Con hổ ‘khát máu’: Ăn thịt hơn 430 người, quân đội phải vào cuộc để xử lý

20/12/21, 16:33 Cuộc sống

Chưa đầy một thập kỷ đã giết hại đến 436 người, sự tàn bạo và quỷ quyệt của con hổ đã khiến người dân khiếp sợ. Lần đầu tiên trong lịch sử, quân đội phải vào cuộc để truy giết con thú khát máu này.

Một con hổ cái Bengal đã khiến cả khu vực biên giới Nepal-Ấn Độ khiếp sợ vào những năm 1900 (Ảnh minh họa qua Pinterest)

Vào cuối thế kỷ 19, ở khu vực nằm giữa biên giới Nepal – Ấn Độ, sát với dãy Himalaya hùng vĩ, xuất hiện thảm kịch vô cùng đáng sợ khi có hàng chục người mất tích, chết trong rừng sâu. Dần dần, các cuộc tấn công xảy ra với mật độ dày hơn và ngày càng gần khu dân cư hơn.

Nhiều trường hợp bị mất tích được tìm thấy thường ở trong tình trạng “đẫm máu”. Những vụ tấn công con người nhiều dần lên làm dân cư tại đây hoang mang cực độ. Thậm chí, có người còn nói đó là sự xuất hiện của ác quỷ.

Mọi lời đồn đại về ma quỷ dần tan biến cho đến khi họ biết sự thật. Kẻ phải chịu trách nhiệm cho hàng loạt những vụ tấn công này là một con hổ cái Bengal trưởng thành. Trước đó, nó từng bị săn và bắn bởi một thợ săn trong vùng.

Vào thời điểm đó, các ngôi làng ở Nepal cách xa nhau, giao thông không thuận tiện, môi trường sống bất ổn. Đây được coi là cơ hội tuyệt hảo để nó thực hiện những cuộc săn bắt của mình.

Tuy may mắn thoát chết nhưng con hổ lại bị đạn găm trúng và làm vỡ hai chiếc răng nanh bên phải, một ở trên, một ở dưới. Bị thương ở chỗ hiểm như vậy, con hổ cái mất khả năng săn mồi bình thường trong môi trường hoang dã, nó buộc phải chuyển hướng sang những con mồi dễ tấn công và hạ gục hơn như động vật đã thuần hóa và cả… con người.

Chẳng mấy chốc số nạn nhân bị tấn công, mất tích đã lên tới hơn 200 người. Đáng sợ hơn, dường như con hổ cái này rất thông minh, biết lúc nào nên xuất hiện, lúc nào nên ẩn mình. Rất nhiều thợ săn, dân làng cùng nhau vào rừng lùng sục nó nhưng không hề đạt mục đích mà phải tay trắng đi về.

Nhiều thợ săn, quân đội được điều động. (Ảnh minh họa qua Getty Images)

Những năm sau đó, người ta cũng không cách nào bắt được “kẻ sát nhân” này. Vụ việc khiến quốc vương của Nepal khi đó là Prishvet vô cùng tức giận. Ông đã hạ lệnh điều quân đội tới biên giới Nepal để hỗ trợ, tổ chức dân làng thành lập đội tuần tra để bảo vệ an toàn cho ngôi làng.

Tuy nhiên con hổ Champawat này vô cùng gian xảo. Sau khi phát giác được hành động của dân làng, nó lập tức biến mất trong rừng sâu. Người dân Nepal đã tìm kiếm rất lâu nhưng không cách nào lần ra tung tích của nó.

Ngay sau khi mọi người cho rằng con hổ này đã chết thì ở Champawat, Ấn Độ lại phát hiện hàng loạt vụ hổ ăn thịt người. Theo lời miêu tả của các nhân chứng, người ta xác định được rằng đây chính là con hổ đã mất tích ở biên giới Nepal. Từ đó người ta gọi nó là con hổ “Champawat”.

Thảm kịch vẫn tiếp tục tiếp diễn…

Dù thoát khỏi họng súng của con người, Champawat cũng đành rời bỏ lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, ngay khi vượt sông qua biên giới Ấn Độ, nó bắt đầu công cuộc săn người ở huyện Kumaon. 

Phạm vi hoạt động có thể thay đổi nhưng sự nguy hiểm thì không. Thậm chí, tại “ngôi nhà mới”, con hổ cái kia còn manh động, hung hãn và bạo dạn hơn nhiều. Thay vì phục kích người như khi còn ở Ấn Độ, con hổ bạo gan săn người vào ban ngày. 

Nó lang thang trên đường phố, tiếp cận khu dân cư, tấn công vật nuôi một cách thản nhiên không chút lo sợ. Dân làng khi đó chỉ còn biết khóa mình trong những căn nhà đơn sơ. Nhiều người mô tả ngôi làng như một thị trấn ma vì không ai dám bước ra ngoài bởi lo sợ có thể bị con hổ làm thịt bất cứ lúc nào. 

Cứ sau mỗi cuộc tấn công, bản tính của con mãnh thú càng tăng cao, kết quả nó có nhiều cuộc tấn công trắng trợn hơn nữa vào dân làng vùng Champawat. Theo cuốn sách “Deadly Animals: Savage Encounters Between Man and Beast”, (tạm dịch “Động vật chết chóc: Những cuộc chạm trán tàn bạo giữa người và quái thú”) một ngày nọ, con hổ cái bất ngờ tấn công và nhằm vào một cô gái trẻ trong vùng.

Tranh minh họa hổ Champawat giết một cô gái ở Ấn Độ.

Điều đáng sợ là con ác thú này không những không sợ hãi mà còn bình thản, chậm rãi từng bước một kéo nạn nhân vào rừng, mặc cho tiếng gào thét, kêu khóc thảm thiết của nạn nhân. Sự manh động này khiến hàng trăm người hoang mang sợ hãi, bỏ cả nhà cửa để tránh sang những khu vực khác an toàn hơn.

“Người được chọn” lên tiếng

Đứng trước hành vi đáng sợ và thói quen giết người máu lạnh của con quái thú, chính phủ đã treo thưởng rất cao cho bất cứ ai có thể tiêu diệt con hổ, giải cứu người dân nhưng cũng như những lần trước, sự tinh quái vẫn giúp nó trốn thoát khỏi tầm ngắm của vô số thợ săn.

Cuối cùng thì sự việc cũng có chiều hướng tốt hơn vào năm 1907. Một thợ săn huyền thoại người Anh tên là Jim Corbett, sau khi nghe được câu chuyện của con hổ Champawat đã đến điều tra thông tin. Ông mang theo súng săn và bắt đầu tìm kiếm vết tích của con hổ ở xung quanh những nơi xảy ra sự việc, hy vọng có thể loại bỏ vĩnh viễn được tai họa này.

Jim Corbett giỏi, có lợi thế, có kinh nghiệm nhưng đối thủ của ông cũng không phải dạng vừa, nó đủ xảo quyệt để có thể sống sót suốt 8 năm qua ở cả 2 khu vực này thì đương nhiên đủ khả năng để ẩn mình trước Jim.

Đến một hôm, con hổ cuối cùng cũng lộ diện. Sau khi ăn thịt một cô gái 16 tuổi ở khu Champak, nó trở về núi. Jim Corbett lập tức lần theo vết máu từ nhà cô gái vào rừng. Ông tìm thấy vòng cổ của cô giữa vũng máu, và tóc vương trên các bụi cây. Khi nhìn thấy những bộ phận không còn nguyên vẹn của nạn nhân trong rừng, dù là người rất dũng cảm, Corbett cũng phải rùng mình hoảng sợ.

Nhận ra con hổ cái đang đứng trên mỏm đất cao gần đó, Corbett giơ súng trường lên. Tuy nhiên con hổ chạy mất khiến thợ săn phải đuổi theo. Sau vài tiếng truy đuổi, Corbett buộc phải quay lại vì nhận ra nắng đã tắt, và ông không muốn ở gần hổ lúc trời tối.

Về tới làng, thợ săn lâu năm thuê gần 300 người đàn ông để tạo ra những tiếng ồn lớn vào ngày hôm sau. Ý tưởng của ông là dụ con hổ ra khỏi nơi ẩn nấp, dồn nó đến sườn núi đầy đá.

Xác hổ Champawat bị Jim Corbett bắn hạ năm 1907.

Khi những người đàn ông bắn súng và đánh trống để tạo tiếng động, con hổ cái xuất hiện. Corbett bắn hai phát đạn vào bụng nó. Phát thứ ba trúng chân, nhưng nó ngã gục và chết vì hai vết đạn trước, theo cuốn sách Deadly Animals.

Vậy là những người dân trong vùng đã có thể thở phào nhẹ nhõm, yên tâm rằng cuộc sống đã trở lại yên bình. Tính tới thời điểm đó, chỉ trong vòng 8 năm, con hổ Champawat đã ăn thịt tổng cộng 436 người dân vô tội, bao gồm 200 người Nepal và 236 người Ấn Độ.

Thiện Thành (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này