Cụ bà 102 tuổi trở thành một hiện tượng tại Ấn Độ khi giành vô địch giải điền kinh thế giới

22/09/18, 09:01 Cuộc sống

Ở tuổi 102, bà Man Kaur, một người phụ nữ Ấn Độ đã giành được huy chương vàng trong cuộc đua điền kinh dành cho người thuộc nhóm tuổi từ 100 đến 104, thuộc giải vô địch điền kinh thế giới Master ở thành phố Malaga, Tây Ban Nha .

Bà Man Kaur, 102 tuổi. (Ảnh từ npr)

Ở tuổi 102, bà Man Kaur vẫn theo đuổi bộ môn điền kinh và giành được tấm huy chương vàng.

Người phụ nữ này được xem là một hiện tượng của Ấn Độ khi đã giành lấy tấm huy chương vàng trong cuộc đua điền kinh dành cho vận động viên thuộc nhóm tuổi từ 100 đến 104, tại giải điền kinh thế giới World Masters Athletics Championships ở thành phố Malaga, Tây Ban Nha.

Tổng thời gian để bà Man Kaur hoàn thành phần thi là 3 phút 14 giây.

Bà cũng đã nhận được một huy chương vàng trong cuộc thi phóng lao.

Bà cũng đã nhận được một huy chương vàng trong cuộc thi phóng lao. (Ảnh từ South China Morning Post)

>>> Một người vô gia cư đã trở thành nghệ sĩ nhờ vào niềm đam mê bất diệt của mình

Theo đó, bà Kaur gửi một thông điệp đến những người trẻ tuổi rằng: Hãy tránh xa những món ăn vặt và bắt đầu áp dụng một chế độ luyện tập thể thao lành mạnh!

Và chính từ những thói quen cá nhân của mình, bà đã gây ấn tượng đối với mọi người ở tất cả các lứa tuổi.

Cụ thể người phụ nữ này thường thức dậy vào lúc 4 giờ sáng. Sau đó, bà tắm rửa, thay quần áo, pha trà và thì thầm những lời cầu nguyện cho đến khoảng 7 giờ sáng. Thỉnh thoảng bà sẽ đến đền Gurdwara, nơi thờ phượng dành cho người Sikh. Nhưng thông thường bà sẽ dành thời gian cầu nguyện tại nhà.

Kế đến bà sẽ đi đến đường đua để tập chạy nước rút trong vòng 1 giờ.

Vận động viên 40 tuổi Raksha Muni nói: “Bà ấy là nguồn cảm hứng vô tận và tôi rất vui khi được gặp bà ấy”.

Có lẽ bây giờ bạn đang nghĩ rằng… bà Kaur có thật sự đã 102 tuổi hay không?

Mặc dù không có bất kỳ bằng chứng nào xác minh được độ tuổi chính xác của cụ bà này, nhưng dựa vào giấy khai sinh của đứa con lớn nhất của bà Kaur, bạn hoàn toàn có thể phỏng đoán độ tuổi của bà ấy. Cụ thể, khi giấy khai sinh này đã phát hành cách đây 81 năm thì bà Kaur khoảng 20 tuổi.

Một sự khởi đầu rất, rất muộn

Bà cũng giành được huy chương vàng cho môn ném tạ. (Ảnh: cnn)

Sự khởi đầu rất, rất muộn

Nhìn lại cuộc đời của bà Kaur rõ ràng bà không phải là một vận động viên nhà nghề được đào tạo từ trong nôi, thậm chí bà còn đứng ở vị trí rất xa so với danh hiệu vận động viên.

Thực tế bà chỉ mới bắt đầu luyện tập vào năm 2009, khi con trai Gurdev Singh (80 tuổi) khuyến khích bà theo đuổi và trải nghiệm hoạt động điền kinh.

Anh Singh tiết lộ câu nói động viên bà Kaur: “Mẹ không bị bệnh tim mạch hay khớp gối, mẹ có thể tập điền kinh“.

Anh Singh, người con thứ hai trong số ba người con của bà, là huấn luyện viên và người cổ vũ nhiệt tình của bà Kaur. Tuy nhiên, anh cũng là một đối thủ điền kinh của bà Kaur, và anh đã giành được hơn 80 huy chương điền kinh kể từ năm 1992.

Khi được đặt câu hỏi điều gì đã khiến anh đưa người mẹ 93 tuổi của mình đến đường đua, anh Singh giải thích rằng: “Mẹ tôi rất khỏe và không có vấn đề gì về sức khỏe, thậm chí bà ấy có thể di chuyển rất nhanh. Vì vậy tôi đã đưa bà đến trường đại học cùng với mình và yêu cầu bà chạy 400m. Mẹ tôi đã làm theo yêu cầu, dần dần nó khiến tôi nghĩ rằng “Bà ấy có thể tham gia thi đấu””.

Riêng Kaur cho biết, bà thực sự yêu thích điền kinh nên bà nhanh chóng theo đuổi và bắt đầu cải thiện năng lực.

Hai năm sau người phụ nữ này đã làm điều đó rất tốt. Vì vậy con trai đã đăng ký cho bà tham gia các sự kiện chạy đua quốc tế mà anh có mặt. Khi đó bà Kaur đồng ý mà không hề do dự và quả thật bà đã không dừng lại.

Năm ngoái bà là vận động viên được lựa chọn tham gia cuộc thi American Master Games ở Canada. Tại đây bà đã giành được huy chương vàng cho hạng mục 100m với thành tích 81 giây.

Ông Singh cho biết: “Sau đó bà ấy đã rất phấn khích vì có nhiều người muốn chụp ảnh cùng bà”.

Hầu hết cổ động viên của bà Kaur đều được sinh ra vào thập niên 70 và 80. Quả thật bà là một nguồn cảm hứng bất tận!

Không phải là một người hâm mộ của trường học

(Ảnh: darpanmagazine)

Cả Singh và hai anh chị em của anh đều là những vận động viên bẩm sinh. Nhưng bà Kaur không bao giờ tìm hiểu xem bà thật sự giỏi môn thể thao nào hay không.

Bà được sinh ra ở Ấn Độ tại khu vực phân vùng trước năm 1916. Mẹ bà Kaur qua đời khi sinh con. Vì vậy bà đã được ông bà ngoại của mình nuôi dưỡng ở Patiala.

Ông bà của Kaur đã cố gắng gửi bà đến trường khi bà còn rất nhỏ. Bà cười lớn khi nhớ về những ngày tháng thơ ấu, bởi đó là khoảng thời gian vui vẻ nhưng bà lại không hề quan tâm đến việc học hành.

Bà kể: “Tôi rất hay trốn học. Tôi thích chạy nhảy xung quanh và sau đó làm một vài công việc để kiếm ít tiền”.

Khi đó cuộc sống của bà gắn liền với việc tiết kiệm những đồng xu để dệt cho mình một bộ đồ ngủ. Bà cũng hay thu thập cành cây sầu đâu để bán như một loại bàn chải đánh răng tự nhiên. Trong khoảng thời gian đó bà cũng hay xay lúa mì bằng tay và kéo sợi chỉ.

Vào đầu những năm 1930, bà Kaur đã tìm được một công việc giống như vú em và làm người giúp việc cho hoàng hậu maharaja của Patiala.  

Kaur kết hôn của năm 1934, bà sinh được ba đứa con. Sau đó bà trở thành một đầu bếp và làm việc cho các gia đình tại nhiều ngôi nhà trên thành phố.

Bà ấy đã giành được… bao nhiêu huy chương vàng?

Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp của mình, bà Kaur đã góp mặt tại các cuộc thi ở Canada, Malaysia, New Zealand, Singapore và Đài Loan. Bà đã giành được tổng cộng 32 huy chương vàng. (Ảnh: indianexpress)

Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp của mình, bà Kaur đã góp mặt tại các cuộc thi ở Canada, Malaysia, New Zealand, Singapore và Đài Loan. Bà đã giành được tổng cộng 32 huy chương vàng.

Tại thành phố Auckland của New Zealand vào tháng 4 vừa qua, bà Kaur đã chiến thắng huy chương vàng trong nội dung chạy nước rút 100m và 200m. Bà cũng giành được huy chương vàng cho 2 môn thể thao mới là: Phóng lao và ném tạ.

Nhưng không chỉ thế, tại đây Kaur đã phá vỡ kỷ lục thế giới trong bộ môn phóng lao với cú ném gần 5 mét.

Cùng với sự giúp đỡ của con trai mình bà đã luyện tập chăm chỉ để đạt được thành tích tốt hơn, cũng như gia tăng tốc độ chạy của mình.

Trong cuộc thi ở New Zealand năm 2017, thành tích nội dung chạy 100m của bà chỉ mất 74 giây.

Nói về điều này anh Singh cười vui vẻ: “Rất khó để cải thiện dù chỉ trong 1 giây”, nhưng “mẹ tôi đã nâng thành tích thêm 4 giây nữa”.

Được biết để đẩy nhanh tốc độ chạy của mình bà Kaur đã cố gắng đi đến đường đua mỗi ngày. Đồng thời cứ 3 ngày mỗi tuần bà sẽ đi ném tạ và phóng lao.

Vào những ngày luyện tập chạy nước rút, bà đã chạy 30 mét, 40 mét và 50 mét. Chúng được thay đổi luân phiên với những ngày chạy 100 mét và 200 mét.

Bà cho biết: “Nếu như thời tiết quá gay gắt tôi sẽ đi đến phòng tập thể dục và nâng tạ”.

Song song với đó là một chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Bà chỉ uống nấm sữa kefir, sữa đậu nành và nước trái cây tươi vào buổi sáng.

Lúc 11 giờ bà sẽ dùng một bữa ăn với đậu lăng, rau quả và chapati (bánh mì phẳng làm từ lúa mì mọc tự nhiên).

Vào lúc 4 giờ chiều, bà sẽ sử dụng nước ép tiểu mạch thảo kết hợp với quả hạch và hạt mầm.

Vào buổi tối bà dùng bữa một lần nữa với chapati và đậu lăng, rau quả cùng một ly sữa đậu nành.

Chi phí của những cuộc thi

Hầu hết các bài tập thể thao đều xuất phát từ tình yêu và niềm đam mê. Anh Singh nói: “Không hề có tiền thưởng, trên thực tế chúng tôi còn phải trả tiền để được tham gia”.

Theo đó, để được góp mặt trong những cuộc thi và bùng cháy với đam mê của mình, anh đã phải chi tiêu dè sẻn trong cuộc sống.

Thậm chí anh đã chuyển nhượng toàn bộ công việc kinh doanh khi vợ ông qua đời. Anh cho biết: “Con trai và con gái của tôi sống ở nước ngoài, vì vậy tôi cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi làm điều này”.

Vào tháng 1/2017, Chính phủ cuối cùng cũng đã thừa nhận những nỗ lực của họ khi đưa tên Ấn Độ vào trong bản đồ dành cho các môn thể thao cao cấp. Đồng thời cấp cho họ một căn hộ gần sân vận động đại học ở Patiala.

Tại căn hộ này anh Singh đảm nhận nhiệm vụ nấu ăn, còn bà Kaur giặt ủi và dọn dẹp. Đó quả thật là một cuộc sống giản đơn, nhưng anh Singh nói: Đến khi tiền tiết kiệm của anh cạn kiệt họ sẽ phải dừng lại đam mê mà mình theo đuổi.

Anh cho hay: “Chúng tôi không phải là những người tham lam”, “Sẽ tốt hơn nếu như chính phủ chỉ hỗ trợ chi phí thực tế cho chúng tôi”.

Riêng bà Kaur lại cho biết, việc đi du lịch khi tham gia các cuộc thi là điều khó khăn. Và trong những chuyến đi đến các sự kiện công cộng và sống ngoài khách sạn cũng không hoàn toàn là những niềm vui “Ở nước ngoài họ thậm chí còn không phục vụ cho bạn một tách trà nhiều lần”.

Sự quyết tâm trong năm mới

Mặc dù những khó khăn vẫn đang còn đó, nhưng bà Kaur đang rất mong chờ cuộc thi Masters được tổ chức vào năm 2020 tại Nhật Bản. (Ảnh: cnn)

Mặc dù những khó khăn vẫn đang còn đó, nhưng bà Kaur đang rất mong chờ cuộc thi Masters được tổ chức vào năm 2020 tại Nhật Bản.

Anh Singh cho biết cuộc sống thật sự là một vòng tròn tuần hoàn. Bởi nhiều năm trước mẹ anh từng làm việc tại cung điện Patiala như một người giúp việc với mức lương hàng tháng là 10 rupee (tương đương 15 xu tiền Mỹ hiện nay).

Nhưng “Sau khi chiến thắng trong cuộc thi ở Canada năm 2016, bà đã được mời tham gia chạy điền kinh 5km ở Patiala (bà là người chạy vài trăm mét đầu tiên) và được mời nghỉ qua đêm tại cung điện ngay tại căn phòng ngủ của người nữ hoàng mà bà đã phục vụ trước đây”.

Nghe được điều này bà Kaur lắc đầu và mỉm cười, bà nói: “Bạn sẽ không bao giờ nhận được những điều mình cầu mong. Vì vậy tốt hơn hết hãy đón nhận phước lành khi nó đến bên bạn”.

>>> Gặp gỡ người phụ nữ cứu loài dê Iceland khỏi tuyệt chủng

Tú Văn, theo npr

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng