặc biệt cho “chết não” (bằng sáng chế: CN201120542042).

Cộng đồng quốc tế cáo buộc ĐCSTQ đã phạm “một tội ác chưa từng thấy trên hành tinh này” khi tiến hành mổ cướp nội tạng đối với các học viên Pháp Luân Công và các quần thể khác. ĐCSTQ sử dụng toàn bộ bộ máy quốc gia bao gồm Cục Công tố viên, quân đội, cảnh sát vũ trang và bệnh viện… để bí mật giam giữ một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công và những người có đức tin khác làm kho nội tạng sống.

Lý Lâm Nhất chỉ ra rằng, thông báo bí mật năm 2018 của Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa Gia đình ĐCSTQ, tương đương với việc công nhận các cáo buộc của cộng đồng quốc tế về việc mổ cướp nội tạng sống.

Dòng thời gian ghép tạng của Trung Quốc cho thấy sự dối trá của ĐCSTQ

Nhìn lại dòng thời gian trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc, tuyên bố của ĐCSTQ về việc ghép tạng luôn thay đổi theo thời gian:

◆ Năm 2001, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã bác bỏ cáo buộc của cộng đồng quốc tế rằng ĐCSTQ đã sử dụng “nội tạng của tử tù”.

◆ Vào tháng 7/2005, Hoàng Khiết Phu khi đó là thứ trưởng bộ Y tế của ĐCSTQ, lần đầu tiên thừa nhận rằng hầu hết nguồn nội tạng cấy ghép ở Trung Quốc đều đến từ tử tù.

◆ Vào tháng 3/2006, Epoch Times đã nhận được lời buộc tội của nhân chứng, lần đầu tiên tiết lộ hành vi mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Cựu thành viên của Quốc hội Canada David Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas sau đó đã điều tra việc này, cả hai đã công bố báo cáo đầu tiên về việc mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ. Kể từ đó, nhiều chính phủ, nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức y tế và các chuyên gia đã bắt đầu điều tra việc mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ.

◆ Vào ngày 10/4/2006, người phát ngôn của Bộ Y tế ĐCSTQ tuyên bố rằng, nguồn cung cấp nội tạng cấy ghép ở Trung Quốc chủ yếu là sự đóng góp tự nguyện của công dân sau khi chết.

◆ Vào tháng 11/2006, Hoàng Khiết Phu đã thừa nhận một lần nữa tại Hội nghị chuyên đề ghép gan lâm sàng quốc tế lần thứ 6 rằng, cấy ghép nội tạng Trung Quốc “chủ yếu đến từ các tử tù.”

◆ Năm 2009, Bộ Y tế của ĐCSTQ đã công bố thành lập cơ sở dữ liệu ngân hàng hiến tạng quốc gia.

◆ Đầu năm 2013, chính quyền ĐCSTQ tuyên bố sẽ bắt đầu “chấm dứt dần việc thu gom nội tạng cấy ghép” từ cơ thể của các tử tù.

◆ Vào ngày 1/1/2015, ĐCSTQ tuyên bố sẽ ngừng sử dụng nội tạng từ các tử tù.

◆ Vào tháng 2/2017, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã xuất bản một bài báo có tựa đề “Hoàng Khiết Phu: Vào thời điểm đó, việc ngưng sử dụng nội tạng của tử tù chịu áp lực rất lớn ở cả trong và ngoài nước”. Trong bài báo, Hoàng Khiết Phu thừa nhận rằng, ĐCSTQ ngưng sử dụng nội tạng của tử tù vì áp lực, trên vũ đài quốc tế, các học viên Pháp Luân Công trong hơn 10 năm qua vẫn kiên trì vạch trần tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ.

Nghị viện châu Âu (tháng 12/2013), Thượng viện Úc (tháng 4/2013), Ủy ban nhân quyền của Thượng viện Ý, Ủy ban liên hợp về đối ngoại và thương mại của Quốc hội Ireland và Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ (nghị quyết 281 vào cuối tháng 7/2014), đã lần lượt thông qua các nghị quyết lên án tội ác dã man mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công và các tội ác tàn bạo khác của ĐCSTQ.

Lý Lâm Nhất nói, dòng thời gian cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc cho thấy rõ ràng các thông báo của ĐCSTQ liên tục thay đổi và “tự vả vào mặt mình”, ngay cả khi cuối cùng bất đắc dĩ phải thừa nhận thu hoạch nội tạng từ các tử tù, nhưng họ vẫn phủ nhận cáo buộc về việc mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công.

Minh Huy (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?