“Đại quân” sâu bệnh hoành hành tại TQ, nguy cấp hơn hàng tỷ con châu chấu

12/03/20, 08:19 Thảm họa

Trong khi đại quân châu chấu với hàng tỷ con chia thành ba đường lao thẳng tới Tây Tạng, Vân Nam, Tân Cương, một sát thủ lương thực khác là sâu keo cũng đã xâm chiếm 8 tỉnh ở Trung Quốc, bao gồm Vân Nam và Tứ Xuyên. Các chuyên gia cho rằng, số lượng côn trùng gây hại rất lớn trong năm nay, dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của Trung Quốc.

Đại quân sâu bệnh hoành hành tại 8 tỉnh của Trung Quốc (ảnh 1)
Thiết bị được lắp đặt ở cánh đồng ngô để bẫy sâu keo. (Ảnh: QQ)

Vào ngày 9/3, trang Agropages đưa tin, theo điều tra quan sát gần đây tại các tỉnh phía Nam, 228 huyện thuộc 8 tỉnh (vùng) ở Vân Nam, Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây, Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Quý Châu và Giang Tây đã xuất hiện sâu keo trưởng thành. Vân Nam gần đây đã tăng đột ngột số lượng côn trùng tại các trạm biên giới.

Ở Vân Nam, có tổng cộng 547.000 mẫu xuất hiện sâu keo, tăng 49.000 so với 2 tuần trước, tổng cộng xảy ra ở 65 huyện, tăng 7 huyện so với 2 tuần trước. Hiện tại đã xuất hiện ở 405.000 mẫu, ngô trong thời kỳ sinh trưởng đều bị làm hại, tỷ lệ đất ruộng xuất hiện côn trùng trong khu vực đã vượt quá 90%.

Hồ Cao, Giáo sư tại Học viện Bảo vệ Thực vật thuộc Đại học Nông nghiệp Nam Kinh nói với truyền thông Trung Quốc rằng, nhiệt độ từ mùa đông này đến đầu mùa xuân cao hơn bình thường, vì vậy phạm vi sâu keo qua mùa đông rộng hơn chúng ta dự đoán trước đây.

Hồ Cao dự đoán, sâu keo sẽ bắt đầu bay về phía Bắc vào tháng 3, có thể đến phía Tây Hồ Nam; vào cuối tháng 3, nó có thể di chuyển vào Giang Tô, An Huy một cách lẻ tẻ. Thời kỳ di chuyển đến lưu vực Trường Giang là vào tháng 4, tháng 5, sớm hơn một tháng so với năm 2019; từ tháng 5 đến tháng 6 có thể sẽ đến khu vực sông Hoàng Hà của Hà Nam và Sơn Đông, nó có thể tiến vào vùng ngô vụ xuân ở Đông Bắc vào tháng 7.

Đại quân sâu bệnh hoành hành tại 8 tỉnh của Trung Quốc (ảnh 2)
Sâu keo là một trong mười loài côn trùng gây hại hàng đầu của cảnh báo toàn cầu. (Ảnh: Pixabay)

Các chuyên gia cho rằng sự lan tràn của sâu bệnh lần này cũng bị ảnh hưởng bởi dịch viêm phổi Vũ Hán

Lữ Bảo Can, một nhà nghiên cứu tại Viện Bảo vệ Môi trường và Thực vật của Viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc cho biết, cơ sở Nam Phồn của Hải Nam và khu vực sản xuất giống ngô tại thành phố Đông Phương chủ yếu dựa vào các công ty bảo vệ thực vật để kiểm soát sâu bệnh, nhưng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhân viên lưu động cũng bị ngăn trở.

Lữ Bảo Can nói: “Điều tra nghiên cứu phát hiện tình hình sâu bệnh đã tăng hơn so với một tháng trước”, số lượng sâu bệnh chắc chắn cũng sẽ nhiều hơn năm ngoái.

Phan Văn Bác, Cục trưởng Cục Quản lý Trồng trọt của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn, đã trích dẫn một phân tích của chuyên gia vào ngày 5/3 nói rằng, sâu keo thích hợp sinh tồn ở phía Tây Nam Trung Quốc, cũng đã định cư và sinh sôi, hơn nữa đã hình thành một cuộc di dời từ phía Bắc xuống phía Nam, các loài côn trùng gây hại di cư lớn hàng năm dự kiến sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của Trung Quốc.

Sâu keo có nguồn gốc từ côn trùng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ, nó đã xâm lấn Trung Quốc lần đầu tiên vào năm 2019, khu vực chủ yếu là tại phía Tây Nam và phía Nam Trung Quốc, diện tích có sâu là khoảng 16 triệu mẫu, thiệt hại thực tế là 2,4 triệu mẫu, các khu vực bao gồm Vân Nam, Quảng Tây, tổn thất năng suất ở các khu vực dịch hại được kiểm soát trong phạm vi 5%.

“Đề án quốc gia về phòng ngừa và kiểm soát sâu keo cắn lúa năm 2020” do Bộ Nông nghiệp và Nông thôn của ĐCSTQ ban hành cho thấy, sâu keo đã tăng 90 lần so với năm ngoái, 100 triệu mẫu đất nông nghiệp trên toàn bộ Đại lục đang đối mặt với các mối đe dọa.

Sâu keo là một loại sâu bệnh háu ăn, bay theo đàn, thức ăn là hơn 80 loại thực vật trồng trọt như ngô, lúa nước, mía, có thể quét sạch một mảnh ruộng ngô mỗi ngày, sau đó xếp hàng di chuyển đến cánh đồng tiếp theo, bởi vậy mới gọi là sâu keo mùa thu. Đây là một trong mười loài gây hại thực vật hàng đầu trong nông nghiệp.

Sâu keo có nhiều loại cây ký chủ, khả năng sinh sản mạnh (một con sâu bướm cái có thể đẻ 100 ~ 200 trứng mỗi lần, cả đời có thể đẻ 900 ~ 1000 trứng), gây thiệt hại nghiêm trọng (thuộc loại côn trùng có hại háu ăn, tác chiến theo bầy đàn, một ngày có thể gặm sạch một cánh đồng ngô), khả năng bay xa (côn trùng trưởng thành có thể bay 100 km mỗi đêm, sâu bướm có thể bay 500 km trước khi đẻ trứng), gần như không có kẻ thù tự nhiên, từng gây ra 30% thiệt hại sản xuất ngô ở nhiều quốc gia ở Trung Mỹ.

Trung tâm Khoa học Nông nghiệp và Sinh học (CABI) có trụ sở tại Vương quốc Anh cho biết, chỉ trong hai năm, sâu keo đã hoành hành sinh sôi ở 3/4 châu Phi.

Đại quân châu chấu với hàng tỉ con chia thành 3 đường lao thẳng tới Trung Quốc Đại lục

Đại quân sâu bệnh hoành hành tại 8 tỉnh của Trung Quốc (ảnh 3)
Châu chấu phủ kín trên một đám cây. (Ảnh: Getty Images)

Thời điểm sâu keo ồ ạt xâm lấn Trung Quốc chính là lúc đội đại quân hàng tỷ con châu chấu đang chia thành 3 đường lao thẳng tới Đại lục.

Cục Lâm nghiệp ĐCSTQ đã ban hành một thông báo khẩn cấp vào ngày 2/3, nói rằng nạn châu chấu đã hoành hành ở Đông Phi, Trung Đông và Nam Á, có thể theo gió mùa tháng 6~7 chia thành 3 đường tiến vào Đại lục, lần lượt từ Pakistan đến Tây Tạng, Myanmar đến Vân Nam và Kazakhstan đến Tân Cương.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã đưa ra cảnh báo về nạn châu chấu sa mạc với thế giới vào ngày 11/2. Châu chấu sa mạc hiện đã lan từ Đông Phi đến Ấn Độ và Pakistan, Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bị châu chấu sa mạc xâm chiếm.

FAO đánh giá, nạn châu chấu sa mạc bắt đầu ở châu Phi có thể tiếp tục cho đến tháng 6/2020 do kiểm soát ban đầu kém, đến lúc đó quy mô đàn châu chấu có thể tăng gấp 500 lần so với hiện tại.

Vài ngày trước, ĐCSTQ đã phái các chuyên gia đến thị sát khu vực bị nạn châu chấu ở Pakistan, kinh ngạc phát hiện tình hình tồi tệ hơn dự kiến. Châu chấu sa mạc lớn hơn so với châu chấu Đông Á, tính công kích mạnh mẽ hơn, còn cắn người, các chuyên gia đều bị cắn trong quá trình thị sát.

Châu chấu sa mạc là loài gây hại di cư tàn phá nhất trên thế giới, không những có thể di chuyển nhanh mà còn rất háu ăn, mỗi ngày có thể di chuyển 150 km, đàn châu chấu có diện tích một km2 có thể ăn khẩu phần tương đương với 35.000 người mỗi ngày. Được biết đến như là “máy thu hoạch lương thực di động” khủng khiếp.

Bởi vì châu chấu sa mạc ăn hết đất nông nghiệp, thị trường không có gì để bán, gia súc không có gì để ăn, khoảng 19 triệu người ở miền Đông châu Phi đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực.

Hiện tại, dịch viêm phổi Vũ Hán đã hoành hành trong hơn 3 tháng, dịch bệnh đã khiến cho hoạt động kinh tế của Trung Quốc bị đình trệ, mất cân bằng cung cầu vật tư, giá cả tăng cao, thậm chí tâm dịch Vũ Hán còn xuất hiện tình trạng thiếu lương thực, khủng hoảng lương thực của Trung Quốc đã trở thành vấn đề quan tâm nhất của dân sinh.

Với cuộc xâm lấn của đại quân hàng tỷ con châu chấu và sâu keo, Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện