Truyện cổ Phật gia: Dòng chữ “Phật bất linh” trên tay vương tử từ đâu mà ra?

21/03/19, 16:14 Thế giới tâm linh

Thần Phật vốn vô cùng linh thiêng. Những truyền thuyết và truyện kể về điều này xưa nay nhiều không kể xiết, nhưng vì sao vị vương tử được sinh ra nhờ thành tâm cầu Phật trong câu truyện dưới đây lại mang theo dòng chữ “Phật bất linh”?

Truyện cổ Phật gia: Dòng chữ “Phật bất linh” trên tay vương tử từ đâu mà ra?. Ảnh 1
(Ảnh minh họa qua Jardín de los Cinco Sauces)

Nước Triều Tiên cổ xưa từng có một vương quốc là Cao Ly, vốn được gọi là Cao Câu Ly. Thời kỳ thượng cổ, vua Đại Vũ phân chia Cửu châu, vạch định vùng đất của Cao Câu Ly là ở Ký Châu. Thời triều Chu, Cao Câu Ly là quốc phong của Cơ Tử. Triều Hán, Hán thiên tử đã lập quận Huyền Thổ trên phần đất này.

Theo ghi chép trong “Tống sử”, kể từ triều Hán, quốc vương Cao Câu Ly thường phái người đến Trung Nguyên cống nạp, yết kiến Thiên tử. Thời Tống Thần Tông, Quốc vương Cao Ly từng đứng trước tượng Phật cầu khấn, khẩn cầu Thần Phật ban cho con nối dõi. Sau đó Quốc vương đã được toại nguyện, sinh được một vương tử, tên là Vương Hú.

Vương tử vừa sinh ra, đã gào khóc cả đêm, bất kể là ai dỗ dành, vương tử cũng không ngừng khóc. Sau đó, không biết từ nơi nào bỗng truyền tới một tràng tiếng gõ mõ. Tiểu vương tử mỗi lần nghe tiếng gõ mõ lanh lảnh, đều ngừng khóc, an yên chìm vào giấc ngủ.

(Ảnh minh họa qua travel.ifeng)

Kỳ lạ là, tiếng gõ mõ này dường như từ không trung truyền đến, lúc gần lúc xa. Để giúp vương tử được an tịnh, Quốc vương liền phái người lần theo âm thanh tìm kiếm, nhưng càng tìm, âm thanh đó lại lẩn đi xa. Sứ giả theo âm thanh vượt biển đi về phía Nam, đến Hàng Châu, Trung Quốc, lúc này mới phát hiện tiếng gõ mõ truyền đến từ bên bờ Kính Hồ, Hàng Châu.

Sứ thần của Quốc vương nhìn thấy một vị tăng nhân đang ngồi tụng “Bối Diệp Kinh” trong tự viện. Tăng nhân gõ mõ theo tiết tấu, tiếng tụng kinh êm dịu mà du dương. Sứ giả một lòng tôn kính tiến lên phía trước, cung kính lễ bái tăng nhân, mời tăng nhân đến Triều Tiên chữa trị cho tiểu vương tử.

Trong lúc trò chuyện, sứ giả nói với tăng nhân rằng, tiểu vương tử vừa sinh ra, trên cánh tay hiện lên rõ mồn một dòng chữ “Phật bất linh”. Mọi người vô cùng băn khoăn, nếu như tiểu vương tử là do Phật Thích Ca ban cho, thì tại sao lại hiện dòng chữ “Phật bất linh”?

Tăng nhân nghe xong chuyện này, cũng cảm thấy kỳ quái, thế nên liền đồng ý cùng sứ giả đến vương cung. Mọi người vượt biển, đến bờ bên kia, vào cung yết kiến Quốc vương.

Quốc vương Cao Ly sai người ôm tiểu vương tử ra. Khi tăng nhân chắp tay hành lễ, tiểu vương tử cũng mỉm cười gật đầu. Quốc vương thấy cảnh tượng trước mắt, hết sức ngạc nhiên, vội hỏi tăng nhân duyên cớ làm sao?

Tranh miêu tả nhân vật phu xe do Ngô Quế vẽ. (Ảnh: Public domain)

Tăng nhân nói: “Thế tử của đại vương, kiếp trước là sư phụ của bần tăng. Sư phụ của bần tăng từng là một vị Tì Khưu. Vốn dĩ ông là một kiệu phu, khiêng kiệu để mưu sinh. Mỗi lần kiếm được một chút tiền, ngoài số tiền để chi tiêu cho bản thân ra, tiền thừa ông đều ném xuống giếng. Sau nhiều năm tháng tích cóp, trong giếng đã chất đầy tiền. Sư phụ của bần tăng lấy tiền ra, xây một tự viện ở trên hồ, từ đó xuất gia làm tăng.

Bần tăng kính trọng và ngưỡng mộ mỹ đức của ông, can tâm tình nguyện làm đồ đệ. Nhưng sau đó thì chân sư phụ bị què, năm sau nữa thì mắt bị mù, đến năm thứ ba thì bị sét đánh chết. Bần tăng cảm thấy vô cùng bất bình trước những tai ương mà sư phụ phải gánh chịu, thế là múa bút viết lên cánh tay ông ba chữ ‘Phật bất linh’”.

Quốc vương Cao Ly nói: “Vậy xem ra Thần Phật quả thật linh thiêng! Những tai ương mà kiếp trước sư phụ ngươi gặp phải, có lẽ là để ông ta trả những tội lỗi mà kiếp trước nữa mình gây ra; đến kiếp này đầu thai vào vương cung, coi như báo đáp lại thiện quả mà ông ta đã gieo”.

Vị vương tử Cao Ly này sau khi trưởng thành xuất gia làm tăng tại Hưng Vương tự, pháp hiệu Nghĩa Thiên. Ông thường dùng bột vàng sao chép lại kinh Phật, gửi nó đến ngôi chùa cổ Tuệ Nhân tự ở Hàng Châu, đồng thời quyên góp một khoản tiền lớn để xây dựng bảo các trong tự viện, vì thế người đời sau gọi Tuệ Nhân tự là “Cao Ly tự”.

Truyện dựa theo “Ngu sơ tân chí” – quyển 12, “Ngọc Sầm sơn Tuệ Nhân Cao Ly Hoa nghiêm giáo tự chí”, “Tống sử” – quyển 487

Tuệ Tâm, theo NTDTV

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

    Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

    Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý