Chuyện cổ Phật gia: Đức Phật khai thị ‘bài thuốc’ chữa bệnh béo phì

27/05/16, 09:19 Cổ Học Tinh Hoa

Con người ngày nay hầu như chỉ chú trọng đến vật chất mà quên mất việc bồi đắp cho tinh thần, vậy nên có nhiều người dư thừa vật chất nhưng vẫn luôn cảm thấy mình không hạnh phúc. Câu chuyện sau đây chính là một gợi ý rất sâu sắc.

meditation
Con người ngày nay dư thừa về vật chất, nhưng lại thiếu hụt trong tâm hồn. (Ảnh: Internet)

Thành Xá Vệ có một vị phú ông, thân hình rất to béo, hơn nữa khắp người đều bị bệnh. Một ngày kia, ông này đến Tinh Xá cầu kiến Đức Phật: “Bạch Thế Tôn! Toàn thân con sưng phù, chịu đủ mọi điều bất tiện, không những đi lại khó khăn, ngủ mê man cả ngày, mà còn chỉ cần hơi cử động, liền sẽ cảm thấy toàn thân đau đớn không thôi”.

Đức Phật hỏi rằng: “Ông có muốn biết nguyên nhân bị nhiều bệnh như vậy không?”.

Phú ông trả lời: “Thưa vâng! Đức Thế Tôn, xin người từ bi khai thị”.

Đức Phật nói rằng: “Có năm nguyên nhân khiến ông béo phì và nhiều bệnh. Thứ nhất, ăn uống quá thịnh soạn. Thứ hai, tham ngủ. Thứ ba, hưởng thụ quá nhiều mà không chịu lao động. Thứ tư, cả ngày không chịu động não. Thứ năm, rãnh rỗi không có việc gì làm. Do vậy, ông từ nay trở đi cần phải tiết chế ăn uống, chăm chỉ lao động, khai phát tiềm năng trí huệ, trở thành một người có ích cho xã hội. Nếu như ông có thể làm theo lời ta, nhất định có thể khỏi bệnh lại sống lâu”.

Vị phú ông kính cẩn làm theo lời chỉ dạy của Đức Phật, chẳng bao lâu, thể trọng đã giảm nhẹ, tinh thần cũng phấn chấn hẳn lên, trông cũng trẻ ra rất nhiều. Có một ngày, ông không dẫn theo người hầu, không ngồi xe ngựa, một mình tự đi bộ đến bái kiến Đức Phật. Ông thưa với Đức Phật rằng: “Bẩm Thế Tôn! Người đã chữa khỏi căn bệnh trên người của con, bây giờ con lại đến thỉnh xin Người dạy con phương pháp tuyệt diệu để khai ngộ tâm linh”.

Đức Phật nói rằng: “Người bình thường bồi dưỡng thân xác, còn bậc trí giả thì bồi dưỡng tâm linh. Một người nếu chỉ biết thỏa mãn cho thú vui ăn uống, thì chính là tự đào mồ chôn mình. Nếu như đi theo chính Đạo, không chỉ cầu được giải thoát, còn có thể kéo dài thọ mệnh”.

Đức Phật quả thật là bậc Thánh giả thiện giải thế gian, Ngài có thể biết rõ mọi ngọn nguồn của thế gian, cũng có thể nói rõ chân lý cho mọi người. Lời nói chí lý mà Đức Phật khai thị cho phú ông cách trị liệu chứng béo phì, bồi dưỡng thân tâm. Câu chuyện này đối với việc dư thừa dinh dưỡng, nhưng lại thiếu thốn về tinh thần của con người thời này, quả thật là bài thuốc quý và có ý nghĩa sâu sắc.

Tiểu Thiện, dịch từ secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?