Nhà sáng lập Pháp Luân Công gửi thông điệp chúc mừng Pháp hội Đài Loan

10/12/20, 14:39 Pháp Luân Công

Ngày 6/12, Đại sư Lý Hồng Chí – người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp đã gửi thông điệp chúc mừng chúc Pháp hội Đài Loan thành công viên mãn. Hội trường Pháp hội gần 6.500 học viên, không khí rất  thần thánh, trang nghiêm và tường hòa.

Pháp hội Đài Loan ngày 6/12/2020
Pháp hội Đài Loan ngày 6/12/2020. (Ảnh qua SOH)

Ngày 5/12, khoảng 5.400 học viên Pháp Luân Công từ khắp các nơi của Đài Loan đã xếp hình chín chữ chân ngôn: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân-Thiện-Nhẫn Hảo” tại Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch. 

Ngày 6/12, khoảng 6.500 học viên đã tham dự buổi trao đổi tâm đắc thể hội tu luyện (Pháp hội Đài Loan) tại Nhà thi đấu Đại học Quốc gia Đài Loan. 

Trong lời chúc của mình, Đại sư Lý Hồng Chí đầu tiên gửi lời hỏi thăm đến các học viên Pháp Luân Công đến tham dự Pháp hội. Thông điệp chúc mừng cũng đề cập rằng:

“Hiện nay trên thế gian con người đã đến cuối cùng của thời mạt thế rồi, loạn tượng trong loạn thế gây can nhiễu đến xã hội càng gay gắt hơn. Tuy là giao tranh chính-tà, nhưng chư vị phải trụ vững bản thân đừng bị can nhiễu, đồng thời làm tốt hơn nữa việc giảng chân tướng cứu con người thế gian. Khi giảng chân tướng không được đặt mình vào trong người thường, [hãy] sắp xếp vị trí của mình cho tốt, đừng bị cuốn nhập vào đó, thì mới thực hiện được tốt hơn. Chúc Pháp hội của chư vị thành công viên mãn!”

Tại Pháp hội, 2 câu thơ trong Hồng Ngâm II của Đại sư Lý Hồng Chí được treo hai bên đài chủ trì: 

“Từ bi năng dung thiên địa Xuân

chính niệm khả cứu thế trung nhân” 

Tạm diễn nghĩa:

Từ bi có thể hoà tan trời đất thành mùa Xuân

Chính niệm có thể cứu con người ở thế gian

Sau khi đọc diễn văn khai mạc, các học viên đã có bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện và giảng chân tướng cho thế nhân trong cuộc sống thường ngày của bản thân. 

Khi dịch bệnh bùng phát, các học viên đã gọi điện đến Đại lục hỏi thăm người dân Trung Quốc, và họ đã tam thoái sau khi nghe chân tướng.

Cô Hoàng, người đã tu luyện được 13 năm, mỗi ngày đều ghi nhớ cuốn sách chính “Chuyển Pháp Luân” của Pháp Luân Công. Cô cho biết, đầu tháng 1/2020, dịch bệnh viêm phổi ở Vũ Hán vô cùng nghiêm trọng. Thỉnh thoảng cô gọi đến số điện thoại đã ngừng hoạt động, trong tâm không khỏi lo lắng rằng chủ nhân của số điện thoại này có phải đã qua đời vì bị nhiễm bệnh?

Cô Hoàng cho biết, vào thời điểm khi thành phố Vũ Hán đang bị phong tỏa, những đứa trẻ Vũ Hán chỉ có thể ở nhà mà không thể đến trường. Cô đã gọi tới số điện thoại của một cô gái đang học đại học. 

Đầu tiên, cô hỏi thăm về tình hình tại nơi cô gái sống và nói rằng, dịch bệnh là minh chứng cho sự báo ứng đối những tội ác mà ĐCSTQ đã gây ra, đồng thời nói cho cô sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, và lý do tại sao phải thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội (hay còn gọi là Tam thoái) của ĐCSTQ. Cô gái im lặng lắng nghe, sau đó đồng ý thoái đoàn với bút danh “Uyển Nhu”.

Giấy chứng nhận thoái đảng do Trung âm dịch vụ thoái đảng toàn cầu cung cấp
Giấy chứng nhận thoái đảng do Trung âm dịch vụ thoái đảng toàn cầu cung cấp. (Ảnh qua EpochTimes)

Cô Hoàng kể rằng, khi tham gia (dàn nhạc) Thiên quốc nhạc đoàn, cô thường đến Hồng Kông để diễu hành, cầm nhạc khí chũm chọe của mình để chơi  liên tục trong 3 hoặc 4 giờ đồng hồ. Có khi hơn 5 hoặc 6 tiếng ở nhiệt độ cao 35, 36 độ C.  

Có một năm, cuộc diễu hành diễn ra đúng vào ngày dân chúng tranh phiếu tổng tuyển cử phổ thông của Hồng Kông. Vì vậy, những người trong đội Thiên quốc nhạc đoàn phải đi theo sau người dân, cô liên tục đánh chũm chọe suốt 8 tiếng đồng hồ dưới cái nóng 36 độ.

“Mồ hôi trên người ướt rồi lại khô, khô rồi lại ướt, quần áo của cả đoàn thậm chí có thể vắt ra muối, thật không dễ dàng để đi đến cuối cuộc diễu hành”, cô Hoàng nhớ lại.

Đại Pháp khai mở trí huệ khiến lời văn tuôn ra như suối 

Ông Trần, một nha sĩ đã nghỉ hưu cho biết, từ khi còn nhỏ viết văn đã là niềm yêu thích, ông cũng thường giành chiến thắng trong các cuộc thi. Khi học đại học, còn từng được giải thưởng với đề tài “Tại sao tôi lại phản đối chủ nghĩa cộng sản”. 

Ông Trần học Pháp Luân Công vào năm 1999, lúc ấy ông chỉ thỉnh thoảng gửi một vài bản thảo. Ông nghĩ rằng, viết bài cần phải xuất phát từ cơ điểm chân chính, nếu bài viết không được xuất bản, thì cần xem xem có phải là do tâm tính có thiếu sót hay nhân tâm nặng hay không? 

Nếu người biên tập thay đổi nội dung, hãy suy nghĩ kỹ xem bản thảo có thiếu sót ở đâu, đây cũng là cơ hội để đề cao tâm tính. Nếu bài viết được xuất bản, hãnh cảnh giác không sinh tâm quá vui mừng và hiển thị bản thân.

Từ xưa đến nay, “Kẻ sĩ coi thường nhau”, dễ “tự cao tự đại”. Có lần ông nhận thấy, những bài báo viết thường ngày của mình đã bị xóa hoặc sửa lại, tính cách ông bình thường khá tường hòa, nhưng khi lòng tự trọng bị đả kích, liền không thể chịu được, ông có thể tiếp thụ những lời góp ý với ngữ khí nhẹ nhàng, nhưng không thể chịu được những lời chỉ trích gay gắt, do đó ông tự nhủ cần phải thể hiện được tư tưởng khoáng đạt của người tu luyện: “Lùi một bước, biển rộng trời cao”. 

“Tôi cũng nhận ra rằng, điều cản cản trở đến sự tiến bộ trong tu luyện là do có tâm chấp trước chưa buông được, chứ không phải do bản thân kỹ năng. Sau khi loại bỏ quan niệm con người, tâm trí tự nhiên sẽ không ngừng được đả thông, rộng mở”, ông chia sẻ.

Gần đây ông nhận được lời nhắc nhở của ban biên tập rằng: Có quá nhiều bài viết, vì vậy khó tránh khỏi việc lặp lại chủ đề và câu văn, nếu không có ý tưởng mới thì sẽ không nhận được hiệu quả tốt. 

Ông đã rất biết ơn lời khuyên chân thật của ban biên tập, bây giờ đã không còn chống đối kiểu như “không để người khác nói” nữa rồi. Bởi vì ban biên tập suy xét đặt mình vào góc độ, hoàn cảnh của người đọc nên lời mà họ nói ra là có lý. Ông Trần chia sẻ rằng, thường sau khi luyện công hoặc phát chính niệm, lời văn của ông tuôn ra như suối trào, từ tiêu đề, dàn ý cho đến kết bài, một mạch đến hết, đây hoàn toàn là trí huệ mà Đại Pháp ban tặng cùng sự gia trì từ bi của Sư phụ.

15 năm kiên trì đưa chân tướng qua mạng

Cô Liêu, người tham gia giảng chân tướng cho công dân Trung Quốc Đại lục chia sẻ: Trong suốt 15 năm, mỗi ngày cô đều kiên trì đưa chân tướng qua mạng, và thường nhận được lời cảm ơn từ những cư dân Đại lục, họ bày tỏ khâm phục đối với sự kiên trì của các học viên Pháp Luân Công. 

Một số cư dân mạng còn nói: “Cảm ơn các bạn đã vô tư phó xuất (cho đi vì người khác) để mở mang hiểu biết cho người dân”, họ còn nói rằng một ngày không nhìn thấy tin tức ngoài tường lửa thì giống như bị che mắt, bịt tai vậy, mỗi ngày đều mong đợi những tin tức mà các học viên gửi đi. 

Một cư dân mạng đã gửi lời cảm ơn đến các học viên Pháp Luân Công: “Các bạn là những người mạo hiểm thắp lửa trong đêm tối”.

Cô Liêu nói rằng, một cư dân mạng sau khi nghe cô giảng sự thật về Pháp Luân Công, anh ta đã cảm thấy rất xấu hổ, bởi vì anh ta từng là người viết bài bình luận trên phương tiện truyền thông thời sự về các vấn đề liên quan đến Pháp Luân Công, và rằng đã không hoàn thành trách nhiệm của mình, với tư cách là một người làm truyền thông báo chí. 

Anh ấy nói, ĐCSTQ là tà giáo lớn nhất, anh sẽ lan truyền các tin tức vạch trần sự tàn bạo của ĐCSTQ trên Internet, bởi vì anh không muốn con cháu đời sau sống trong một đất nước chuyên quyền và tàn bạo giống như anh, vì vậy anh phải lên tiếng. Anh ấy cũng làm tam thoái cho vợ con, sau đó bảo vợ làm tam thoái thay người nhà.

Còn có một cư dân mạng khác khiến cô Liêu ấn tượng sâu sắc. Sau khi nghe các học viên giải thích về việc tam thoái trên mạng, về nhà anh thường thành tâm niệm cửu tự chân ngôn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Anh ấy thường niệm khi ở một mình hoặc khi chạy bộ chậm. 

Anh cảm thấy những tính xấu của mình đã được cải thiện, “Không hiểu sao cứ cảm giác thiện niệm trong tâm ngày càng mạnh, cảm thấy tràn ngập ánh sáng và hy vọng”. Anh còn nói rằng, bản thân rất vui mừng khi gặp các học viên Pháp Luân Công. Hiện anh ấy đã đọc quyển Chuyển Pháp Luân một lần, và cũng sẽ dành thời gian để đọc lại.

Học viên mới cảm động vì có duyên được tiếp xúc với Pháp Luân Đại Pháp

Một học viên mới họ Tăng học Pháp Luân Công được 9 tháng và chia sẻ rằng, cô có một gia đình hạnh phúc, một người chồng chu đáo hết mực thương yêu và một cô con gái xinh đẹp, thông minh và hiếu thảo. 

Tuy nhiên, sau khi bước vào tuổi mãn kinh, sức khỏe đã bật báo động đỏ, khớp gối khó chịu nghiêm trọng, hai chân đau nhức không đứng vững được, khớp thái dương hàm cũng xuất hiện vấn đề, rối loạn khớp nhai dẫn đến bắp thịt đau nhức, răng tê buốt. Cô làm theo chỉ dẫn một số bác sĩ để có thể ngủ được nhưng điều này lại càng khiến cô mất ngủ hơn, liên tục tìm kiếm các danh y để chữa trị đều không có hiệu quả. May mắn thay, một người bạn đã đưa cho cô quyển Chuyển Pháp Luân và cô đã bén duyên với Đại Pháp từ đó.

Cô Tăng nói, vì tiếp xúc muộn nên bản thân đã tự đốc thúc mình học Pháp, luyện công mỗi ngày, chuyên cần niệm chín chữ chân ngôn và nỗ lực tu tâm tính. Một tháng sau, cô cô kinh ngạc phát hiện đôi chân của mình đã có thể đi bộ liên tục trong 30 phút, đồng thời răng của cô cũng tốt hơn. Hiện tại cô không còn cảm thấy cơ thể đau yếu nữa, mỗi ngày cô đã có thể giảng chân tướng, khuyên tam thoái, mặc dù quá trình này rất gian nan, nhưng cô vẫn phải kiên trì bước tiếp, mỗi lần vượt qua được khó khăn liền có thể đề cao tâm tính của bản thân.

“Hiện tại cả gia đình đều cùng nhau tu luyện Đại Pháp, đều biết được ý nghĩa sinh mệnh chính là phản bổn quy chân (trở về bản tính chân thật)”. Cô nói rằng trong 9 tháng qua, chính Sư phụ và Đại Pháp cùng rất nhiều đồng tu thiện lương và tốt bụng đưa cô thoát khỏi những lúc tuyệt vọng và khổ đau nhất. Đó là thời gian cô cảm thấy mãn nguyện và vui vẻ nhất trong cuộc đời, giờ đây cuộc sống đã trở nên đơn giản và hạnh phúc hơn. 

Cô chia sẻ, “Tôi hiểu rằng tất cả những cơ duyên này đều không phải ngẫu nhiên mà đến, và càng cảm động hơn vì mình thật may mắn khi có duyên phận trở thành một đệ tử Đại Pháp”.

Quảng cáo thời báo Epoch Times tới những người hàng xóm

Epoch Times - tờ báo uy tín, đưa tin trung lập khách quan được nhiều người dân cũng như các chính trị gia trên thế giới tin tưởng
Epoch Times – tờ báo uy tín, đưa tin trung lập khách quan được nhiều người dân cũng như các chính trị gia trên thế giới tin tưởng. (Ảnh qua ET)

Cô Lâm nhớ lại lần đầu tiên đọc báo của Epoch Times, cô cảm thấy nó rất khác, không có nội dung tầm phào hay dơ bẩn, lúc đó cô đã nghĩ rằng một tờ báo trong sạch và tràn đầy năng lượng chính như vậy nên được quảng bá rộng rãi. Nếu quảng bá rộng rãi cho quần chúng như vậy không phải xã hội Đài Loan sẽ yên bình và tốt đẹp hơn sao? 

Một học viên nói với cô rằng, hàng xóm của cô mỗi người đều có một tờ báo miễn phí do chính phủ cung cấp. Nghe vậy, trong đầu cô chợt lóe lên một ý tưởng, những người trưởng khu phố này vừa hay lại là người đọc báo, vậy sao không giới thiệu báo cho những người này nhỉ?

Sau đó Cô Lâm gặp một vị trưởng khu phố, sau khi nghe cô giới thiệu về tờ báo, thì lập tức chụp lại hình tờ báo Epoch Times và đăng lên nhóm trưởng khu phố, đồng thời biểu đạt sự ủng hộ. 

Có lần cô cũng gặp phải trường hợp người trưởng khu phố không ở nhà, cuối cùng cô phải gọi điện trực tiếp cho anh ta, tuy nhiên cô cứ 10 câu thì anh ta lại ngắt lời 3 câu, về sau có duyên gặp lại vị trưởng khu phố này, không ngờ thái độ của anh ta so với lần trước gọi điện thực sự là quay ngoắt 180 độ, rất ôn hòa nhã nhặn, nói rằng cô có thể trực tiếp đi đến nhà người dân trong phố ông ấy quản. 

“Điều này khiến tôi thể hội được câu: Kiến diện tam phân tình – nghĩa là không được để nhân tâm dẫn động, cứ chính niệm mà làm, và sẽ có kết quả không ngờ tới”, cô chia sẻ.

“Từ việc chỉ đơn thuần là chia sẻ, đến tích cực quảng bá Epoch Times”, quá trình này rất thăng trầm. Có những người hàng xóm đọc báo gần 30, 20, 10 năm vẫn khăng khăng giữ cái cũ, có tư tưởng chính trị rõ ràng, ngôn từ sắc bén, giới thiệu báo cho họ thì họ từ chối ngay tại cửa, không những thế tờ báo chính phủ lại là tặng phẩm có lợi nên đã tăng thêm lực cản. 

“Sau mỗi lần ghé thăm, quảng cáo báo cho người dân trong xóm đều sẽ cần phải lưu liên lạc của họ lại”, cô nó  mọi người đều biết việc quảng bá báo cho người dân trong xóm không phải chỉ là công việc nhất thời, mà cần phải thiết lập mối quan hệ với họ để quảng bá lâu dài.

 Giảng chân tướng ở Hồng Kông mọi thời khắc không buông lơi

Các học viên đến từ Đài Loan là lực lượng chính trong cuộc diễu hành ở Hồng Kông. Một học viên họ Hứa nói rằng, cô không còn nhớ rõ đã đến các điểm tham quan ở Hồng Kông để giảng chân tướng bao nhiêu lần nữa.  

Lần đầu tiên cô đi đến đó là vào ngày 1/7/2007, vừa đúng dịp đụng phải ngày thành lập ĐCSTQ (1-7-1921) nên bị đưa về nước, lần cuối cùng là vào ngày 1/1/2020 – thời điểm đang diễn ra phong trào “phản tống Trung”. 

Mặc dù đã có học viên đến Hồng Kông, và bị đưa trở lại Đài Loan nhưng cô Hứa có một cảm giác trách nhiệm khó có thể giải thích được đối với Hồng Kông, điều này đã thúc đẩy cô tiến lên phía trước. Tâm tình phải đi Hồng Kông đã ký kết, do vậy mỗi lần qua hải quan đều thuận lợi.

Cô Hứa chia sẻ kinh nghiệm từ việc chỉ đi theo đoàn đến làm trưởng đoàn. Ban đầu khi làm thủ tục hải quan cô rất sợ bị lạc, cũng từ chối đảm nhận làm trưởng đoàn, cô có kinh nghiệm lên mạng giúp các bạn học viên mua vé máy bay đi Hồng Kông giá rẻ để giảm bớt gánh nặng, giống như người dẫn đầu công ty du lịch, cô đã dẫn mọi người đi giảng chân tướng từ Nam ra Bắc ở Hồng Kông. 

Cô thường phát báo chân tướng tại các điểm du lịch, và có rất nhiều người nhận, cũng có nhiều du khách Đại Lục xin báo, nói rằng muốn mang về cho người thân và bạn bè.

“Khi giảng chân tướng ở Hồng Kông, mọi thời khắc đều không thể buông lơi”. Cô nói rằng, mỗi lần diễu hành đều phải đem theo máy quay phim, để kiềm chế băng nhóm ĐCSTQ kêu thét làm loạn bên lề đường. Đồng thời phải gắn đầu đĩa, lắp máy bộ đàm, cõng theo nước để bổ sung cho các học viên. 

Còn phải chú ý khoảng cách trước sau khi đi trên đường, cố gắng làm giảm bớt áp lực cho cảnh sát Hồng Kông, bởi vì khi cả đoàn đi gần với nhau, sẽ làm mọi người không nhìn thấy, truyền thông cũng sẽ không quay được chân tướng trên biểu ngữ. 

Phối hợp với cảnh sát Hồng Kông và các học viên có tâm tính khác nhau, mỗi lần kiên trì vượt qua khảo nghiệm đều là một bước đề cao trong tu luyện.

Sinh mệnh thăng hoa trong khi học thuộc Pháp, buông bỏ tâm chấp trước

Ông Lý, người đã đắc Pháp được 17 năm nói rằng, trên con đường tu luyện có ít nhất hai loại tâm chấp trước, loại có thể thấy rõ hơn là chấp trước vào thể hiện bản thân, chứng thực bản thân, và loại còn lại là sắc dục. 

Từ nhỏ đến khi lớn lên, do bản thân có một số tố chất, nên dễ nhận được lời khen ngợi từ phương diện nào đó, do đó rất dễ sản sinh tâm tự mãn và cảm thấy mình giỏi hơn người khác. Mà bởi vì ông đã xem quá nhiều những thứ bất hảo từ khi còn nhỏ, khiến trong tư tưởng của ông thỉnh thoảng phản ánh ra những niệm đầu ở phương diện sắc dục.

Ông Lý đã nghe một học viên kể về việc, rất nhiều học viên lớn tuổi trong khu vực của ông ấy đang học thuộc Pháp, hơn nữa khi tập thể học Pháp mỗi người đọc một đoạn, ông ấy cũng khởi lên niệm đầu phải nỗ lực học thuộc Pháp. Ông Lý nói rằng, trước đây ông đã từng học thuộc, nhưng mỗi lần đều là học được một thời gian rồi lại bỏ, nguyên nhân chủ yếu đó là  trong quá trình này tư tưởng rất dễ suy nghĩ đến những thứ khác. 

Là người làm trong lĩnh vực kinh doanh, sau khi kiên trì học thuộc, ông phát hiện rằng những tâm chấp trước khó tống khứ trước đây xác thực đã ngày càng nhẹ đi, và ông có thể nhìn mọi thứ với một tâm từ bi.

Ví dụ, ông và một đồng nghiệp thâm niên khác của công ty, mỗi người phụ trách trong một khu vực kinh doanh khác nhau. Năm 2019, có một khu vực vốn là thuộc về đồng nghiệp này, nhưng vì chất lượng kinh doanh mãi không phát triển nên sếp đã giao khu vực đó cho ông phụ trách. Trải qua một năm, việc kinh doanh ở khu vực đó dần phát triển lên. Nhưng gần đây, ông chủ lại nói  rằng, muốn ông Lý trả lại khu vực này cho đồng nghiệp hoạt động, lúc đó “trong tâm tôi cảm thấy rất bình tĩnh, ngay lập tức chấp nhận yêu cầu của ông chủ, cũng không vì lợi ích bị tổn thất mà cảm thấy bất công nữa”.

“Sau khi học thuộc Pháp, ở phương diện sắc dục, tôi cũng phát hiện rằng mình đã dần dần xem nhẹ”. Ông nói rằng kiểu xem nhẹ này không phải là miễn cưỡng, mà tự nhiên không còn cảm thấy nó mạnh mẽ như trước, hay không biết làm cách nào để bài trừ nó. “Sau khi liên tục đồng hóa với Pháp và đề cao cảnh giới tâm tính, tự nhiên liền xem nhẹ được”. Hiện tại, ông thực sự cảm nhận được một loại cảm giác mỹ hảo sau khi thăng hoa trong tu luyện Đại Pháp.

Bệnh tật toàn thân, sống không bằng chết được tái sinh nhờ Đại Pháp

Bà Lâm sống ở huyện Miêu Lật, Đài Loan cho biết, gia đình bà là đại gia đình 4 thế hệ, bà vừa phải lo toan cuộc sống sinh hoạt, vừa phải mở cửa hàng tạp hóa buôn bán, mỗi ngày bà đều bận bịu đến không thở nổi. 

Mấy chục năm qua dưới áp lực cuộc sống khó khăn, cơ thể bà luôn cảm giác mệt mỏi, toàn thân luôn ốm yếu, ngày nào cũng cảm thấy sống không bằng chết, thật là khổ không sao tả nổi. 

Người hàng xóm thấy khí sắc của bà không tốt liền giới thiệu Pháp Luân Công cho. Sau khi học Pháp, không ngờ rằng chỉ sau 2 ngày tập luyện, cảm giác nặng nề như có hòn đá đè trên ngực lâu nay dường như đã biến mất, bệnh tật và đau đớn hàng chục năm qua đã được xóa sạch, bà cảm thấy quả thật là thần kỳ.

Bà Lâm nói rằng trong suốt 7 năm sau khi đắc Pháp, chồng bà thường xuyên không cho bà ra ngoài luyện công, ông ấy không hiểu được việc bà tu luyện và luôn luôn khó chịu với bà. Có lần bà từng trải qua cơn bệnh, lên cơn sốt không dứt, nằm trên giường không nhúc nhích nổi. Lần tiếp nữa, bà đi xe gắn máy và đụng phải xe của người khác, văng ra giữa đường, nhưng bà ngồi dậy chạy xe đi tiếp coi như không có gì, khi trở về nhà thì đau đớn khắp người không cử động được. Bác sĩ cho biết: Hai chiếc xương sườn ở ngực và hai ngón chân của bà đã bị gãy. Tuy nhiên bà thản nhiên xem nhẹ như không xảy ra chuyện gì, cứ thế kiên trì học Pháp luyện công, rất nhanh sau đó cơ thể bà đã hồi phục một cách kỳ diệu.

Các học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan luyện công cùng nhau
Các học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan luyện công cùng nhau. (Ảnh qua Minhhui)

Em chồng của bà hồi còn nhỏ thường bị sốt cao, thở không ra hơi, cử động chậm chạp, đầu óc không nhạy bén. Sau này, người em chồng cũng cùng tham gia luyện công học Pháp cùng với bà, và bệnh tình của ông ấy đã được chữa khỏi. 

Chồng bà sau khi chứng kiến tâm tính của vợ đã thay đổi tốt hơn nhờ tu luyện, mà bệnh của em trai cũng được chữa khỏi, nên ông gặp ai cũng đều nói rằng: “Vợ tôi bị bệnh và tai nạn không uống thuốc mà cũng không sao”.  

Một đêm nọ, bà xuống lầu lấy nước thì thấy đèn vẫn sáng, tưởng rằng chồng mình đang xem TV, thì ra ông ấy đang đọc cuốn Chuyển Pháp Luân. Ông ấy nói rằng hiện tại bản thân đã xem sách được 6 lần rồi, từ đó con người của ông cũng liền thay đổi, thay đổi 180 độ, và đã bước vào tu luyện trong Đại Pháp.

Bước ra khỏi vòng luẩn quẩn của bài kiểm tra luận văn nghiên cứu

Anh Ngô chia sẻ kinh nghiệm của mình trong quá trình học tập tại Viện nghiên cứu Tân Trúc rằng, trong hai năm đầu anh hoàn toàn không có ý tưởng gì để viết bài, thí nghiệm thì bế tắc, tiến độ học tập rõ ràng là thua các sinh viên khác. 

Cuối cùng, Giáo sư hướng dẫn đã nói với anh một cách thẳng thắn và nghiêm túc rằng: “Tôi cảm thấy em không thích hợp với phòng nghiên cứu của chúng tôi, em có cân nhắc đến việc nhờ Giáo sư khác hướng dẫn chưa?” 

Lúc đó, đầu óc anh trống rỗng, thật sự phải dừng lại rồi, giấy mời của các công ty công nghệ đa quốc gia cũng sẽ không có nữa. Cuối cùng anh đã kết thúc mọi thứ trong sự nuối tiếc đầy nước mắt.

“Thay đổi Giáo sư đồng nghĩa với việc chủ đề của luận văn cũng cần phải thay đổi”. Anh cho biết, cách đây không lâu, anh vừa xem một bài báo mới liên quan đến đề tài của mình, đột nhiên anh có cảm hứng nghĩ về một chủ đề mới, vị Giáo sư mới cũng rất thích chủ đề này và quyết định hướng dẫn cho anh. 

Chủ đề mới này yêu cầu một thiết bị điện tử rất đặc thù để làm thí nghiệm, nhưng nhà sản xuất ở nước ngoài thông báo rằng, họ đã ngừng sản xuất loại thiết bị này trong vài năm nay. Khi đang tìm kiếm thì anh phát hiện thấy một bài báo độc đáo được viết bằng tiếng Trung Quốc. Điều thần kỳ là thiết bị trong bài báo chính là thứ mà anh muốn mua, hơn nữa có thể mua nó ở Đài Bắc.

Sau đó anh đã hoàn thành luận văn của mình trong thời gian ngắn nhất, vị Giáo sư rất hài lòng, sau phần thi vấn đáp, Giáo sư nói với anh: “Em là một sinh viên rất thông minh, có thể nảy ra ý tưởng thú vị này và hoàn thành thí nghiệm cùng luận văn tương ứng chỉ trong nửa năm. Nó có thể đệ trình trong các cuộc hội thảo học thuật ở nước ngoài, chúng tôi sẽ chuẩn bị để đệ trình”.

Trong tâm anh ấy biết rằng, tất cả những điều này đều là do trí huệ của Đại Pháp ban cho. Về sau, anh biết được luận văn của mình đã được một hội thảo học thuật nổi tiếng quốc tế tiếp nhận, điều này đã vẽ ra một cái kết đẹp cho sự nghiệp nghiên cứu đầy gian nan của anh.

Tham gia Pháp hội, nhận ra lỗ hổng trong tu luyện và tinh tấn hơn

Anh Trần đến từ Vân Lâm là một kỹ sư phần mềm, khi nói về trải nghiệm tham gia buổi giao lưu trao đổi tâm đắc thể hội tu luyện, anh nói rằng điều khiến anh ấn tượng nhất là một học viên đã chia sẻ kinh nghiệm ghi nhớ Pháp, vì bình thường anh cũng đọc sách, nhưng khi nghe vị học viên kia chia sẻ kinh nghiệm và thể hiện niềm tin kiên định của mình đối với Đại Pháp, đã “khiến tôi rất cảm động, và thấy mình đã cách quá xa (so với học viên kia), và cần phải tu luyện tinh tấn hơn”, anh nói.

Trong giờ ăn trưa của Pháp hội hôm đó, một đoạn video về quá trình xếp chữ trong những ngày vừa qua của học viên, với câu chân ngôn chín chữ: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” cũng được phát sóng. 

Các học viên Pháp Luân Công ở Đài Loan đã tổ chức các hoạt động xếp chữ quy mô lớn trong 21 năm kể từ năm 2000. Năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nên phải duy trì sự gián cách xã hội trong hoạt động xếp chữ và tổ chức Pháp hội, tất cả mọi người cần phải đeo khẩu trang. 

Anh Trần tin rằng trong hoàn cảnh hiện nay, mọi người vẫn còn đang lo lắng về việc phòng chống dịch bệnh, anh cảm thấy rất may mắn khi vẫn có thể được tham gia hội giao lưu tâm đắc tu luyện, và xếp chữ quy mô lớn hàng năm trong thời gian dịch bệnh như thế này.

Một cậu học sinh 15 tuổi họ Trần đã được người chú của mình giới thiệu Đại Pháp và bước vào tu luyện. Ở độ tuổi còn trẻ như thế này, cậu thường sa vào trò chơi điện tử, điện thoại di động, tính cách thì bốc đồng và thường xuyên chống đối cha mẹ .Dù người lớn có dạy dỗ như thế nào đi chăng nữa, cũng không thể khiến cậu chuyển biến tốt lên được. Khi người chú sống cùng, đã đưa cho cậu quyển “Chuyển Pháp Luân”, cậu đã đọc sách và luyện công với chú, và chỉ sau một năm ngắn ngủi, cậu đã thay đổi rất nhiều.

“Đại Pháp đã thay đổi tính cách xấu của tôi, cũng như giúp tôi từ bỏ thói ham mê điện tử”. Cậu nói rằng sau khi học Pháp, bản thân đã không còn nóng giận với cha mẹ của mình nữa, và cũng tự nhận thấy rằng những gì mình đã làm trong thời gian qua thực sự là rất tệ. 

Hai ngày tham gia xếp chữ và tham dự Pháp hội đã khiến cậu rất cảm động. Tuy đây là lần đầu tiên tham gia, nhưng điều này đã chạm đến nội tâm của cậu ấy. Khi chứng kiến những thay đổi mà Đại Pháp đã mang lại cho con mình, cha mẹ của em Trần cũng bước vào tu luyện, và hiện tại cả gia đình đều là người tu luyện.

Cô Lý, người mà đã tu luyện từ khi còn nhỏ tại Đài Nam nói về tâm đắc thể hội khi tham gia Pháp hội rằng, cô rất ấn tượng về những gì một học viên mới tu luyện 6 tháng ở Đài Nam đã nói. Điều này nhắc nhở cô về những thay đổi trong gia đình cô trước và sau khi đắc Pháp. Tuy nhiên sau khi tu luyện trong một thời gian dài, cô đã coi đó là điều hiển nhiên. 

Nhưng trên thực tế, gia đình và thân thể của cô được khỏe mạnh kỳ thực đều là do Sư phụ Lý Hồng Chí đã ban cho. Mọi người thường nói rằng, nếu ai đó cứu bạn, bạn nhất định phải báo đáp. Do đó, bởi vì Đại Pháp đã cứu giúp cô, nên cô muốn nhiều người cũng biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt, Chân Thiện Nhẫn là tốt.

Cô Lý chia sẻ kinh nghiệm khi tham gia xếp chữ. Trước đây đều là mẹ cô đã đăng ký giúp, nên cô thực sự không sẵn lòng để xếp chữ, nhưng lần này cô thật tâm muốn tham gia xếp chữ. Ấn tượng trước đây của cô khi tham gia xếp chữ là năm nào cũng rất nóng, mặc dù năm nay trời mưa phùn nhẹ nhưng khi ngồi đợi để chuẩn bị vào sân xếp chữ thì cảm thấy rất lạnh, cô liên tục run rẩy, nhưng sau khi ngồi vào đội hình cùng các học viên, thì cảm thấy toàn thân thoải mái, cũng không cảm thấy quá lạnh nữa.

Anh Lâm, một người đang làm việc trong công ty MRT, và đã tu luyện Đại Pháp được 5 năm nói rằng, sau khi tu luyện, anh cảm thấy môi trường tu luyện của các học viên thật sự là một cõi tịnh độ. “Trong Pháp hội này, tôi thấy trong giờ nghỉ trưa, mọi học viên đều tự nguyện thu dọn hộp cơm của mình. Tất cả mọi người đều tự nguyện tự phát”. Anh nói,“Mỗi đồng tu là một cái đinh vít nhỏ. Mọi người đều là một phần của chỉnh thể. Mỗi người đều nghĩ cho người khác trước. Điều này thực sự tuyệt vời”.

Anh nói rằng, nhiều đồng tu chia sẻ là xuất phát từ nội tâm từ bi, chân thành chứ không phải là hành vi trên bề mặt. “Tôi cũng so sánh với bản thân, so với thường ngày của mình, bởi vì đôi khi tôi cảm thấy rằng mình không thể thực sự làm được Thiện chân chính. Đây (Pháp hội này) là nơi mà tôi có thể tinh tấn hơn”. “Tôi cũng biết rằng mình cần phải học Pháp nhiều hơn, đặc biệt phải tìm ra vấn đề của bản thân mình, chứ không chỉ là nói qua loa”.

Ông Quách, người phụ trách của một công ty cho biết, bài chia sẻ của học viên nghiên cứu sinh đã làm ông rất xúc động, khi anh ta buông bỏ chấp trước của bản thân, thì đề án nghiên cứu cũng được ‘liễu ám hoa minh”.

“Tôi đã được hưởng lợi (từ Đại Pháp) rất nhiều, mặc dù tôi đã bước ra xã hội từ lâu, nhưng điều này cũng có liên quan đến công việc của tôi”. Ông Quách đã tu luyện được hơn 20 năm, ông nói rằng ông đã thấy sự chuyển biến trong hiểu biết của người dân Đài Loan đối với Pháp Luân Công, “Giờ đây mọi người đã minh bạch chân tướng nhiều hơn, và họ ngày càng sẵn lòng đón nhận những thông tin từ các học viên Pháp Luân Công”.

Ông Quách chia sẻ rằng, bản thân ông đã từng đầu tư vào một công ty niêm yết, mà kỹ thuật mà ông có rất được công ty này xem trọng, ông từng có cơ hội bàn bạc hợp tác với công ty này và tạo ra thu nhập 6 triệu nhân dân tệ. Nhưng sau này công ty bị sáp nhập, cũng không hợp tác được nữa. Trong quá trình đó, ông đã buông bỏ chấp trước vào lợi ích, “Sau này công ty tiếp nhận rất nhiều dự án, chúng tôi từng bước xử lý công việc, tự nhiên rất nhiều giao dịch đã thành công”.

 Cô Hoàng – một người đã đắc Pháp gần 20 năm kể rằng, mỗi năm cô đều đến tham dự Pháp hội và tham gia hoạt động xếp chữ. Gần đây, cô đang tìm nguyên nhân tại sao tay mình không thể nhấc lên được. Sau khi nghe bài chia sẻ của các đồng tu tại Pháp hội, cô đã nỗ lực tu tốt bản thân, tìm xem vấn đề nào của bản thân cần được cải thiện, “Đôi khi chúng ta dễ sa đà vào chuyện đúng sai, mà quên tìm ra vấn đề của bản thân mình. Dù đúng hay sai vẫn tìm thiếu sót ở bản thân mình thì đề cao mới nhanh được. Phải nhắc nhở bản thân đừng rơi vào tình trạng tranh luận đúng sai, phải hướng nội và tu sửa, kiểm tra xem tư tưởng và suy nghĩ của mình có phù hợp với những gì một người tu luyện nên có hay không”.

Trịnh Lưỡng Đạt, người đã bắt đầu tiếp xúc với Pháp Luân Công từ năm 2013 cho biết, trước đây anh tập luyện ở nhà và không tinh tấn lắm, khi cơ thể không thoải mái mới nghĩ đến học Pháp luyện công. 

Mãi cho đến năm 2018, cuộc sống bấp bênh, sau khi học xong thạc sĩ, anh bỗng cảm thấy tương lai rất mù mịt, hơn nữa thể trạng cơ thể cũng không tốt lắm, vì vậy anh nghĩ rằng mình nên thay đổi bản thân, và quyết tâm ra ngoài tham gia học Pháp luyện công với mọi người. Bây giờ anh cảm thấy mạnh mẽ hơn trong cuộc sống, có mục tiêu rõ ràng và biết rằng tương lai cần phải đi như thế nào.

Trịnh Lưỡng Đạt nói rằng, mỗi lần anh tham gia xếp chữ và tham dự Pháp hội, anh đều cảm thấy bản thân được đề cao rất nhiều, bởi vì sau khi nhìn thấy khoảng cách chênh lệch giữa mình và các đồng tu, anh sẽ tu luyện tinh tấn hơn sau khi trở về nhà. 

Lần này nghe các đồng tu chia sẻ xong, trong đầu anh xuất hiện một câu nói, “Từ bi có được là nhờ vào thực tu”. Anh luôn cảm thấy mình chưa đủ từ bi. Sau khi nghe học viên kể về kinh nghiệm tu luyện tinh tấn của bản thân, anh cảm thấy tâm của các học viên thật là bao dung, anh cũng mong rằng sau khi trở về sẽ tinh tấn hơn, bao dung hơn.

Việt Anh

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng