Đại hủy diệt của toàn vũ trụ là có cơ sở khoa học (P.1)
Theo các nhà khoa học, đại hủy diệt vũ trụ là viễn cảnh tận thế không thể tránh khỏi của nhân loại. Nó chắn chắn sẽ xảy ra, vấn đề chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Sự co lớn
Hạt Higgs lần đầu được đưa thành lý thuyết vào những năm 1960 nhưng mãi đến ngày 4/7/2012 mới được công nhận tại phòng thí nghiệm của tổ chức “Nghiên cứu Nguyên tử Châu Âu”.
Một vài hạt cơ bản khi tương tác với trường hạt Higgs thì trường hạt Higgs tạo ra năng lượng cho chúng. Điều thú vị ở đây là trường Higgs có 2 trạng thái, giống như chất có 2 dạng rắn và lỏng.
Trạng thái thứ 2 mà các nhà vật lý không chắc chắn là có thể tồn tại, được cho là dày đặc hơn rất nhiều so với trường hạt Higgs mà chúng ta biết.
Vậy tại sao đây lại là vấn đề? Theo cơ học lượng tử, có thể có sự chuyển giao giữa 2 trạng thái. Năng lượng trong trường này tương tự như “đỉnh núi” và “thung lũng“.
Hiện tại, trường hạt đang ở mức năng lượng tối thiểu, nghĩa là đang ở “thung lũng”. Các nhà lý luận cho rằng nếu như nó chuyển tới “thung lũng” tiếp theo, nó sẽ hủy diệt cả vũ trụ.
Rất may là trường hạt cần xung lượng để lên đến “đỉnh núi” thì mới có thể đến “thung lũng” tiếp theo, điều này gần như không có khả năng xảy ra.
Tin xấu là theo lý thuyết cơ học lượng tử – sự thay đổi của năng lượng, hiện tượng “xuyên hầm lượng tử” có thể giúp vật thể đi xuyên qua hàng rào năng lượng giống như đào đường hầm đi qua thung lũng ở 1 mức năng lượng thấp.
Điều này sẽ là thảm họa bởi vì trường hạt Higgs siêu dày có thể tạo ra các bong bóng chân không giãn nở, đó chính là nguy cơ gây nên sự sụp đổ nguyên tử.
Điều điên rồ là nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào và thậm chí các bong bóng đã có thể đang phình to theo như Stephen Hawking đã nói.
Nhưng theo tính toán, điều này có thể không xảy ra cho đến 10^100 năm sau, trong trường hợp bạn chưa hình dung nổi thì ngắn gọn đó là 1 khoảng thời gian vô cùng lâu, tính từ thời điểm này.
Thêm 1 tin xấu, nếu thảm họa xảy ra, nó sẽ diễn ra ở tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Nên bạn có thể hiểu, thời gian trôi ngược đối với thảm họa này. Đơn giản giống như bạn ngồi trên 1 chiếc ô tô lao đi trên đương ray (hướng về tương lại), còn thảm họa là chiếc xe lửa đang lao hết tốc lực theo hướng ngược lại (thời gian trôi ngược, hướng về quá khứ), điểm va chạm không cố định mà càng lúc càng gần chúng ta.
Va chạm với 1 vũ trụ khác
Thứ gì tồn tại bên ngoài vũ trụ của chúng ta? Đây là vấn đề khó trả lời nhưng nhiều người tin rằng những thứ tồn tại bên ngoài vũ trụ chính là các vũ trụ khác.
Trong khi ngay bây giờ đang có những vũ trụ tồn tại song song với nhau, thì có thể 1 vũ trụ khác sẽ va chạm với chúng ta.
Trên hết, nếu giả thuyết đa vũ trụ là đúng và có hằng hà sa số vũ trụ khác tồn tại thì có nghĩa là vẫn có khả năng chúng va chạm lẫn nhau.
Có vẻ như chuyện này đã xảy ra rồi, bới các nhà khoa học thiên văn đã phát hiện, đặc tính vũ trụ bị mất cân xứng và nguyên nhân rất có thể là do va chạm.
Nếu chúng ta đụng phải vũ trụ khác, đó sẽ là sự hủy diệt vì những vũ trụ ngoài kia có thể có đặc tính và cấu tạo vật chất khác với chúng ta.
Sự phá hủy nhân tạo
Theo như trong bộ truyện Spider Man, nhân vật phản diện Venom sử dụng 1 quả bom liên ngân hà và cho nó phát nổ không gian đa chiều đã khiến cho cả vũ trụ bị hủy diệt.
Tuy đó chỉ là câu chuyện giả tưởng, nhưng nó không phải không có cơ sở khoa học. Đặc biệt khi mới đây, người ta đã tìm ra được sóng hấp dẫn, giúp chứng minh cho học thuyết “đa không gian“, theo đó cùng với không gian này, còn có vô tận các không gian vũ trụ khác chúng ta tồn tại.
Trước khi bom nguyên tử được phát minh, ý tưởng về 1 quả bom có thể thổi bay cả thành phố là bất khả thi. Nhưng đến 6/8/1945, Sự kiện Hiroshima đã thay đổi ý nghĩ đó và 1 công nghệ mới ra đời, cho cả thế giới biết được con người có thể có khả năng tàn phá đến mức nào.
Chúng ta không thế biết chuyện gì sẽ xảy ra ngày mai hay chúng ta sẽ tạo ra thứ gì. Đây chính là ý nghĩa của “sự phá hủy nhân tạo“. Trí tuệ con người có thể làm được điều gì đó tốt hoặc cũng có thể hủy diệt cả vũ trụ.
Một câu hỏi đặt ra nữa là: Nếu như loài người không phải là những sinh vật có trí thông minh duy nhất trong vũ trụ, nếu như đã có các chủng loài khác đã tạo ra thứ gì đó và vũ trụ trước đây đã từng bị họ hủy diệt?
Đại nứt gãy
Vật lý học hiện đại tin rằng vũ trụ được hình thành từ vụ nổ Big Bang. Vụ nổ khởi đầu đã diễn ra vào khoảng 13,8 tỉ năm trước, khiến cho vũ trụ được mở rộng.
Một số nhà vật lý cho rằng vũ trụ là vô tận, nhưng số khác lại tin vào điều ngược lại, vũ trụ là hữu hạn.
Vũ trụ có giới hạn có nghĩa là có 1 điểm cực nào đó ngoài kia là nơi mà vũ trụ sẽ bắt đầu co lại. Vũ trụ sẽ bị kéo ngược lại điểm khởi đầu, và nó sẽ là quá trình sụp đổ của cả vũ trụ.
Học thuyết Đại nứt gãy có sự hỗ trợ từ thuyết tương đối của Einstein. Tuy nhiên, đây không phải là điều đáng lo ngại vì nếu điều đó xảy ra cũng phải mất hàng tỉ năm nữa.
Sự mô phỏng bị chấm dứt
Một trong những giả thuyết “hại não” nhất về sự sống đó là: “Cuộc sống chỉ là 1 chương trình mô phỏng của máy tính. Nếu bạn đã xem bộ phim Ma Trận/ The Matrix, hẳn bạn sẽ rất quen thuộc với giả thuyết này”.
Theo giảng viên Nick Bostrom của đại học Oxford về vấn đề “Tranh cãi mô phỏng”, từ khi máy tính ngày càng được cải thiện, ở khía cạnh nào đó, chúng ta có 1 sức mạnh vi tính có khả năng thiết lập sự mô phỏng sơ khai.
Có các lý thuyết khác hỗ trợ cho vấn đề gây tranh luận của Bostrom. Một trong số đó là: “Vũ trụ là không gian 2 chiều chứ không phải 3 ngoài ra còn có ý kiến, tất cả những gì nhìn thấy trong vũ trụ chỉ là ảo ảnh“.
Người tạo ra chương trình là ai? Họ muốn hủy chương trình khi nào?
Có thể điều chúng ta gọi là “Sáng Thế Chủ” đang suy nghĩ xem nên xử lý chương trình “vũ trụ” như thế nào? Nhân loại sẽ không bao giờ biết được “Sáng Thế Chủ” đang nghĩ gì, nhưng chỉ có thể hy vọng Ngài không nhấn nút “delete”.
Rào chắn tan vỡ
Kích thước của vũ trụ hoặc là vô hạn hoặc là hữu hạn. Hầu hết các nhà vật lý học đều cho rằng nó là đa vũ trụ vô hạn, nhưng điều này có vẻ không đúng lắm về mặt các quy luật của vật lý.
Nếu như các quy luật của vật lý là đúng thì vũ trụ sẽ tiếp tục mở rộng cho đến khi nó đâm phải “rào chắn vật lý”.
Điều này cũng giống như đổ thật nhiều nước vào 1 sân khúc côn cầu băng, khi nước đầy và chạm vào hàng rào, nó sẽ không thể mở rộng thêm được nữa.
Tin tốt, nếu như vũ trụ thật sự va phải “rào chắn vật lý“, nó sẽ chỉ diễn ra trong vòng 3,7 tỉ năm nữa. Tin xấu là theo các nhà vật lý tại UC Berkley, cơ hội này xảy ra là 50 – 50.
Xem tiếp phần 2: Tính khoa học của sự kiện “Đại hủy diệt vũ trụ”
Theo Discovery channel