Chuyên gia: Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt trong xung đột Trung-Ấn

23/06/20, 17:36 Thế giới
Indian Border Security Force (BSF) soldiers guard a highway leading towards Leh, bordering China, in Gagangir on June 17, 2020. - India is sending hundreds of extra troops towards the Chinese border, sources told AFP on June 17, after the deadliest clashes in over 50 years between the two Asian giants left 20 Indian soldiers dead following brawls with fists, rocks and clubs. (Photo by Tauseef MUSTAFA / AFP) (Photo by TAUSEEF MUSTAFA/AFP via Getty Images)

Cuộc xung đột đẫm máu nổ ra ở biên giới Trung-Ấn gần đây đã gây được sự chú ý của quốc tế. Chuyên gia quốc tế phân tích rằng, cuộc xung đột hiếm hoi này đã làm nhiều người bị thương vong và làm cho quan hệ hai nước gần như đóng băng. Cho dù về mặt chính trị hay quan hệ kinh tế thương mại thì Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đều sẽ phải trả giá đắt.

Các chuyên gia quốc tế cho rằng, trong cuộc xung đột đẫm máu nổ ra ở biên giới Trung-Ấn ĐCSTQ sẽ phải trả giá đắt cho hành động của mình. (Ảnh: The Epochtimes)

Sự kiện đổ máu ở Thung lũng Galwan là cuộc xung đột chết người đầu tiên giữa Trung Quốc và Ấn Độ kể từ năm 1975. “Đây là một bước ngoặt và một nút thắt lớn trong quan hệ Trung-Ấn”, Nirupama Rao – cựu thư ký ngoại giao Ấn Độ đã nói trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông rằng, rất nhiều binh sĩ Ấn Độ bị giết và bị thương như vậy thì mối quan hệ này không thể nào như cũ được.

“Trung Quốc (ĐCSTQ) phải trả giá đắt cho hành động của mình”, Samir Saran – chủ tịch Hội ngân sách nghiên cứu quan sát (Observer Research Foundation) của viện chính sách New Delhi đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo New York rằng, viện chính sách và chính phủ Ấn Độ nên có liên hệ chặt chẽ với nhau. 

Sau cuộc xung đột vào tối ngày 15/6, cả Trung Quốc và Ấn Độ đang tìm cách xoa dịu tình hình. Ngày 18/6, sau cuộc gặp giữa lực lượng quân sự hai nước, Trung Quốc đã trả lại cho Ấn Độ 10 binh sĩ bị bắt.

Một đoàn xe quân đội Ấn Độ di chuyển trên đường cao tốc Srinagar-Ladakh tại Gagangeer, phía đông bắc Srinagar, vào ngày 18 tháng 6 năm 2020. (Ảnh: Twitter)

Timothy Heath, một nhà nghiên cứu quốc phòng cao cấp tại RAND Corporation nói rằng: “Tôi nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) không muốn leo thang chiến tranh”. 

Vào ngày 17/6, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do ĐCSTQ nắm giữ đã phê duyệt khoản vay 750 triệu đô la Mỹ từ chính phủ Ấn Độ để hỗ trợ Ấn Độ chống lại dịch bệnh. Ngoại giới tin rằng động thái này của Trung Quốc là đang muốn dàn xếp ổn thỏa quan hệ hai bên.

Tuy nhiên, nhiều người trong giới chính trị và an ninh của Ấn Độ tin rằng hiện trạng này khó mà kéo dài.

Ông Timothy nói với VOA rằng, Bắc Kinh không dễ dàng khôi phục lại cục diện như trước đây, “Điều này có thể khó khăn hơn họ nghĩ, bởi vì người Ấn Độ hiện đang rất tức giận.”

Ông tin rằng cuộc xung đột này là một ví dụ về sự đánh giá sai lầm của ĐCSTQ.

Cuộc xung đột đẫm máu do quân đội Trung Quốc kích động đã châm ngòi cho làn sóng chống cộng ở Ấn Độ. Các cuộc biểu tình chống lại ĐCSTQ đã nổ ra ở nhiều nơi, trước Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc tại Ấn Độ, những người biểu tình đã đốt hình nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và lá cờ năm sao của ĐCSTQ.

Người biểu tình tại Kolkata (Ấn Độ) ngày 18/06/2020 đốt cờ Trung Quốc và hình ông Tập Cận Bình. (Ảnh: RFI)

Thủ tướng Ấn Độ Modi tuyên bố trong một bài phát biểu trên truyền hình ngắn vào ngày 17 rằng, sẽ không để binh lính Ấn Độ hy sinh vô ích.

“Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ là trên hết, không người nào có thể ngăn cản chúng ta bảo vệ nó” Modi nhấn mạnh: “Ấn Độ hy vọng hòa bình, nhưng trong bất kể tình huống nào, nếu Ấn Độ bị khiêu khích thì đều có khả năng đáp trả”.

Modi cũng nói rằng quân đội đã được ủy quyền để thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ lãnh thổ của Ấn Độ. Hiện tại Hải quân, không quân và bộ binh của Ấn Độ đã tăng cường giới bị và tăng cường quân lực cho các khu vực tranh chấp.

Đồng thời, quân đội Ấn Độ đã khẩn trương mua 33 máy bay chiến đấu để tăng cường hiệu quả chiến đấu của Không quân. Bao gồm 21 máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga và 12 máy bay chiến đấu Su-30MKI được sản xuất ở Ấn Độ.

Nga cũng sẽ cung cấp 1.000 xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ấn Độ. Có phân tích cho rằng Nga “Xưng huynh gọi đệ” với ĐCSTQ nhưng hành động này giống như đâm sau lưng ĐCSTQ.

Zack Cooper, nghiên cứu viên của viện doanh nghiệp Mỹ (American Enterprise Institute), nơi ông nghiên cứu chiến lược của Mỹ ở châu Á, ông nói rằng căng thẳng Trung-Ấn có thể trở nên tồi tệ hơn.

Smith, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu châu Á của Quỹ Di sản Hoa Kỳ cũng nói rằng, trong tương lai, Ấn Độ sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản theo cơ chế bốn bên và hợp nhất các đồng minh để chống lại ĐCSTQ.

Ngoài các yếu tố chính trị này, Smith, một chuyên gia về các vấn đề Nam Á của Quỹ Di sản Hoa Kỳ đã ám chỉ rằng, Ấn Độ cũng sẽ để cho ĐCSTQ phải trả giá đắt cho các vấn đề song phương này. Bao gồm cả quyết định không thuận lợi sắp tới với mạng 5G của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei.

Do cuộc xung đột này, đã có một làn sóng tẩy chay đối với hàng hóa Trung Quốc ở Ấn Độ. Ngày 18/6, một hiệp hội của các công ty vừa và nhỏ ở Ấn Độ đã kêu gọi tẩy chay 500 hàng hóa của Trung Quốc, bao gồm cả đồ chơi và hàng dệt may.

Người biểu tình ở New Delhi ngày 22-06-2020 đốt ảnh ông Tập Cận Bình, kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc. (Ảnh: REUTERS)

Các quan chức Ấn Độ cho biết, một số dự án trong sáng kiến “một vành đai một con đường” của ĐCSTQ sẽ bị hủy bỏ. Bộ Viễn thông Ấn Độ đã yêu cầu không sử dụng thiết bị do Trung Quốc sản xuất. Cục tình báo Ấn Độ đã cấm hoặc thắt chặt giám sát đối với 52 ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm cả nền tảng video xã hội TikTok.

Các quan chức thể thao Ấn Độ nói với Reuters rằng, Hiệp hội Olympic Ấn Độ (IOA) sẽ đánh giá sự hợp tác của họ với nhà sản xuất đồ thể thao Lý Ninh (Li Ning). Người ta tin rằng nhiều công ty Trung Quốc sẽ mất cơ hội phát triển kinh doanh tại Ấn Độ.

Các quan chức cấp cao của chính phủ Ấn Độ cũng nói rằng, Ấn Độ sẽ giảm dần mối quan hệ kinh tế với ĐCSTQ. Truyền thông Ấn Độ cho biết Bộ Tài chính Ấn Độ đang tham khảo ý kiến ​​của Bộ Thương mại để xem xét tăng thuế đối với một số sản phẩm của Trung Quốc.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!