Cơ duyên nào khiến Trung Hoa thoát kiếp nạn đại hồng thủy 4000 năm trước?
5000 năm lịch sử thủy triều lên và xuống, bao nền văn minh đã từng một thời huy hoàng đều tan thành mây khói, chỉ có văn minh Trung Hoa không ngừng truyền thừa đến mãi về sau. Hết thảy điều này đều đã được chư Thần an bài kỹ lưỡng.
Trung Quốc từng sáng tạo ra vạn triều đại huy hoàng thịnh thế, được tôn là “Thiên triều thượng quốc”, văn hóa này ảnh hưởng sâu rộng toàn bộ vùng Đông Á, tạo thành vùng văn hóa Trung Hoa rộng lớn.
Trong tác phẩm “Cửu Bình” có đề cập rằng, đất nước Trung Hoa có lai lịch bất phàm, đã từng thoát khỏi một kiếp nạn đại hồng thủy vào 4000 năm trước. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về vấn đề đó.
Quốc gia trung tâm
Hơn 4000 năm trước trên toàn thế giới, hồng thủy ngập trời, khiến cho nhân loại thời đó gần như rơi vào trạng thái hủy diệt hoàn toàn. Trong các ghi chép về trận đại hồng thủy này của tất cả dân tộc, hầu như chỉ còn lại rất ít người may mắn sống sót, giúp nhân chủng đó một lần nữa sinh sôi nảy nở.
Tại Trung Quốc, lúc ấy là vua Nghiêu tại vị. Trong cơn hồng thủy ngập trời bao phủ rất nhiều núi cao, toàn bộ dân tộc Trung Hoa lại may mắn sống sót, đồng thời bảo tồn được nền văn minh thượng cổ huy hoàng, trong đó bao gồm Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch, Bát Quái,…mà người hiện đại ngày nay cũng khó có thể lý giải được.
Trong “Cổ Kim Nhạc Lục” có ghi chép lại, vào thời điểm vua Nghiêu tế trời, chư Thần hiển lộ dạy bảo Nghiêu đế: “Thủy phương chí vi hại, mệnh tử cứu chi”, ý rằng đại hồng thủy nguy hại nhân gian, ngươi phải cứu lấy dân chúng, bởi vậy, từ đó bắt đầu xuất hiện thần tích Đại Vũ trị thủy. Thời đại vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ, dân tộc Trung Hoa bắt đầu phục hồi sự thịnh vượng sau sự hủy diệt của cơn đại hồng thủy. Đại Vũ thống trị núi sông, khai sáng hoàn cảnh sinh sống mới cho dân tộc Trung hoa, tồn tại cho tới ngày nay.
Đây là Thần đã dành cho dân tộc Trung Hoa sự chiếu cố đặc thù. Nếu không có Thần bảo hộ, dân tộc Trung Hoa cũng giống như những dân tộc khác, đều không tránh khỏi sự hủy diệt trên phạm vi cả thế giới này. Thần từ trong rất nhiều dân tộc đã đặc biệt chọn lựa dân tộc Trung Hoa, để tiếp thụ văn hóa Thần truyền, cũng được gọi là văn hóa nửa Thần, điều này cũng nhất định là để chuẩn bị cho sự an bài to lớn về sau.
Các triều đại Trung Quốc khác nhau có các biên giới lãnh thổ khác nhau. Thực chất ra, “Trung Quốc” không phải là khái niệm về vị trí địa lý, mà ngụ ý là “Quốc gia ở trung tâm”, vì Thần đã đặt ra sự an bài cho văn hóa Trung Hoa một vị trí, đặc điểm, kết cấu và điều kiện vô cùng ưu ái, thuận lợi nhất trong trời đất.
Trung Hoa là quốc gia trung tâm duy nhất mà Thần đã tuyển định, đến thời mạt thế, pháp của Sáng Thế Chủ sẽ được truyền tại nơi đây. Vì vậy, hết thảy hoàn cảnh tự nhiên, phân bố nhân khẩu, đến tầng thứ thâm sâu của quá trình phát triển lịch sử, xây dựng văn hóa, và cả nhận thức đối với các tôn giáo và pháp môn tu luyện của Trung Quốc, đều do Thần an bài từ trước một cách hệ thống.
Suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, Sáng Thế Chủ chuyển sinh làm Thánh Vương, văn nhân, tăng nhân, đạo sĩ, võ lâm tôn sư, mưu thần, lương tướng, dẫn dắt những sinh mệnh có lai lịch bất phàm, vì dân chúng Thần Châu mà khai sáng hoàn cảnh sinh tồn, quy phạm tiêu chuẩn đạo đức, làm phong phú nội hàm tư tưởng, thiết lập văn hóa chính thống, kiến lập thể chế pháp luật. Bởi vậy, dân tộc Trung Hoa cứ mỗi triều đại thiên tử lại một triều dân chúng, một triều văn hóa, một triều y phục, một triều phong tục, một triều đặc điểm nội hàm, dồn dập kéo đến, rực rỡ như Ngân hà, lan xa bốn biển, uy chấn tám phương, cuối cùng tạo nên toàn bộ nền văn hóa 5000 năm Thần truyền.
Những nhân vật anh hùng đã lưu danh thiên cổ. Các danh thần như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Ngụy Vũ Đế, Gia Cát Võ Hầu, Đường Thái Tông, Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt, Minh Thành Tổ, Khang Hi đại đế… đã khai mở biên cương, cùng các quốc gia láng giềng, kết duyên với các dân tộc, khiến cho văn hóa truyền thống Trung Hoa lưu truyền lan xa các nước khác.
Thời đại Tần – Hán thống nhất 6 nước, khai phá Tây Vực, Bắc chinh Ô Hoàn, Nam phạt Nam man (người man rợ phương Nam). Thời đại Tấn – Nam Bắc triều, y phục được truyền về phía nam, năm dân tộc phía Bắc và Tây Bắc sát nhập vào Trung Nguyên. Vào thời Ngũ Đại Tùy Đường, các dân tộc xung quanh hoặc xưng thuộc địa, cống nạp, hoặc giao tranh, kết thông gia, hoặc du học, thông thương, dùng các loại hình thức để tạo mối quan hệ với Trung Nguyên.
Hai triều Tống, Khiết Đan, dân tộc Nữ Chân quật khởi, Liêu Tống, Kim Tống tranh nhau kế tục. Thành Cát Tư Hãn thống nhất sa mạc rộng lớn, viễn chinh tới châu Âu; Minh Thành Tổ phái người vượt biển… Đủ loại hành động kinh thiên địa, quỷ thần khiếp đảm; nhìn tưởng như không có sắp đặt, kỳ thực đều có sự an bài; nhìn như ngẫu nhiên, kỳ thực đều là tất nhiên.
Thần không muốn lạc mất đi chúng sinh nào, vì thế có chủ đích an bài cho văn hóa truyền thống Trung Hoa lan rộng ra thế giới, để đặt nền tảng cho người dân toàn thế giới đều nhận được những giá trị đã phổ truyền ở nhân gian.
Thần Châu là một võ đài lớn, một người diễn xong, vị khác lại đăng đài, người diễn kịch đến mức hồn nhiên quên mình, người xem kịch càng xem càng như say như mê. Vở kịch lớn ngàn đời này chứa đựng đằng sau nó nội hàm thâm thúy, bất tri bất giác thâm nhập sâu vào huyết mạch của người dân Thần Châu, thông qua 5000 năm liên tục được cẩn thận ghi chép, rồi lưu lại cho đời sau, giúp đạo đức của nhân loại được bảo trì ở một mức độ nhất định, không dễ dàng bị trượt dốc quá sớm.
Vạn kiếp bất diệt
Truyền thống văn hóa Trung Hoa dưới sự bảo hộ của Thần, trải qua mấy ngàn năm không bị suy yếu, mãi cho đến giữa thế kỷ 19, khi văn minh phương Tây với cuộc cách mạng công nghiệp tạo ra những kỹ thuật ưu thế, đã gây ra “sự biến hóa tình thế chưa từng có trong mấy ngàn năm qua”. Từ đó về sau, đất nước Trung Hoa trở nên loạn lạc, thừa lúc này, âm linh từ phía Tây mượn cơ hội tiến nhập vào. Văn hóa trung Hoa bị hoành hành tàn phá, rụng rơi trôi dạt, rơi vào tình thế nguy hiểm.
Nhiều năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiến hành các cuộc vận động chính trị và đại nạn Cách mạng Văn hóa suốt 10 năm, với đủ loại trấn áp bạo lực làm bại hoại tôn giáo, xóa bỏ tín ngưỡng. Thêm vào đó, “văn hóa Đảng”, “học thuyết vô thần luận” được rót vào nền giáo dục, cả thế hệ thanh niên đã sớm không còn tin vào Phật Đạo Thần, cả thế hệ lớn tuổi chỉ biết nín lặng như hến, bị tàn sát, trấn áp mà mất đi sự can đảm; các kiến trúc truyền thống, cổ tích, miếu tự, khí vật, văn vật cổ… bị hủy đi, quan hệ Thần – Nhân bị cắt đứt.
Mặc dù các môn phái Nho – Thích – Đạo giáo đã bị hủy hoại, không có nghĩa là người đời không thể thức tỉnh trước tiếng gọi của Thần. Những gì được Thần cất trong nền văn hóa truyền thống Trung Hoa cùng với sức sống ngoan cường đã hiển lộ ra.
Từ sau Cách mạng Văn hóa, tín ngưỡng của người Trung Quốc hầu như không còn, tinh thần trống rỗng, đời sống văn hóa nghèo nàn cực độ. Nhưng con người hễ nghe đến “Dương Gia Tướng”, “Nhạc Phi Truyền”, “Tam Quốc”, “Thủy Hử”, những cái tên này vừa được truyền hình đưa ra, thì ngay sau đó, cả một quãng thời gian phố phường yên ắng, nhà nhà nâng cao tinh thần, sống biết luật nhân quả, ngay cả cảnh sát cũng không cần làm nhiệm vụ. Chính là nền văn hóa Thần truyền tích lũy từ mấy ngàn năm đã hồi tỉnh lại chính niệm trong tâm và trong trí nhớ từ xa xưa của con người.
Con người vì sao lại kính nể chữ “Nghĩa” trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”?
Con người hiện tại nhắc đến chữ “Nghĩa”, lập tức nghĩ đến chữ “Nghĩa” trong thời đại Tam Quốc. Ba vị anh hùng Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, vì “nghĩa” kết bái huynh đệ, khiến cho vô số người đời sau ngưỡng mộ, noi theo trọng nghĩa xem nhẹ lợi, xả thân vì nghĩa, sự tích này được người đời kể mãi.
Gia Cát Lượng phò trợ Lưu Bị, “Cúc cung tận tụy, chỉ chết mới dừng”, trở thành tấm gương mẫu mực cho trung thần đời sau, có thể nói là thiên cổ đệ nhất hiền tướng. Ngụy Vũ đại đế Tào Tháo ban ngày giảng võ sách, đêm đọc kinh truyện, lập kế hoạch quyết thắng, thống nhất phương Bắc; biết Lưu Bị là anh hùng, cũng không giậu đổ bìm leo; biết giữ chữ tín, phóng thích Quan Vũ; dùng nghĩa quân thần thu phục được lòng dân. Trong suốt cả trăm năm của Tam Quốc, chữ “Nghĩa” được ghi lại đậm nét quy phạm đạo đức và phẩm chất của thế nhân trong nền văn hóa truyền thống 5000 năm của Hoa Hạ.
Con người đối với sự trung thành của Dương Lục Lang, Nhạc Phi vì sao cảm động đến vậy?
Bắc Tống có Lục Lang uy chấn khắp nơi, Dương môn nữ tướng giết địch đền nợ nước làm rung động đến tâm can. Triều đại Nam Tống có Nhạc Phi thân chinh cả trăm trận chiến, chưa từng thua trận. Chỉ tiếc khi tiến thẳng vào đảo Hoàng Long để khôi phục giang sơn, đã bị gian thần Tần Cối làm hại, chết thảm ở đình Phong Ba. Lục Lang, Nhạc Phi là những sự tích thiên cổ được truyền xướng, dù cho dân chúng không biết chữ, không đọc được sách sử, cũng có thể thông qua nghe sách xem kịch, nhận biết gian tà, kính nể trung thần, truyền miệng cho nhau mà giáo dục đời sau.
Trong sự hưng thịnh, suy tàn, vinh nhục của nền văn hóa 5000 năm Trung Hoa mà diễn dịch ra, từng màn kịch đều kinh tâm động phách, cốt truyện khiến cho người người rung động, không chỉ khiến cho người đời có thể nhận thức được thiện ác, đúng sai, phân biệt được thật giả, biết trung và gian, bảo toàn được chính khí cương trực của văn hóa cổ Trung Hoa. Trong tâm tưởng của người đời sau, trên tinh thần, từ trong nhận thức, trong huyết mạch đã lưu lại dấu ấn không cách nào phai mờ, cho dù chính phủ Trung Quốc đàn áp, lừa gạt, cũng không thể bóp chết một cơ hội phục sinh trong tim mỗi con người.
Lời kết
Thế giới bảy tỷ chúng sinh, cũng không phải mọi người đều tin tôn giáo, cũng không phải là mọi người đều tin Thần. Sáng Thế Chủ không muốn để rơi mất một ai, nhưng con người không được để đạo đức trượt dốc, mới xứng làm người. Đây cũng là điều mà Thần của rất nhiều tôn giáo trên thế giới đều khuyên bảo con người một lần nữa, cần phải giữ được chuẩn mực đạo đức, chờ đợi Thần quay trở về.
Đạo đức của người đã trượt dốc đến bờ sắp sụp đổ, tức là thời điểm tai hoạ sẽ đến. Mà lúc này, chỉ có Thần mới có thể đưa ra cánh tay to lớn làm chủ trời đất, xoay chuyển càn khôn, cứu vớt người tốt ra khỏi nguy nan cuối cùng.
Thần vì người mà đặt trụ cột cho đạo đức trong nền văn hóa thâm sâu, vì con người mà trải sẵn con đường hồi sinh, để lúc nhân loại trong thời khắc nguy nan nhất, có thể nghe hiểu được thiên cơ mà Thần đã khai thị, cũng là cách cứu trợ duy nhất. Việc phá hoại con đường cứu người này chính là đang hủy hoại nhân loại.
ĐCSTQ trong các cuộc vận động chính trị đã sử dụng trăm phương ngàn kế để hủy diệt nền văn hóa truyền thống Trung Hoa, chính là muốn khiến con người tại bờ vực đạo đức sụp đổ, trong thời khắc nguy nan trước mắt, mà cự tuyệt tất cả các con đường thoát. Khi người đời đánh mất loại văn hóa này, cùng những phẩm hạnh đạo đức vốn đã được hun đúc, giáo hóa, vậy thì con người sẽ không cách nào hiểu được sự kiện Thần tới độ nhân và Pháp mà Ngài sẽ truyền, sẽ mất đi cơ duyên cuối cùng được cứu thoát.
Văn hóa truyền thống Trung Hoa là do Sáng Thế Chủ vì cứu độ chúng sinh mà đích thân đặt định. Đây chính là mục đích và sự an bài đặc thù của văn hóa Trung Hoa.
Natalie (dịch)