Cô bé mồ côi vì đại địch: Bất lực nhìn ba mẹ, ông nội ra đi chỉ trong 4 ngày

17/09/21, 12:39 Cuộc sống

Làn sóng Covid-19 không chỉ khiến tinh thần, kinh tế, sức khỏe của con người kiệt quệ mà nó còn lấy đi mái ấm của biết bao trẻ em. Có những em chỉ trong vài ngày đã mất cả cha cả mẹ, trở thành trẻ mồ côi không nơi nương tựa. 

Khánh Như (ảnh trái) và Đăng Huy đang làm quen cuộc sống mới tại nhà của ông bà ngoại ở xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, Đồng Nai. (Ảnh: Vnexpress)

Bất lực nhìn ba, mẹ, ông nội lần lượt ra đi

Đến tận bây giờ, cô bé Khánh Như (13 tuổi) vẫn chưa thể chấp nhận được những gì vừa xảy đến trong cuộc đời mình.

Theo Vnexpress, vài tháng trước, gia đình của em vẫn còn yên ấm, cả nhà 5 người gồm ba mẹ, 2 chị em Như và ông nội cùng sống trong căn chung cư trên đường Giai Việt, quận 8. 

Thế nhưng ác mộng bắt đầu khi đại dịch đến, ba mẹ em lần lượt nhiễm bệnh. Sáng 20/7, ông nội chở mẹ Như đến viện còn ba nằm ở nhà. Mẹ vừa đi khỏi thì ba trở nặng, tối đó, xe cấp cứu đến nhưng ba đã ngừng tim rồi.

Sáng hôm sau, chỉ 6 tiếng sau khi ba qua đời, Như lại tiếp tục nhận tin mẹ qua đời. Mọi thứ còn quá rối bời thì 3 ngày sau, ông nội của Như cũng trút hơi thở cuối cùng. Như cùng em chuyển tới sống cùng bà ngoại ở Trảng Bom, Đồng Nai. 

Chỉ trong vài ngày, mọi kỷ niệm trong căn nhà quận 8 đã tan biến, Khánh Như và em trai 7 tuổi Đăng Huy trở thành một trong hàng nghìn trẻ em mồ côi vì đợt Covid-19 này. Riêng tại TP.HCM đã có khoảng 1.500 học sinh các cấp mồ côi do Covid-19.

Những cảnh ngộ tương tự

Trong cùng hoàn cảnh, một tháng trước Nhật Hào (18 tuổi) và Đan Thanh (11 tuổi) cũng trở thành trẻ mồ côi cha. 

Ngày nhận tro cốt ba, hai tay Thanh cầm di ảnh mà run cầm cập, muốn khóc mà khóc không nổi.

Đan Thanh ôm di ảnh ba và Nhật Hào ôm bát hương ngày 16/8. (Ảnh: Vnexpress)

Ba của hai em là một cán bộ của tổ dân phố ở phường Tân Thới Nhất, quận 12. Khi Covid-19 bùng phát, ông là lực lượng tuyến đầu và nhiễm bệnh vào đầu tháng 8. Sau khoảng 10 ngày điều trị Covid-19 ở nhà, ông đã không thể cầm cự được nữa mà trút hơi thở cuối cùng. 

Tại bệnh viện dã chiến số 4 (Bệnh viện Nhi đồng thành phố), các bác sĩ gặp không ít trường hợp các bé đột ngột mất cha, mất mẹ.

Và Ken là một trong số đó. Cậu bé ở quận 8, năm nay mới 9 tuổi nhưng đã phải trải qua cảnh mất mẹ ngay trước cổng bệnh viện.

Ba Ken nén nỗi đau, một mình lo hậu sự cho mẹ và chăm sóc bà nội đang nguy kịch. Những ngày ở viện, các nhân viên y tế chăm sóc, lo lắng cho Ken như con mình. 

Trường hợp đau lòng khác là một bé gái 7 tuổi sống với ông bà trong căn nhà trọ quận 8 do mồ côi mẹ và không biết mặt ba. Dịch đến, bà em mất, còn ông em vẫn nằm viện điều trị Covid-19. Không còn cách nào khác em đành phải về nhà người quen ở Long An.

Nỗi mất mát đột ngột và cuộc khủng hoảng tâm lý

Cứ 2 người chết do Covid-19 thì có 1 trẻ bị mồ côi. (Ảnh: Báo Giáo dục và Thời đại)

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học The Lancet hồi tháng 7 thì trong đại dịch này trên thế giới đã có hơn 1,5 triệu trẻ mồ côi vì Covid-19. 

Một nghiên cứu khác của CDC Mỹ, USAID, Đại học London và World Bank cho biết, trên thế giới cứ hai người chết vì Covid-19 thì sẽ có một đứa trẻ bị mồ côi cha mẹ hoặc mất người chăm sóc.

Vấn đề này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nói. Ông nhận định dịch bệnh lần này làm thay đổi cách chúng ta sống nhưng đối với những đứa trẻ mồ côi này thì cả cuộc đời của chúng đã bị thay đổi. 

Bà Nguyễn Thị Hường, bà ngoại của chị em Khánh Như nhận ra các cháu mình có rất nhiều bất ổn. Đến giờ, bé Huy vẫn chưa biết cha mẹ đã ra đi mãi mãi, thỉnh thoảng khi không chịu chơi, cậu bé lại đòi mẹ. “Bữa nay nó khóc không chịu ăn cơm vì bà ngoại nấu canh chua trứng không giống mẹ nấu”, bà Hường kể.

Song cả nhà lo cho Như hơn cả, con bé rất nhớ mọi thứ về ba người thân yêu nhất, nhưng phải kìm nén vì sợ em mình biết sự thật. Mỗi ngày em thường ru rú trong phòng, nhiều lúc hét lên vì mất kiểm soát. 

Còn với Đan Thanh và Nhật Hào, 2 em thấy có nhiều nuối tiếc mỗi khi nghĩ về ba. Vì công việc nên vốn thời gian ở bên ba đã ít, những điều cần làm, những điều muốn nói với ba giờ đành để nghẹn trong lòng. 

Bốn năm trước, vì áp lực việc học ở thành phố nên mẹ đưa hai anh em về quê ở Tây Ninh học, một mình ba ở lại Sài Gòn. Đầu năm nay, gia đình mới cải tạo được ngôi nhà cấp 4, thêm một tầng có hai phòng cho hai anh em, hạnh phúc đoàn tụ chưa được bao lâu thì mọi việc lại thành ra như vậy.

Em bé theo người thân rời khỏi ngõ 328 – 330 Nguyễn Trãi, ổ dịch lớn nhất phường Thanh Xuân Trung, Hà Nội đi cách ly tập trung tại KTX Đại học FPT Hòa Lạc, đêm 1/9. (Ảnh: Vnexpress)

Đối mặt với cái chết của cha, đứa lớn không bộc lộ gì ra ngoài còn đứa bé cứ nghĩ về ba là nức nở. Một tháng rồi, đêm nào em cũng mở điện thoại, lặng nhìn từng tấm ảnh của ba rất lâu. Em nói là muốn khắc ghi gương mặt ba, sợ thời gian sẽ khiến em quên mất dáng hình người sinh thành

Theo chuyên gia tâm lý Trần Kim Thành (Hà Nội), những trẻ em đột ngột mất người thân, đặc biệt là cha mẹ, vì Covid-19 ngoài việc phải gánh chịu nỗi đau và trải qua những khủng hoảng tâm lý sâu sắc, các em còn phải học cách đối mặt với những vấn đề mới phát sinh trong cuộc sống khi không còn nơi nương tựa cả về vật chất lẫn tinh thần.

“Cảm giác đau khổ vì chia cắt, mất mát đột ngột, bất lực vì không thể làm gì để giúp người thân, tội lỗi, cay đắng, chia tay không lời gửi gắm, đám tang vắng vẻ, tương lai thay đổi… đây đều là những lo ngại gây ra khủng hoảng tâm lý cho trẻ nhỏ”, bà Thành nói.

Các chuyên gia lo ngại khi chúng ta mải tập trung vào chống dịch, mà quên đi rằng những trẻ em mồ côi bởi Covid-19 cũng là một “đại dịch ẩn”

Theo bà Thành, ngoài sự hỗ trợ tinh thần từ gia đình và xã hội, cần phải có thêm chương trình tư vấn tâm lý cho các em. 

PGS xã hội học Nguyễn Tuấn Anh, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, các hoạt động công tác xã hội cần được triển khai để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em, môi trường sống, học tập, nguyện vọng, nhu cầu, khả năng hỗ trợ từ Nhà nước, cộng đồng… để từ đó sắp xếp, tổ chức lại cuộc sống cho các em, để các em được phát triển toàn diện trong môi trường tốt nhất.

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La