Đặng Lệ Quân – Biểu tượng bất diệt của người Hoa, nhưng lại là kẻ thù của ĐCSTQ

12/05/20, 15:30 Trung Quốc

Ngày 8/5/2020 là kỷ niệm 25 năm ngày mất của ca sĩ Đài Loan Đặng Lệ Quân. Mặc dù Đặng Lệ Quân đã bị ĐCSTQ “cấm đoán” vào những năm 1980, nhưng người dân Đại lục vẫn tìm cách để nghe lén và hát các bài hát của bà. Thậm chí lúc đó người dân Đại lục còn truyền tai nhau câu nói “Ban ngày nghe ‘Lão Đặng’ (Đặng Tiểu Bình), ban đêm nghe ‘Tiểu Đặng’ (Đặng Lệ Quân).

Dù bị cấm đoán, người dân Trung Quốc đại lục vẫn tìm cách để nghe lén nhạc của Đặng Lệ Quân. (Ảnh qua NTDtv.com)

Đặng Lệ Quân nổi tiếng khắp châu Á

Vào ngày 29/1/1953, một bé gái được sinh ra ở Vân Lâm, Đài Loan, tên là Đặng Lệ Quân (筠 phiên âm là “yún”), sau này được đổi tên thành Đặng Lệ Quân (君 phiên âm là “jūn”) (tên đồng âm khác nghĩa). Cha bà là một sĩ quan Quốc Dân Đảng.

Đặng Lệ Quân trở nên nổi tiếng từ khi còn trẻ, và bà đã là một “tiểu minh tinh” nổi tiếng ở Đài Loan vào những năm 1960. Từ 1974 đến 1977, Đặng Lệ Quân tiếp tục phát triển sự nghiệp tại Nhật Bản, phát hành tổng cộng 8 album và 12 đĩa đơn, trở thành ngôi sao của toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Các bài hát của Đặng Lệ Quân mang nét duyên dáng ý vị của Trung Quốc, đó là một đặc trưng của Hán ngữ và cũng là đặc sắc âm nhạc khác biệt so với các nền văn hóa khác. Bà gửi gắm tình cảm vào lời ca tiếng hát, và lại dùng tiếng hát để biểu đạt tình cảm, với phong cách âm nhạc vừa mộc mạc tự nhiên lại vừa gần gũi.

Phong cách biểu diễn của bà mang âm hưởng dân gian, kỹ thuật biểu diễn chú trọng vào sự rành mạch câu chữ, hàm súc thi vị, tạo thành một phong cách ca hát mang tính uyển chuyển rung động, tươi mới đẹp đẽ, trong trẻo mượt mà và đong đầy đặc sắc dân tộc. 

Giọng hát của bà ngọt ngào dịu êm, cách “buông câu nhả chữ” của bà tròn vành sắc nét, âm sắc vừa tinh tế vừa mềm mại. Tiếng hát của bà có thể truyền cho khán giả sự đồng điệu, chạm vào sâu thẳm trái tim mỗi người.

Đặng Lệ Quân là một ca sĩ Trung Quốc có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới và được tôn là “Nữ hoàng danh ca châu Á”. Những bài hát kinh điển của bà như “Thiên ngôn vạn ngữ” và “Vong bất liễu” đã xoa dịu vỗ về tâm hồn của bao người, và được lưu truyền rộng rãi trong xã hội Trung Quốc. Cũng nhờ những bài hát này bà đã giành được danh hiệu “1 tỷ tràng pháo tay”.

Ngày nay, vẫn còn vô số ca sĩ “cover” lại các bài hát kinh điển của Đặng Lệ Quân, để tỏ lòng tôn kính với người được coi là biểu tượng văn hóa vĩnh cửu của nhạc trữ tình Trung Quốc.

Đặng Lệ Quân bị ĐCSTQ “cấm đoán”

Tuy nhiên, vào những năm 1980, Đặng Lệ Quân – người được người Hoa trên toàn thế giới yêu mến, đã bị ĐCSTQ coi là “đầu độc bằng giọng ca lả lướt ủy mị” và bị cấm đoán.

Năm 1980, Hiệp hội Âm nhạc Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp tại Tây Sơn, Bắc Kinh để thảo luận và phê bình các bài hát của Đặng Lệ Quân. Các chuyên gia của ĐCSTQ cho rằng, các bài hát của Đặng Lệ Quân là “lả lướt ủy mị”, “nhạc vàng đồi trụy”. Đồng thời, đã chất vấn bà về chủ đề của bài hát “Hà nhật quân tái lai” (Bao giờ chàng trở lại) mà bà thể hiện.

Ca từ bài hát “Hà nhật quân tái lai” có đoạn: “Đời người say được mấy lần, không vui chờ đến bao giờ mới vui? Đêm nay xa nhau rồi, bao giờ anh trở lại?”. ĐCSTQ cho rằng những câu chữ này là để miêu tả cảnh nam nữ quấn quýt không rời, “dâm đãng trụy lạc”. “Hà nhật quân tái lai” còn bị chỉ trích là có hàm ý rằng Quốc Dân Đảng “bao giờ thu phục lại đất đã mất”, mang tính chất “phản động”. Đặng Lệ Quân cũng bị ĐCSTQ cáo buộc là “điệp vụ của Quốc Dân Đảng”.

“Đặng Lệ Quân sống thật với bản chất con người, nhưng đó lại là vấn đề chính trị đối với Trung Quốc Đại lục, ai cũng nghe Đặng Lệ Quân, thì còn ai nghe Cộng sản Đảng nữa?”, Đào Kiệt – một tác gia Hồng Kông từng miêu tả Đặng Lệ Quân là ‘linh hồn của Đài Loan”, cho hay.

Người dân Đại lục nghe lén “đài phát thanh của địch”

Tuy nhiên, tiếng hát của Đặng Lệ Quân vẫn “xuyên thủng” tấm hàng rào vô hình mà ĐCSTQ thiết lập trên eo biển Đài Loan, và bay đến Trung Quốc Đại lục. Nhiều người trên Đại lục buổi tối lại chui trong chăn để nghe trộm “đài phát thanh của địch”, để nghe Đặng Lệ Quân hát.

“Ban ngày nghe Lão Đặng, ban đêm nghe Tiểu Đặng”, là câu nói rất phổ biến vào những năm 1980. “Lão Đặng” là Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo của Trung Quốc lúc bấy giờ, và “Tiểu Đặng” nói đến ca sĩ Đài Loan Đặng Lệ Quân.

Nghe các bài hát của Đặng Lệ Quân là một đặc quyền của các tỉnh ven biển phía Nam. Đặc biệt là sau khi cải cách và mở cửa, giao lưu trong và ngoài nước ngày càng nhộn nhịp, các băng nhạc của Đặng Lệ Quân và các băng nhạc khác từ Hồng Kông, Đài Loan đều được đến chuyển đến Đại lục bằng hình thức “xách tay”.

Những người Trung Quốc Đại lục được giáo dục “tẩy não” bằng các bộ phim truyền hình kiểu mẫu và các bài hát cách mạng trong nhiều thập kỷ đột nhiên phát hiện ra rằng, thì ra có thể hát như thế này? Lời bài hát có thể được viết như thế kia? Bộ não vốn bị “giam cầm” của mọi người ngay lập tức mở ra một chân trời mới.

Đặng Lệ Quân tiết lộ “điều kiện” để đến hát ở Đại lục

Sau khi trở nên nổi tiếng, Đặng Lệ Quân thường tham gia các hoạt động thăm hỏi binh sĩ của quân đội Đài Loan, bà trở thành “tình nhân vĩnh cửu của quân nhân Đài Loan”. Năm 1980, Đặng Lệ Quân đưa ra “điều kiện” để hát ở Trung Quốc Đại lục tại buổi hòa nhạc của mình, bà nói: “Ngày tôi hát ở Trung Quốc Đại lục chính là ngày chủ nghĩa Tam dân của chúng tôi được thực hiện ở Trung Quốc Đại lục”.

Năm 1981, Đặng Lệ Quân đã đến doanh trại Quân đội Đài Loan thăm hỏi và “cắm chốt” tại đó 1 tháng, sau đó sản xuất bộ phim tài liệu “Quân đội nơi trạm gác”. Điều này làm cho các bài hát của bà càng khó được Đại lục chính thức công nhận.

Năm 1989, phong trào “Học vận 89” đã nổ ra ở Trung Quốc, Đặng Lệ quân – người lâu nay khát khao được biểu diễn ở Đại lục, đầu đeo dải băng trắng với dòng chữ “Dân chủ vạn tuế”, ngực đeo tấm biển “Phản đối quân quản”, hiên ngang bước lên sân khấu, hát vang ca khúc “Gia tại sơn na biên”, ủng hộ học sinh Đại lục. Thật không may, vài ngày sau đã xảy ra cuộc thảm sát “Lục tứ” (thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989).

Vào ngày 8/5/1995, Đặng Lệ Quân qua đời vì bệnh tật ở Chiang Mai, Thái Lan. Bà cả đời nổi tiếng khắp châu Á, nhưng lại không thể đến Đại lục để biểu diễn.

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới