Đậu nành biến đổi gen chứa hợp chất ung thư loại 1, hậu quả của kĩ thuật di truyền

19/12/19, 14:21 Trung Quốc
Agricultural concept, heap of soy beans and dollar banknotes

Tiến sĩ Shiva Ayyadurai đã đưa ra lời thách thức đối với công ty Monsanto, đề nghị sẽ trả 10 triệu USD nếu công ty này chứng minh được nghiên cứu của ông về việc đậu nành biến đổi gen gây nguy hại là sai.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Ayyadurai cho thấy đậu nành biến đổi gen tích tụ hợp chất formaldehyde gây ung thư nhưng vẫn chiếm 94% lượng đậu nành tiêu thụ tại Mỹ. (Ảnh qua dreamstime.com)

Tháng 7/2015, nhà khoa học, Tiến sĩ Shiva Ayyadurai công bố một báo cáo làm xôn xao dư luận khi nghiên cứu của ông cho thấy đậu nành biến đổi gen tích tụ hợp chất formaldehyde, một chất gây ung thư và phá vỡ sự trao đổi chất của thực vật.

Tiến sĩ Ayyadurai rất tự tin và chắc chắn với kết quả nghiên cứu của mình. Thậm chí, ông đã đưa ra thách thức đối với công ty Monsanto, đề nghị sẽ trả 10 triệu USD nếu công ty này có được bất kỳ bằng chứng nào cho thấy thực phẩm biến đổi gen (GMO) là an toàn.

“Nếu đây là những gì cần thiết để mang sự thật đến người dân Mỹ, tôi [nghĩ] mình càng phải sẵn lòng làm điều đó hơn nữa”, Tiến sĩ Ayyadurai chia sẻ.

Được biết, formaldehyde vốn là một chất tiềm năng gây ung thư đã được các nhà nghiên cứu tranh luận từ những năm 1980.

Đến tháng 4/2004, formaldehyde cũng được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế chuyển phân loại từ nhóm 3 (chất có khả năng gây ung thư) sang nhóm 1 (chất gây ung thư). Tuy nhiên, hiện tại ở châu Âu vẫn coi đây là chất có khả năng gây ung thư.

Đồng quan điểm với nghiên cứu của Tiến sĩ Ayyadurai, ông Ray Seidler, cựu khoa học gia của Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) cho biết: “Formaldehyde được biết đến là một chất gây ung thư loại 1. Nó xuất hiện với mật độ cao trong đậu nành là do hậu quả của một kỹ thuật di truyền phổ biến. [Rõ ràng] đây là tình huống đáng báo động và xứng đáng để FDA cũng như chính quyền Mỹ chú ý và hành động ngay lập tức. Hiện, đậu nành đang được trồng và tiêu thụ rộng rãi ở Hoa Kỳ, đậu nành có trong bữa ăn của cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, trong đó tỉ lệ trồng đậu nành biến đổi gen lên tới 94%”.

Nhà khoa học, Tiến sĩ Shiva Ayyadurai. (Ảnh qua TechSpot) 

Phát hiện của Tiến sĩ Ayyadurai được xem là một thách thức lớn đối với hệ thống kiểm duyệt thực phẩm hiện tại của Mỹ vì đó là một lời cảnh tỉnh về tính nguy hại của cây trồng biến đổi gen, loại thực phẩm có thể gây tổn hại to lớn cho sức khỏe con người.

Cơ cấu quy định hiện tại được dùng để phê duyệt thực phẩm có “giá trị tương đương” như GMO đã lỗi thời và không còn khoa học. Vì những quy định này được ban hành từ những năm 1970 và chỉ để đánh giá tính an toàn của các thiết bị y tế.

“Tiêu chí hiện tại để định giá tính ‘tương đương’ của thực phẩm chỉ là quan sát trực quan các đặc điểm dinh dưỡng cơ bản và bề mặt như vị giác, thị giác, khứu giác và xúc giác, [rồi sau đó] tuyên bố GMO an toàn cho con người, và cho phép chúng nhanh chóng đưa ra thị trường mà không cần bất kỳ thử nghiệm khoa học độc lập nào. Nếu formaldehyde và glutathione là tiêu chí, thì GMO có thể sẽ không được coi là thực phẩm có giá trị tương đương với các thực phẩm truyền thống. Phát hiện này đã đặt ra câu hỏi về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của FDA cho toàn nước Mỹ”.

Vì các công ty công nghệ sinh học như Monsanto sở hữu bằng sáng chế về cây trồng biến đổi gen, nên họ có thể cấm bất kỳ ai muốn tiến hành nghiên cứu để đánh giá sự an toàn của sản phẩm. Trong khi đó, các nghiên cứu do chính họ tiến hành, vốn nổi tiếng là giả mạo, lại thường là thông tin duy nhất được FDA sử dụng để ‘bật đèn xanh’ cho cây trồng biến đổi gen.

“Các kết quả kiểm tra yêu cầu thử nghiệm trực tiếp, đi kèm các tiêu chuẩn khoa học nghiêm ngặt để đảm bảo thử nghiệm đó là khách quan và có thể nhân rộng. Thật không thể tin được khi các tiêu chuẩn thử nghiệm như vậy không hề tồn tại. Khoa học cần phải đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá hiện đại và chính xác như vậy để phê duyệt GMO mới có thể đảm bảo được sự an toàn của thực phẩm”, Tiến sĩ Ayyadurai nói.

Ông cũng giải thích trong bài tóm tắt báo cáo của mình, với các loại thực phẩm biến đổi gen, chỉ cần một lượng nhỏ thôi cũng có thể tạo ra các nhiễu loạn lớn đối với các trạng thái cân bằng hệ thống phân tử. Vì vậy, quy trình đánh giá an toàn cho cây trồng biến đổi gen không thể sơ sài. 

“Đây không phải là vấn đề ủng hộ hay phản đối thực phẩm biến đổi gen. Tuy nhiên, liệu chúng ta có tuân theo phương pháp kiểm định khoa học để đảm bảo an toàn cho việc cung cấp thực phẩm hay không? Ngay hiện tại, câu trả lời là không. Nhưng chúng ta cần, và có thể làm được nếu tham gia các diễn đàn khoa học minh bạch, hợp tác, cởi mở và dựa trên cách tiếp cận có hệ thống”, Tiến sĩ Ayyadurai cho biết thêm.

Tiểu Phúc (Theo News Punch)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng