‘Trường Xuân’: Bộ phim hoạt hình khiến khán giả chấn động, rơi nước mắt

25/07/22, 18:42 Pháp Luân Công

Tái hiện sự kiện chèn sóng truyền hình Trường Xuân gây chấn động thế giới 20 năm về trước, phim tài liệu hoạt hình ‘Trường Xuân’ đã khiến người xem không khỏi chấn động, rơi nước mắt trước những nỗi đau mà các học viên Pháp Luân Công đã phải gánh chịu dưới sự bức hại tàn khốc của ĐCSTQ.

Theo Epoch Times, ngày 20 và 23/07, bộ phim tài liệu hoạt hình ‘Trường Xuân’ đã được công chiếu tại Liên hoan Phim Tài liệu Melbourne.

Đây là bộ phim tài liệu được họa sĩ hoạt hình nổi tiếng Nobita (Đại Hùng, sống ở Canada) và nhà sản xuất người Canada Lofty Sky tiến hành sản xuất trong suốt 6 năm mới hoàn thành.

Bộ phim đã tái hiện sự kiện chèn sóng truyền hình Trường Xuân gây chấn động thế giới 20 năm về trước.

Ảnh phim “Trường Xuân”: Tuổi thơ của Đại Hùng ở Trường Xuân thật hạnh phúc. (Ảnh chụp màn hình video)

Theo đó, vào ngày 5/3/2002, các học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân đã chèn sóng thành công bộ phim về sự thật của Pháp Luân Công như ‘Đó là tự thiêu hay là một trò lừa đảo?’ (chứng minh vụ tự thiêu ở Thiên An Môn là giả và ĐCSTQ đang lừa dối người dân, bức hại các học viên Pháp Luân Công lương thiện tin vào Chân, Thiện, Nhẫn). Thời lượng phát sóng dài từ 40 đến 50 phút, phủ sóng 300.000 người dùng và hàng triệu người xem trên 32 kênh.

Sau sự kiện chèn sóng truyền hình trên, ĐCSTQ đã phát động một cuộc đàn áp điên cuồng, trong vòng 20 ngày, hơn 5.000 học viên Pháp Luân Công vô tội đã bị bắt giữ bất hợp pháp ở Trường Xuân. Có ít nhất 8 người bị đánh chết và 15 người bị kết án bất hợp pháp từ 4 đến 20 năm tù.

Chia sẻ với Epoch Times, đạo diễn Loftus nói: “Đây là một câu chuyện về lòng dũng cảm và chống lại sự đàn áp, là một chủ đề nghiêm túc về nhân quyền…

Ảnh trong phim ‘Trường Xuân’: Sau khi sự kiện chèn sóng xảy ra, ĐCSTQ điên cuồng bắt giữ và bức hại các học viên Pháp Luân Công tại địa phương. Đại Hùng cũng từng bị bức hại. (Ảnh chụp màn hình video)

Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ là cách làm cực kỳ cực đoan, họ phát tán các thông tin giả, cố ý (khiến mọi người) căm ghét và hiểu lầm một nhóm người bị bức hại dã man”.

Ông cho biết, ĐCSTQ đã bức hại Pháp Luân Công trong 23 năm, nhưng các học viên Pháp Luân Công không nản lòng. Bất kể họ đã trải qua những gì, họ vẫn tràn đầy hy vọng.

Khi kể câu chuyện về những học viên Pháp Luân Công này, ông muốn khán giả thấy được những hành vi ngược đãi vô lý mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng, và những ngược đãi mà một số người tham gia khác tiếp tục phải đối mặt ở Trung Quốc.

Đạo diễn Jason Loftus của phim tài liệu hoạt hình ‘Trường Xuân’. (Ảnh: Epoch Times)

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bắt và chịu đựng rất nhiều đau đớn, một số người đã mất mạng, và cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ vẫn tiếp tục…

Ông hy vọng bộ phim có thể giúp giảm bớt cuộc bức hại đối với học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. “Có thể nói về chủ đề này, và có thể mang đến một cái nhìn mới về những gì những người này đang làm, những gì họ đại diện, những gì họ đã phải chịu đựng. Khi chúng ta có thể nói về tất cả những điều này, nó sẽ làm suy yếu nền tảng của sự bức hại, đó là thông tin sai lệch và thù hận”.

Khán giả chấn động, rơi nước mắt

‘Trường Xuân’ được khán giả nhiệt tình hưởng ứng, có gần 300 khán giả đã xem phim tại Cinema Nova trong 2 suất chiếu, và suất chiếu thứ 2 đã cháy vé.

Bộ phim khiến nhiều khán giả phải rơi nước mắt, thỉnh thoảng lại có tiếng nức nở và tiếng than thở. 

Một số khán giả nói rằng, hành động chèn sóng truyền hình nói rõ sự thật của các học viên Pháp Luân Công đã gây sốc, và cuộc bức hại tàn khốc mà họ phải gánh chịu thật khiến người ta đau lòng.

Ngày 23/7, hơn 150 khán giả đã tiếp tục ở lại và giao lưu với đạo diễn sau khi xem phim tài liệu hoạt hình ‘Trường Xuân’ tại Cinema Nova. (Ảnh: Asllan Liu/ Epoch Times)

Nhà phê bình phim nổi tiếng người Úc Krausz, cựu chủ tịch của Hiệp hội phê bình phim Úc nói ‘Trường Xuân’ là bộ phim xuất sắc, “được thực hiện với một ý tưởng rất khác thường, và sử dụng thủ pháp hoạt hình 3D.”

Nhà sản xuất video, kỹ sư âm thanh từng đoạt giải thưởng cho ABC George Mavroyeni cho rằng, các học viên Pháp Luân Công được mô tả trong phim là ‘rất dũng cảm’, và chính phủ Úc phải lên tiếng trước sự đàn áp dã man của ĐCSTQ.

“Họ (các học viên Pháp Luân Công) không chỉ quyết tâm, họ còn thực sự sẵn sàng từ bỏ mạng sống của mình để đấu tranh cho tự do.

Chúng tôi phải nói với chính phủ của chúng tôi: Phải lên tiếng cho những người bị áp bức (ở Trung Quốc). Rất nhiều người thậm chí không nhận ra rằng, người Trung Quốc đang bị áp bức.

Nếu các phương tiện truyền thông chính thống không vạch trần điều này, thì theo tôi, các phương tiện truyền thông chính thống của chúng ta đang thông đồng với các phương tiện truyền thông của Trung Quốc (ĐCSTQ)”, ông nói.

Sau khi xem bộ phim tài liệu ‘Trường Xuân’ cùng mẹ và chị dâu vào ngày 23/7, Alicja Britten, chuyên gia tư vấn bán hàng cho một công ty nổi tiếng quốc tế cho hay, bản thân đã vô cùng kinh hoàng và đau lòng khi biết sự thực. Cô biết Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc, nhưng không biết sự kiện chèn sóng truyền hình.

“Tôi kinh hoàng nhưng được khích lệ khi thấy mọi người đứng lên vì niềm tin của họ… Đó là một câu chuyện hấp dẫn, một câu chuyện cảm động. Tôi nghĩ điều quan trọng là những người bên ngoài Trung Quốc biết được sự thật”

Sau khi ‘Trường Xuân’ ra mắt, phim đã nhận được Giải thưởng Khán giảGiải Giá trị con người tại Liên hoan phim Quốc tế Thessaloniki ở Hy Lạp. Tháng 4/2022, phim đã nhận được Giải thưởng được chú ý đặc biệt tại Liên hoan phim Quốc tế Phim Movies That Matter ở Hà Lan. 

Ngày 8/5, tại ‘2022 Hot Docs’, liên hoan phim tài liệu quốc tế lớn nhất ở Bắc Mỹ, ‘Trường Xuân’ đã đạt được vị trí thứ nhất ‘Giải thưởng của khán giả’

Ngày 5/6, ‘Trường Xuân’ tiếp tục nhận được ‘Giải thưởng Phim tài liệu hay nhất’‘Giải Bình chọn của khán giả’.

Để xem trailer, vui lòng nhấp vào: https://eternalspringfilm.com/

Theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"