Con dấu xuất hiện từ khi nào?
Con dấu triện cũng gọi “đồ chương” là cái ta thường thấy trong đời sống hằng ngày, như dấu của cơ quan, xí nghiệp, tư nhân, vuông, tròn, trái xoan…
Con dấu thời cổ gọi là “tỷ” từ đời Tần về trước, gọi chung là ấn của thiên tử và thần dân, sau khi Tần thống nhất lục quốc, ấn của hoàng đế dùng gọi là “tỷ”, ấn công quyền hay tư nhân gọi là “ấn”, là dấu.
Thời con dấu xuất hiện đã được giới học thuật bàn luận bao năm qua. Những ý kiến gần đây dần dần đi đến chỗ đồng nhất, nhưng câu đố vẫn chưa được làm sáng tỏ!
Một ý kiến cho rằng ấn tỉ bắt đầu từ Tam Vương (tức Hạ Vũ, Thương Thang (Chu), Văn Vương). Bộ “Hậu Hán thư – Tế tự chí hạ” viết: “Đến thời Tam Vương, cách dùng văn chương quá đẽo gọt, nên văn tự của người ta viết ngày càng nhiều… Để phân biệt thật giả thì bắt đầu có ấn tỷ”.
Những người bác bỏ thuyết này cho rằng, “thời Tam đại không có ấn“. Như Ngô Khâu Diễn đời Nguyên trong “Học cổ thiên” đã viết như vậy.
Còn có người bác thuyết “thời Tam đại không có ấn“. Can Dương đời Minh, trong “Ân chương tập thuyết” dẫn bài văn “Chu thư” làm chứng cho quan điểm của mình. Trong đó “Chu Thư” viết “Thang cầm ấn tỷ của thiên tử, đặt trên ngai báu của thiên tử“.
Đời sau này, trong giới thư pháp, ấn học như Phó Bảo Thạch, Mã Hành, La Phúc Di v.v… căn cứ vào ghi chép hữu quan trong điển tích thời cổ như “Chu ký”, “Lễ lý”, “Tả truyện”, “Lã thị Xuân Thu”, “Chiến quốc sách”, “Hàn Phi Tử” v.v… đã lấy vật có thực làm chứng, cho là vào thời Xuân Thu Chiến Quốc.
Giữa những năm 1930 của thế kỷ 20, học giả Hoàng Tuấn, biên soạn hai tập “Nghiệp trung phiến vũ” trong sách đã chụp lại tỷ ấn bằng đồng (Dương Văn) đào được ở Ân khư (đống phế tích đời nhà ân) An Dương Tam Khoa, gây tiếng vang trong giới học thuật.
Một số học giả suy luận, tỷ ấn đào được ở Ân khư có đủ chứng minh ấn chương có vào thời Ân Thương chăng?!
Nhưng cũng có người gạt đi cho rằng ba cái triện vuông đó là “ấn bằng đồng” không phải là “tỷ ấn”.
Hồng Khang