Truyện cổ Phật gia: Trống trận A Năng Kha ẩn dụ về thời mạt Pháp

23/10/19, 10:00 Cổ Học Tinh Hoa

Bằng việc dùng hình ảnh của chiếc trống trận A Năng Kha trong lịch sử, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã cảnh báo chúng đệ tử về tình trạng trong tương lai của giáo lý Như Lai mà Ngài đã giảng. Quả đúng như lời cảnh báo đó, đến nay hơn hai nghìn năm sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tạ thế, những kinh sách, những giáo lý và Ngài giảng đã bị sửa đổi hoàn toàn. Và thời nay nó chính là thời mạt Pháp.

Chuyện cổ Phật gia: Trống trận A Năng Kha ẩn dụ về thời mạt Pháp - 1
Cái trống trận ấy theo thời gian vẫn được gọi tên là A Năng Kha nhưng nó không còn là cái trống nguyên gốc ban đầu kia nữa. Và các giáo lý và kinh sách Phật giáo ngày nay cũng vậy. (Ảnh: Getty Images)

Hơn hai nghìn năm trước, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, có một hôm, Đức Phật nói với chúng đệ tử một câu chuyện như sau:

“Chư vị tỳ kheo, đây đã là chuyện vô cùng xa xưa. Có một hoàng tộc gọi là Tháp Tát Lạp Cáp, có một cái trống trận dùng để báo thời gian và việc khẩn cấp, đặt tên là trống trận A Năng Kha.

Cái trống này mỗi ngày đều điểm báo thời gian cho người dân trong thành. Khi gặp phải những chuyện khẩn cấp sắp xảy đến, các binh sĩ càng dốc hết sức đánh mạnh trống trận cho tiếng vang xa, giúp người dân làm tốt công tác phòng bị.

Thời gian thấm thoát trôi qua, cái trống mới ngày nào, dần dần xuất hiện bong tróc và vết nứt. Hoàng tộc Tháp Tát Lạp Cáp nhìn thấy tình hình này, vội vàng dặn dò thợ mộc tìm miếng gỗ mới bù vào chỗ vết nứt. Về sau khi mặt trống xuất hiện bong tróc và vết nứt, họ cũng thay lớp da trống mới đồng dạng như vậy.

Cứ như vậy thay đi thay lại hết lần này đến làn khác, cuối cùng, các mảnh gỗ và da trống ban đầu đều hoàn toàn bị mảnh gỗ và da trống mới thay thế”.

Đức Phật nói đến đây, liền hỏi chúng đệ tử:

“Chư vị tỳ kheo, cái trống trận A Năng Kha này vẫn còn chứ?”

“Thưa Phật Đà, trống trận vẫn còn ạ”.

“Nó vẫn được gọi là trống trận A Năng Kha chứ?”

“Đúng vậy, nó vẫn được gọi là chiếc trống trận A Năng Kha”.

“Cái trống trận này có còn là cái trống trận A Năng Kha ban đầu kia không?”

“Kính thưa Phật Đà, nó đã không còn là chiếc trống trận A Năng Kha ban đầu kia nữa, bởi hết thảy mảnh gỗ và da trống đều đã bị thay thế mất rồi”.

Lúc này, Đức Phật mới nói:

“Này chư vị tỳ kheo, cũng giống như vậy, giáo lý mà Như Lai giảng dạy trong tương lai cũng sẽ xuất hiện tình huống giống như cái trống trận A Năng Kha. Đến một lúc nào đó, sẽ có một số hòa thượng, bởi tình thế lúc đó thúc ép hoặc bởi lòng tham, dục vọng, vô minh của cá nhân mà thay đổi, sửa đổi, thậm chí bóp méo Phật Pháp từng chút từng chút một. Cuối cùng những lời giáo huấn của Như Lai sẽ bị xóa bỏ và sửa đổi đến hoàn toàn khác hẳn, thậm chí không còn lại chút gì”.

Lời Đức Phật đã nói rất rõ, đến một giai đoạn nào đó, Phật Pháp mà ông giảng sẽ không còn được như ban đầu, tức bước vào giai đoạn mạt Pháp, con người không còn ôm giữ thiện tâm, đến chùa chỉ cầu mong duyên tình, tài lộc và danh lợi, nhiều người còn lớn tiếng phỉ báng Thần Phật, đạo đức con người vì thế mà tụt dốc mau chóng, khi ấy Đức Di Lặc sẽ hạ thế phổ độ chúng sinh, cứu vớt những con người còn ôm giữ thiện niệm, thành tâm kính Phật. Điềm báo chính là Ưu đàm Bà la hoa khai nở.

Chuyện cổ Phật gia: Trống trận A Năng Kha ẩn dụ về thời mạt Pháp - hoa ưu đàm
Hoa Ưu Đàm nở rộ khắp nơi.

Nay hoa ưu đàm khắp nơi nở rộ khắp nơi nơi. Loài hoa mỏng manh, trắng tinh khiết, không tàn cho tận đến mấy tháng trời đã xuất hiện khắp nơi, báo hiệu lời tiên tri kia đã thành sự thật. Tuy nhiên, Đức Di Lặc ấy hiện đang nơi đâu, có lẽ chỉ có người thành tâm hướng Phật, biết phân biệt thiện ác trắng đen mới có thể nhận ra.

Tiểu Thiện, theo Epochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?