Cụ rùa trong kí ức người dân Hà Nội 20/01/16, 09:09 Cuộc sống Cùng với Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, rùa hồ Gươm trở thành một biểu tượng trong đời sống tinh thần người Hà Nội. Từ năm 1428, thời Lê Thái Tổ, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm. Kể từ đó hình ảnh cụ rùa lấy lại bảo kiếm cho Long Vương đã trở thành biểu tượng trong lòng người dân Thủ đô. Hình ảnh rùa nổi lên ngay ngày đầu năm mới 2010, thu hút sự chú ý của hàng nghìn người Năm 2011 Hình ảnh những vết thương trên mình, chân, cổ ngày càng lan rộng là dấu hiệu cho thấy rùa đang xuống sức. Sau khi hình ảnh những vết thương lở loét trên mình rùa liên tục xuất hiện trên báo chí trong và ngoài nước, các nhà khoa học và dân chúng nhiều lần lên tiếng cần đưa rùa hồ Gươm lên cạn để chữa thương. Sau nhiều thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, sáng 8/3/2011, chiến dịch bắt rùa khai màn trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân. Cuối cùng cụ rùa nằm an toàn trong lưới cá chờ được chữa trị. Giới chuyên môn nhận định, tình trạng thương tích của rùa không quá lo ngại, mầu trắng trên chân và cổ rùa là do giảm sắc tố da sau khi vết thương đã thành sẹo. Một thành viên nhóm điều trị cho biết sau khi được đưa vào khu chăm sóc, rùa đã ăn cá, thái độ hiền lành và không có vẻ gì sợ hãi. Công cuộc trị thương cho rùa kéo dài gần 3 tháng. Khi lành vết thương, rùa hồ Gươm được thả trở lại môi trường sống tự nhiên, cùng hàng chục nghìn con cá, được thả vào hồ làm thức ăn cho rùa. Người Hà Nội sẽ chẳng bao giờ còn được chứng kiến hình ảnh rùa hồ Gươm nằm phơi nắng gần chân Tháp Rùa. Thông tin từ TP Hà Nội xác nhận rùa hồ Gươm đã chết chiều 19/1. Khoảng 17h xác rùa được phát hiện nổi lên tại khu vực trước báo Hà Nội mới. Hàng trăm người dân đã tụ tập theo dõi. Xác rùa được di chuyển tới khu vực đền Ngọc Sơn chờ phương án xử lý. Theo một chuyên gia động vật, do rùa hồ Gươm là cá thể cái nên chỉ còn phương án là làm tiêu bản để bảo tồn cho thế hệ mai sau. Theo VnExpress Từ Khóa :cu rua