“Cứu em cháu trước!” – Câu nói cuối cùng của một cậu bé trước khi mất

17/05/16, 07:12 Cuộc sống

“Hãy cứu em cháu trước!” – Đây là câu nói cuối cùng của một cậu bé 13 tuổi nhút nhát, Jordan, trong khi đang bị mắc kẹt trong trận lũ tại Queensland năm 2011.

(Ảnh: News Limited)
Anh John Tyson thả bóng bay tưởng nhớ vợ và con trai trong lễ tang của hai mẹ con. (Ảnh: News Limited)

Khi đội cứu hộ đến, suy nghĩ đầu tiên của Jordan không phải là cho mình, mà là người em trai, Blake, khi đó gần 10 tuổi.

Anh John Tyson, cha của hai cậu bé cho biết: “Chúng hẳn phải rất sợ hãi. Jordan không biết bơi, dòng nước mạnh và chảy cuồn cuộn quanh nó. Cháu có thể đã rất hoảng sợ nhưng thay vào đó cháu đã giúp được Warren và Chris, hai người dân khác tiếp cận được chiếc xe”.

“Jordan ở gần nhất và cũng không có nhiều thời gian, do đó họ đã nắm lấy thằng bé để đưa nó đến nơi an toàn. Nhưng Jordan đã đẩy họ đi và hướng dẫn họ tới cứu em trai mình trước. Một lúc sau, Jordan và vợ tôi đã bị cuốn đi và họ đã chết”.

“Nó không phải là một cuộc hành trình dễ dàng. Cuộc sống có ngã rẽ, nhưng lần này, đối với tôi, là nghiệt ngã nhất. Qua sự mất mát đó, tôi không ngừng nghĩ đến một điều về Jordan. Có lẽ tôi đã sai về thằng bé. Có lẽ nó không phải là một đứa nhút nhát, đó là một từ không thực sự phù hợp với một ai đó đã hành động như vậy, một người đã nói bốn từ đó. Thằng bé sợ nước và bóng tối, nó khá ít nói, nhưng rất can đảm. Nó là người can đảm nhất mà tôi đã gặp trong cuộc đời mình”.

Hàng trăm ngàn người đã đồng ý với John Tyson và họ đã ký tên thỉnh nguyện trên trang Change.org để sự dũng cảm của Jordan được công nhận và tôn vinh hành động cuối cùng của cậu bé.

(Ảnh: Supplied)
Blake Rice (đứng giữa), em trai của Jordan được một người dũng cảm cứu thoát trong trận lũ. (Ảnh: John Tyson cung cấp)
(Ảnh: Supplied)
Blake đang ngồi trên thanh chắn trong lúc mẹ và anh trai đang chờ được cứu. (Ảnh: John Tyson cung cấp)

Anh John Tyson cho biết: “Ban đầu, tôi không bao giờ muốn theo đuổi bất cứ điều gì để tưởng nhớ con trai mình. Nhưng thời gian trôi qua, tôi đã nhận ra tầm quan trọng này đối với tôi. Tôi bắt đầu đệ đơn kiện vì Hội đồng Giải thưởng Dũng cảm Úc đã gọi cho tôi và nói với tôi rằng Jordan đã bị từ chối trao giải thưởng dũng cảm mà nó đã được đề cử. Nó giống như một cú đánh vào trong tâm của tôi”.

“Tôi không thể ở bên Jordan của tôi, một cậu bé không biết bơi, khi nó phải đưa ra quyết định định mệnh, bỏ qua tất cả nỗi sợ hãi của mình và có một hành động đáng ngạc nhiên. Vì vậy, với tư cách là một người cha, tôi phải chiến đấu cho thằng bé, cho điều mà trong thực tế, nó sẽ quá nhút nhát để dám tiếp nhận (danh hiệu người dũng cảm)”.

Sau những nỗ lực của cộng đồng và của người cha đau khổ đang tìm mọi cách để an ủi cho cái chết của vợ và con trai dũng cảm của mình, Cựu Thủ tướng Tony Abbott đã đứng lên trong Nghị viện và cho biết Jordan là “biểu tượng của tinh thần Úc” và rằng Jordan xứng đáng với giải thưởng dũng cảm dân sự cao nhất. Nhưng sau đó các chính trị gia dường như quên cậu bé.

Hơn 300.000 người dân Úc thì không, họ đã ký tên thỉnh nguyện và họ đã giành chiến thắng cuối cùng – đây là chiến thắng lớn nhất trong lịch sử của trang Change.org tại Úc.

(Ảnh: Supplied)
Jordan khi còn nhỏ cùng mẹ và cha. (Ảnh: (Ảnh: John Tyson cung cấp)

Vào ngày 6/5/2016 vừa qua, Jordan Lucas Rice đã được nhận huy chương Dũng cảm tại Tòa nhà Chính phủ, Brisbane.

Cha của Jordan đã lập nên Quỹ Jordan Rice nhằm giúp gia đình những người đã mất tưởng nhớ người thân và vượt qua nỗi buồn cũng như sự khó khăn trong cuộc sống. Đồng thời Quỹ cũng nhằm mục đích phát triển một chương trình tập trung vào các nguồn tài nguyên giáo dục về an toàn trẻ em. Anh John Tyson cho biết: “Huân chương Dũng cảm chỉ là khởi đầu của những di sản mà Jordan của tôi sẽ để lại trên trái đất này”.

(Ảnh: News Limited)
Cậu bé Jordan đã cho thấy sự cứng rắn và can đảm của mình theo cách vị tha nhất. (Ảnh: News Limited)

“Hãy để Jordan truyền cảm hứng cho bạn, như thằng bé đã làm cho tôi, và hàng ngàn người khác. Kể câu chuyện của nó và chứng minh sự dũng cảm có thể có trong mọi con người, mọi lứa tuổi và dưới mọi hình thức”.

(Ảnh: News Corp Australia)
John Tyson đã chiến đấu trong năm năm để sự dũng cảm của con trai mình được công nhận. Ngày đó cuối cùng cũng đã đến. (Ảnh: News Corp Australia/Adam Head).

Theo daikynguyenvn.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng