Đài Loan muốn gia nhập WHO để hỗ trợ thế giới chống dịch Vũ Hán

24/04/20, 13:50 Thế giới

Đài Loan đang kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn nước này làm thành viên để có thể chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất mà cộng đồng y tế của họ đã có được khi ứng phó với đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. (Ảnh qua Vision Times)

Hôm 22/4, Bộ trưởng Y tế Đài Loan, Tiến sĩ Trần Thời Trung (Chen Shih-chung) cho biết, đất nước ông có thể chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong việc chống lại chủng virus corona mới, vốn tương tự loại virus gây ra bệnh Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2002.

“Nếu thực sự sứ mệnh của WHO là đảm bảo chất lượng sức khỏe tốt nhất cho mỗi người, thì WHO cần Đài Loan giống như Đài Loan cần WHO vậy. Tuy nhiên, Đài Loan từ lâu đã bị loại khỏi WHO do những lý do chính trị”, ông Trần nói trong tuyên bố được chuyển tiếp bởi Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc (TECO) tại Manila, thủ đô Philippines.

“Thật đáng tiếc vì Đài Loan có thể chia sẻ nhiều điều với thế giới nhờ kinh nghiệm y tế cộng đồng nổi bật, hệ thống y tế, hệ thống Bảo hiểm Y tế Quốc gia Đài Loan (NHI), và khả năng thực hiện xét nghiệm nhanh cũng như nghiên cứu và sản xuất vắc-xin và thuốc chữa bệnh Covid-19. Chúng tôi cũng có thể chia sẻ các phương pháp phân tích virus”, ông nói thêm.

Hiện tại, Đài Loan vẫn chưa phải là thành viên chính thức của WHO. Tổ chức này vẫn công nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc và không phải là một quốc gia có chủ quyền.

Truyền thông Ý: Nhắc nhở với thế giới Đài Loan không thuộc về Trung Quốc (ảnh 1)
Khi dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành trên khắp thế giới, Đài Loan tuyên bố sẽ quyên tặng 10 triệu khẩu trang để hỗ trợ các quốc gia bị dịch bệnh nghiêm trọng. (Ảnh qua Reddit)

Theo ông Trần, WHO nên ghi nhận những đóng góp của Đài Loan cho những đổi mới về y tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu virus corona. Đài Loan được ca ngợi là một trong những quốc gia kiên cường nhất trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19, quốc gia này tin tưởng vào nghiên cứu của họ về dịch SARS năm 2002.

“Chúng tôi kêu gọi WHO và các bên liên quan ghi nhận những đóng góp lâu dài của Đài Loan cho cộng đồng quốc tế trong các lĩnh vực y tế công cộng, phòng chống dịch bệnh và quyền con người, và đưa Đài Loan vào các cuộc họp, cơ chế và hoạt động của WHO”, ông Trần lưu ý.

Đài Loan, còn được gọi là Trung Hoa Dân Quốc, đã tách khỏi Trung Quốc đại lục sau khi phong trào cộng sản do Mao Trạch Đông lãnh đạo tiếp tục phát triển buộc Quốc Dân Đảng phải di dời khỏi đại lục vào cuối những năm 1940.

Khi chủ tịch Mao thành lập cường quốc châu Á Trung Quốc, Đài Loan cũng đồng thời phát triển thành một trung tâm văn hóa công nghệ lớn và là khu tài chính mạnh trong khu vực. Tuy nhiên, nhiều năm sau cuộc nội chiến, Trung Quốc đại lục – do Đảng Cộng sản Trung Quốc cai trị – vẫn tuyên bố quyền sở hữu Đài Loan.

Gần đây, Đài Loan đã đi ngược lại các khuyến cáo của WHO khi đại dịch Vũ Hán đang lan rộng. Từ đầu tháng 1, Đài Loan đã ngay lập tức thực hiện các biện pháp phòng tránh như: thực hiện chẩn đoán, quét thân nhiệt khách du lịch, ban hành lệnh sàng lọc tất cả những ai từng đến Vũ Hán trong vòng 14 ngày, tăng gia sản xuất khẩu trang bảo hộ,…

Đến ngày 26/1, Đài Loan trở thành quốc gia đầu tiên ban lệnh cấm các chuyến bay đi và về từ Vũ Hán. Sau đó đến ngày 6/2, quốc đảo đã cấm toàn bộ khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh.

Kết quả là tính đến hiện tại, Đài Loan là quốc gia có tỷ lệ tử vong và nhiễm Covid-19 thấp nhất châu Á, với 427 ca nhiễm và chỉ 6 ca tử vong. Trong khi Trung Quốc – nơi virus khởi phát có hơn 82.000 ca mắc và 4.632 ca tử vong. Tuy nhiên, các nhà quan sát Trung Quốc cho rằng số liệu này thấp hơn nhiều so với số ca nhiễm thực tế. 

“Chúng tôi hy vọng sau khi đại dịch này giảm xuống, WHO sẽ thực sự hiểu rằng các bệnh truyền nhiễm không có biên giới và không loại trừ quốc gia nào, để nó không trở thành một lỗ hổng lớn trong an ninh y tế toàn cầu”, ông Trần nói thêm.

Toàn thế giới hiện đã hơn 2,72 triệu người đã bị nhiễm bệnh, trong đó 191.000 người đã tử vong vì căn bệnh này.

Huy Hoàng (Theo Inquirer.net)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!