Chứng bệnh tệ hại nhất trên đời này là gì?

22/10/16, 10:02 Cổ Học Tinh Hoa

Khổng Tử được người đời sau tôn xưng là Vạn thế Sư biểu, tức là bậc thầy của muôn đời. Những lời giảng của ông cho đến ngày nay vẫn vô cùng ý nghĩa. Dưới đây là đàm luận của Khổng Tử về người mắc chứng bệnh hay quên tệ hại nhất.

41
Vua Lỗ Ai Công yết kiến Khổng Tử. (Ảnh: Internet)

Lỗ Ai Công là vị vua thứ 27 của nước Lỗ – nước chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì nước Lỗ từ năm 494-468 TCN, tên thật là Cơ Tương.

Một lần, Lỗ Ai Công hỏi Khổng Tử: “Ta nghe nói có người bị mắc chứng bệnh hay quên tệ hại đến mức lúc dọn nhà đi còn quên mất cả vợ. Sau tìm mãi không thấy vợ, có thật như thế không?”.

Khổng Tử đáp: “Người quên như thế cũng chưa phải là tệ hại nhất. Có người còn tệ hại hơn cả như thế ấy chứ!”.

Lỗ Ai Công hỏi: “Quên đến mức nào là tệ hại nhất?”.

Khổng Tử đáp: “Quên đến mức quên cả bản thân mình mới là tệ hại nhất!”.

Lỗ Ai Công lại hỏi: “Ngài thử giảng một chút xem, thế nào mà đến cả bản thân mình mà mình còn quên?”.

Khổng Tử từ tốn đáp: “Thời xưa, nhà Hạ, vua Kiệt trị vì, nắm thiên hạ trong tay, của cải vô kể, giàu sang đến mức cực độ. Vậy mà lại quên mất cơ đồ của tổ tiên. Hủy hoại cả phép nước, vứt bỏ cả tế tự, hoang dâm hưởng lạc, sa đà vào rượu và sắc dục. 

Gian thần thì a dua nịnh nọt, trung thần thì sợ mắc lỗi mà không dám mở miệng khuyên can. Về sau, người trong thiên hạ đồng loạt phủ định quyền thống trị của vua Kiệt.

Người giống như Hạ Kiệt chính là quên mất thái độ làm người, ngay cả bản thân mình cũng quên mất. Thế chẳng phải có thân mà quên cả thân là gì! Ấy mới là kiểu người mắc chứng quên tệ hại nhất trên đời”.

Lời này của Khổng Tử quả thực vô cùng sâu sắc, vừa là lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần thâm thúy đối với vua Ai Công. Làm một vị vua đứng đầu trăm họ, thì trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với giang sơn xã tắc là vô cùng lớn lao. Quên mất bản thân chính là quên mất cả trăm dân muôn họ.

Con người ngày nay khi đọc lại lời dạy này của Khổng Tử thì cũng không khỏi giật mình. Dường như bởi chạy theo dòng xoáy cuộc sống thực tại, đua theo những danh lợi hư ảo, con người từ lâu đã dần dần đánh mất bản thân mình. Sự thuần thiện hòa ái vốn có đã bị thay thế bằng ganh đua hận thù. Vậy nên, hôm nay đọc lại lời giáo huấn của Khổng Tử, mỗi chúng ta hãy tĩnh lặng một chút, ngẫm lại chính mình.

Theo Daikynguyenvn

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện