Đầu bếp bánh ngọt nổi tiếng người Mỹ – Ấn: Cuộc sống ngọt ngào cũng có “công thức”
Rakesh Nayak, bếp trưởng của nhà hàng Common Bond Cafe and Bakery ở Houston (Mỹ), nổi tiếng với tay nghề làm bánh độc đáo, đã tìm ra được “công thức” đặc biệt cho món bánh ngọt và cuộc sống hạnh phúc của mình.
Ở Houston, Texas (Mỹ), có một nhà hàng châu Âu tên là Common Bond Café & Bakery. Tiệm kinh doanh rất phát đạt với đủ loại các sản phẩm từ bánh mì, bánh quy, bánh ngọt,… có sự kết hợp hài hòa hương vị từ các nền văn hóa ẩm thực khác nhau. Trong đó nổi tiếng nhất là món bánh ngọt.
Bếp trưởng của bộ phận bánh ngọt là Rakesh Nayak, đến từ Ấn Độ, từ nhỏ đã yêu thích việc nấu nướng. Anh tâm sự: “Ông ngoại tôi sở hữu một nhà hàng ở Udupi, một thành phố thuộc bang Karnataka ở Tây nam Ấn Độ, bởi thế nên mẹ thường nói rằng tôi thừa hưởng đam mê này từ ông ngoại”.
Tuy nhiên, để trở thành một bếp trưởng kiêm giám đốc điều hành một nhà hàng có uy tín và nổi tiếng ở trung tâm đô thị phồn hoa như Houston, Texas như ngày hôm nay, Rakesh Nayak đã phải vượt qua không ít sóng gió.
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng cộng đồng, mặc dù không được gia đình ủng hộ, Rakesh vẫn quyết tâm học tiếp để lấy tấm bằng Quản trị khách sạn. Và bởi khả năng tài chính hạn hẹp, anh đã chọn khóa học một năm chuyên ngành nấu ăn và làm bánh.
Kết thúc khóa học, Rakesh xin được làm chân rửa bát trong khách sạn Hilton ở Mumbai. Sớm nhận ra đó không phải là nơi phù hợp cho chuyên môn của mình, sáu tháng sau anh xin sang khách sạn Mirador, và rồi cuối cùng dừng chân với công việc của một nhân viên bếp bánh trên du thuyền “Royal Caribbean Cruise Line London”.
Làm việc trên du thuyền được hai năm, Rakesh đã thấy được rất nhiều điều thú vị. Nhưng điều đạt được lớn nhất trong thời gian ở trên du thuyền là ông đã tìm được một người bạn đời kiếp này của mình Suzi (Tô Thiến) đến từ Trung Quốc. Nhưng sau đó, Suzy xin được việc ở Hoa Kỳ và chuyển công tác, hai người họ tạm thời phải xa cách.
Năm 2011, Rakesh nhận được một món quà đặc biệt từ Suzy – cuốn sách Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chủ đạo của Pháp Luân Đại Pháp, một phương pháp tu luyện ở Trung Quốc.
Anh kể lại: “Cuốn sách đã làm cuộc sống của tôi được cải thiện một cách ngoạn mục. Lần đầu đọc cuốn sách, tôi cảm nhận một sự kết nối hết sức thân thuộc, như thể tôi đã đọc nó từ rất lâu rồi, như thể nơi nào đó trong sâu thẳm trái tim tôi, những điều trong sách đã được tồn giữ.
Tôi tìm đến điểm luyện công chung ở Mumbai và bắt đầu học 5 bài công pháp nhẹ nhàng. Không giống với bất cứ môn tập nào khác, khi tôi tập luyện 5 bộ công pháp tôi luôn cảm thấy một nguồn năng lượng mạnh mẽ thông thấu toàn thân, nó sẽ không chỉ khiến thân thể và tâm trí tôi tràn đầy năng lượng, mà còn mang lại cho tôi một cảm giác bình an và hạnh phúc suốt cả ngày”.
Anh tin rằng các giá trị đạo đức “Chân – Thiện – Nhẫn” của Pháp Luân Đại Pháp chính là công thức hoàn hảo nhất, là nguồn nguyên liệu dồi dào nhất giúp anh thỏa sức sáng tạo để đạt được mọi thành công trong cuộc sống với một tâm thái an nhiên, tự tại.
“Bạn biết đấy, đầu bếp là những người rất nóng tính. Do bởi công việc trong bếp đòi hỏi tính chính xác cao, thời gian eo hẹp, là người phải chịu trách nhiệm cho mọi sản phẩm đến với thực khách, bếp trưởng cho rằng họ cần phải rất nghiêm khắc, đôi khi thô bạo thì mới đảm bảo nhân viên không có sai sót. Tôi cũng không phải là ngoại lệ.
Nhưng từ khi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tính nóng nảy của tôi tự nhiên giảm hẳn. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn trong công việc. Bạn bè và gia đình tôi đều nhận thấy sự thay đổi này. Mẹ tôi đã phải thốt lên rằng môn tập này chắc phải ẩn chứa những bí mật kỳ diệu lắm mới có khả năng biến đổi con người tôi mau lẹ đến thế”, anh chia sẻ. Chứng kiến sự thay đổi của Rakesh, mẹ và em gái của anh cũng cùng tu luyện Đại Pháp. Mẹ anh nói: “Đây là công pháp thần kỳ”.
Môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được phổ truyền ở Trung Quốc vào năm 1992 và trở nên phổ biến trên toàn thế giới bởi lợi ích sức khỏe và tinh thần vượt trội mà nó mang lại. Tuy nhiên, vì số lượng người theo tập tăng nhanh đột biến, nên vào ngày 20/7/1999, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân, trong nỗi sợ hãi hoang tưởng về quyền lực đã tuyên bố một chiến dịch đàn áp bất hợp pháp trên toàn quốc đối với môn tập này. Hàng loạt những học viên vô tội đã bị bức hại tàn nhẫn ở Trung Quốc từ năm 1999, trong đó có mẹ vợ của Rakesh.
Anh chia sẻ: “Khi biết rằng mẹ vợ tôi, một công dân Trung Quốc, một người phụ nữ hiền hậu, hết lòng vì gia đình, cũng bị bức hại trong cuộc đàn áp, tôi thấy như có hàng vạn mũi kim đâm đau nhói trong tim. Trong tôi khắc khoải một mong ước được làm một điều gì đó giúp họ. Điều tôi nghĩ đến đầu tiên là cần phải nói cho mọi người biết về cuộc bức hại mà chính quyền Trung Quốc đang ra sức giấu giếm này”.
“Ngay khi mới đến New York đoàn tụ với gia đình, tôi đã bắt đầu kể cho mọi người về cuộc bức hại vô nhân tính của đảng cộng sản Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Hiện tại, tôi thường có mặt bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc để phát tờ thông tin và nói với mọi người về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Ai cũng chú ý lắng nghe, và không thể tin những hành động tàn độc đến như vậy vẫn đang tồn tại. Tôi làm điều này, bởi cũng như các học viên Pháp Luân Đại Pháp khác, hy vọng rằng khi mọi người trên thế giới biết được sự thật, khi tội ác bị phơi bày, cuộc bức hại sẽ sớm được chấm dứt”.
Khi được hỏi, hàng ngày phải làm việc trong một môi trường rất bận rộn, căng thẳng, điều gì giúp anh giải tỏa được áp lực công việc. Cười rất tươi anh nói: “Tất cả đều nhờ có khoan dung và kiên nhẫn”.
Một nội tâm an hòa, dung nhẫn chính là yếu tố cốt lõi tạo nên một cuộc sống ngọt ngào mà vị bếp trưởng bếp bánh tài hoa đang sở hữu. Anh sẽ không bao giờ chạm được đến hạnh phúc thực sự và có thể lan tỏa niềm hạnh phúc ấy cho những người khác nếu anh không có may mắn được biết và tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Theo Epoch Times