Bắc Kinh thông báo khẩn cấp: Quy mô nạn châu chấu có thể tăng gấp 500 lần

05/03/20, 10:16 Thảm họa

Cục Lâm nghiệp và Thảo nguyên Quốc gia Trung Quốc hôm 2/3 đã phát đi thông báo khẩn cấp, chỉ rõ châu chấu có thể xâm nhập các khu vực như Vân Nam, Tân Cương, Tây Tạng, một khi xâm nhập vào thì công việc tiêu diệt có thể kéo dài liên tục 6 tháng, đến lúc đó, châu chấu có thể sinh sôi gấp 500 lần. 

Bắc Kinh thông báo khẩn cấp: Quy mô nạn châu chấu có thể tăng gấp 500 lần (ảnh 2)
Bắc Kinh khẩn trương đưa ra thông báo, yêu cầu đề phòng nghiêm ngặt với nạn châu chấu. (Ảnh: Getty Images)

Đầu tháng 2, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã đưa ra cảnh báo về nạn châu chấu sa mạc với toàn thế giới. Trước đây, có chuyên gia cho rằng nguy cơ châu chấu sa mạc xâm nhập Trung Quốc là khá thấp.

Mấy tuần trước, châu chấu sa mạc đã lan từ Đông Phi sang Ấn Độ và Pakistan, nhưng tình hình thảm họa vẫn chưa được kiểm soát, làm tăng nguy cơ châu chấu sa mạc xâm nhập vào Trung Quốc.

Truyền thông Đại lục đưa tin vào ngày 2/3, Cục Lâm nghiệp Trung Quốc đã ban hành một “Thông báo khẩn cấp về công tác phòng ngừa và kiểm soát nạn châu chấu sa mạc năm 2020”. Thông báo yêu cầu tất cả các địa phương thực hiện tốt công tác phòng ngừa và kiểm soát tốt nạn châu chấu.

Bài báo cũng trích dẫn phán đoán của FAO, nạn châu chấu sa mạc bắt nguồn từ châu Phi, do mức kiểm soát ban đầu không hiệu quả, có thể kéo dài cho đến tháng 6 năm 2020, đến lúc đó quy mô của đàn châu chấu có thể tăng lên 500 lần so với hiện tại.

Các chuyên gia đã nghiên cứu và phán đoán rằng, nếu điều kiện khí hậu phù hợp, châu chấu sa mạc có thể xâm nhập vào Trung Quốc theo 3 cách, một là trực tiếp xâm nhập Tây Tạng từ Pakistan và Ấn Độ, hai là xâm nhập vào Vân Nam khi qua Myanmar, thứ ba là xâm nhập vào Tân Cương khi qua Kazakhstan.

Cho dù đại quân châu chấu có xâm nhập hay không, vấn đề an toàn lương thực của Trung Quốc trong năm nay rất nghiêm trọng.

Phòng chống dịch bệnh khiến tình hình cày bừa vụ xuân rất khắc nghiệt

Truyền thông Đại lục đưa tin, văn kiện trung ương số 1 ban hành tại Bắc Kinh năm 2020 liên tục đề cập đến “ba ổn định” trong sản xuất lương thực, đó là “ổn định chính sách, ổn định diện tích và ổn định sản lượng”.

Để ngăn chặn và kiểm soát dịch viêm phổi Vũ Hán, nhiều khu vực nông thôn ở Trung Quốc Đại lục đã thực hiện “phong tỏa thôn làng”, “phong tỏa đường xá”, điều này đã gây ra nhiều khó khăn trong cung ứng nông nghiệp, hậu cần và phân phối.

Dịch bệnh cũng dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong canh tác nông nghiệp. Tờ Caixin dẫn lời của Phan Văn Bác- Cục trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn biểu thị, vì công nhân và kỹ thuật viên không thể trở lại làm việc do hạn chế các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở nhiều khu vực, dẫn đến tỷ lệ đi làm trở lại của các doanh nghiệp nông nghiệp thấp.

Ở một số khu vực, phong tỏa thôn làng và đường xá do phòng chống dịch bệnh, nông dân không thể xuống đồng, máy móc không thể đi trên đường, các hoạt động nông nghiệp như hái chè mùa xuân, thu hoạch rau củ không thể được thực hiện như bình thường.

Sâu keo mùa thu tấn công cày cấy vụ xuân

Bắc Kinh thông báo khẩn cấp: Quy mô nạn châu chấu có thể tăng gấp 500 lần (ảnh 1)
Lá ngô bị sâu keo mùa thu ăn thủng lỗ chỗ. (Ảnh: Chinanews)

Ngoài dịch viêm phổi ở Vũ Hán gây khó khăn cho việc cày cấy vụ xuân, Trung Quốc đã phải đối mặt với nguy cơ bùng phát của sâu keo. Vào ngày 21/2, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã in và phát hành “Kế hoạch Quốc gia về Ngăn ngừa và Kiểm soát sâu keo năm 2020”. Kế hoạch cho thấy, tính đến ngày 10/2, các khu vực như Vân Nam, Tứ Xuyên đã có 113 huyện phát hiện có côn trùng, diện tích côn trùng đã vượt quá 600.000 mẫu, gấp 90 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Kế hoạch cũng đề cập, sâu bệnh năm nay có thể đe dọa hơn 50% diện tích trồng ngô, dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng đến 100 triệu mẫu đất nông nghiệp trong suốt cả năm.

Hiện tại đang là thời điểm cày bừa vụ xuân ở miền Nam và miền Bắc Trung Quốc, không chỉ tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn rất nghiêm trọng và chưa thể kiểm soát, sâu bệnh gia tăng khiến cho cày bừa vụ xuân càng thêm phức tạp và khó khăn.

Các hiệp định thương mại khó thực hiện, mua hàng ở nước ngoài không lạc quan

Theo dữ liệu công khai từ hải quan, năm 2018, tổng sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc đạt khoảng 658 triệu tấn, ngũ cốc nhập khẩu đạt 108.5 triệu tấn, trong đó đậu nành đạt 88.03 triệu tấn, là nước nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới. Đồng thời, theo dự đoán của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, đến năm 2020, lỗ hổng lương thực của Trung Quốc sẽ là hơn 100 triệu tấn.

Theo hiệp định thương mại giai đoạn đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Bắc Kinh hứa sẽ nhập khẩu một lượng lớn hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ trong hai năm từ 2020 đến 2021, với tổng giá trị 200 tỷ USD, trong đó nông sản là khoảng 50 tỷ USD.

Vào ngày 28/2, Ngụy Kiến Quốc, Phó bộ trưởng Bộ công thương Trung Quốc đã chỉ ra rằng, Bắc Kinh có thể không thực hiện các cam kết mua sắm của mình trên cơ sở “bất khả kháng” đối với các kế hoạch mua sắm khác ngoài các sản phẩm nông nghiệp trong giai đoạn đầu của hiệp định thương mại.

Nếu dịch viêm phổi Vũ Hán và nạn sâu keo kéo dài đến cuối quý 2, lỗ hổng lương thực của Trung Quốc sẽ tăng mạnh. Nếu lại có nạn châu chấu, an toàn lương thực của Trung Quốc sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn.

Minh Huy (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng