Chợ lá dong Ông Tạ – Nét đẹp văn hóa báo hiệu Tết đang về

02/02/19, 11:46 Cuộc sống

Có một khu chợ lá dong ở giữa lòng phố Sài Gòn, hàng năm cứ dịp Tết cận kề, khu chợ này lại trở nên ồn áo náo nhiệt, trải qua bao nhiêu năm, khu chợ đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống người dân, báo hiệu mùa Tết đến rồi, người người nhà nhà đua nhau mua lá dong về gói bánh, khu chợ được người ta thân thương gọi với cái tên ngã ba Ông Tạ.

Hàng năm cứ vào khoảng 20-23 tháng Chạp, chợ lá dong lại họp tại ngã ba Ông Tạ. (Ảnh: Internet)

Hàng năm cứ vào khoảng 20-23 tháng Chạp, chợ lá dong lại họp tại ngã ba Ông Tạ. Thời xưa tuy không có băng rôn và các bảng hiệu như bây giờ nhưng cảnh người mua người bán vẫn luôn vui vẻ nhộn nhịp vào những tháng cuối năm.

Khu chợ này thường buôn bán đến ngày 28 hoặc 29 Tết là tự giải tán. Tuy chỉ họp trong khoảng 10 ngày ngắn ngủi, nhưng chợ lá dong giữa Sài Gòn này đã trở thành một nét đẹp văn hóa độc đáo cho tới ngày nay. Những ngày cận Tết, chợ lá dong cũng đã thổi một luồng gió Tết sớm hay khơi gợi những ký ức vui buồn và nỗi nhớ quê cho những người đi ngang qua đây.

Khu chợ này thường buôn bán đến ngày 28 hoặc 29 Tết là tự giải tán. (Ảnh từ TTO)

Nguồn gốc hình thành ngã ba Ông Tạ

Ngã ba Ông Tạ là một địa danh được hình thành từ những năm 40 của thế kỷ trước và được lưu truyền cho đến nay. Khi nhắc đến ông Tạ thì không chỉ người dân ở Sài Gòn mà những người dân ở các tỉnh lân cận đều biết đến một ngã ba ở phường 5, quận Tân Bình, ngay ngã ba đường Cách mạng Tháng Tám và Phạm Văn Hai ngày nay.

Cách đây 80 năm vùng đất này còn là rừng hoang sau hình thành khu nghĩa trang của Sài Gòn xưa. Nhận thấy đây là một vùng đất phù hợp, lương y Trần Văn Bỉ, hiệu là Tạ Thủ (cánh tay nâng đỡ người bệnh), hay còn gọi là ông Tạ, đã mua lại một mảnh đất để mở phòng mạch khám chữa bệnh cho người dân. Với kiến thức học được trên núi ông đã dùng cây thuốc Nam để chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh của trẻ em và phụ nữ.

Tiếng lành đồn xa, bệnh nhân đến chữa bệnh ngày càng đông và vùng đất này quy tụ thêm nhiều thầy thuốc về đây lập nghiệp, tạo nên một khu phố khám chữa bệnh và bán thuốc Nam của Sài Gòn xưa, ngày đó người giàu và các thầy thuốc sống rất có tình có lý và cưu mang giúp đỡ những người nghèo quanh vùng.

Sau khi thầy thuốc Tạ Thủ mất, nhiều người qua đây đều nhớ và tiếc thương ông, từ đó ngã ba này cũng được gọi với tên thân thuộc là ngã ba Ông Tạ. Sau năm 1954, một đợt dân di cư từ miền Bắc vào đã chọn vùng đất này để lập nghiệp, buôn bán và từ đó hình thành nên một ngôi chợ với tên gọi là Chợ Ông Tạ.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và ngoài trời
Không khí nhộn nhịp những ngày Tết xưa. (Ảnh qua facebook.com)

Ngã ba ông Tạ, chợ Ông Tạ đã trở thành địa danh quen thuộc với người dân Sài Gòn xưa, ngày nay thì ngôi chợ đó đã được chuyển sang chợ Phạm Văn Hai, trên khu đất chợ cũ được xây dựng một ngôi trường khang trang, còn những người dân sinh sống quanh chợ Ông Tạ xưa vẫn mở những sạp hàng nhỏ buôn bán qua ngày và họ gọi nơi đây là chợ Ông Tạ cũ.

Lương y Nguyễn Văn Huệ là cháu đời thứ ba của ông Tạ và là người tiếp quản, thừa kế khu khám chữa bệnh này. Được tiếp cận với nghề thuốc của ông nội từ nhỏ nên những vị thuốc đã ngấm vào ông lúc nào không hay. Ông lớn lên và quyết tâm theo học nghề Đông y, ông rất vinh dự trở thành người nối nghiệp của gia đình. Ông Tạ ít nhiều đã ảnh hưởng đến đại bộ phận người dân khu vực này và cái tên Ông Tạ được đặt cho khu vực này để xác định một nơi chốn cụ thể, đây là một địa danh quả thật đã in sâu vào tiềm thức của người dân Sài Gòn xưa và lưu truyền cho đến ngày nay.

Chợ lá dong Ông Tạ – nét đẹp văn hóa báo hiệu mùa Tết về

Chợ lá dong Ông Tạ, chỉ kéo dài hơn 500m, là một cái chợ “vỉa hè” mỗi năm chỉ rộn ràng vào dịp trước Tết Nguyên đán, bán chỉ tuyền mặt hàng lá dong xanh, dây lạt trắng và khuôn gói bánh.

Theo một số người xưa ngụ tại khu vực ngã ba Ông Tạ, chợ lá dong này hình thành từ những di dân phương Bắc, với tinh thần giữ lấy truyền thống văn hóa xưa. Bình thường thì khu vực ngã ba này đã có một khu chợ chuyên bán buôn các thương phẩm dành cho người dân gốc Bắc. Rồi khi Tết đến xuân về, những người dân đất Bắc lại tụ về đây, nhộn nhịp mua bán lá dong, loại lá dành để gói bánh chưng, món bánh tết truyền thống.

Chợ lá dong Ông Tạ, chỉ kéo dài hơn 500m, là một cái chợ “vỉa hè” mỗi năm chỉ rộn ràng vào dịp trước Tết Nguyên đán, bán chỉ tuyền mặt hàng lá dong xanh, dây lạt trắng và khuôn gói bánh. (Ảnh TTO)

Bao nhiêu năm đã trôi qua, lá dong bây giờ có mặt ở khắp nơi trong mọi sạp chợ, nhưng vẫn có những người dân gốc Bắc, theo thói quen lại cuối năm đi về phía chợ Ông Tạ, cũng chỉ để mua bó lá dong, mớ dây lạt về để cả nhà cùng tề tựu gói bánh.

Còn tại chợ lá dong Ông Tạ này, luôn có những người bán “thâm niên” trên 10 năm, 20, 30 năm… Khách mua cũng có khi là người trẻ, cũng có khi là người già có tính chỉnh chu, phải mua ở chợ này mới hài lòng. Cũng có nhiều chủ hàng, quanh năm bán buôn thứ khác, nhưng đến mùa giáp tết lại quay về đây buôn bán lá dong. Dù chỉ bán trong vòng mươi ngày, nhưng vẫn bền bỉ theo đuổi, như một “nét quen văn hóa” phải có. Ngoài khách mua lẻ, còn có rất nhiều bạn hàng “đến hẹn lại lên” là các tiểu thương chợ nhỏ, các lò nấu bánh trong thành phố.

Khách sỉ khách lẻ cứ tới hẹn lại đến. (Ảnh: Internet)

Cứ như thế, chợ lá rộn ràng, chộn rộn trong chừng mươi ngày. Vỉa hè chợ tấp nập người ghé đến, người buộc lá mang đi, người lựa, người mua và bán. Như một điểm hẹn mướt xanh màu lá trong những ngày giáp Tết ở một con đường, tạo nên một điểm sáng lung linh ấm áp, khiến ai đi qua cũng thấy lòng rạo rực, như đón mùa xuân đang về.

Xem thêm:

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La