Chiến tranh Nam Tư: Tác chiến theo quy ước là chuốc lấy thất bại (3)

19/07/15, 07:15 Tin Tổng Hợp
Kinh nghiệm sử dụng chiến đấu bộ đội phòng không (PK) trong các cuộc chiến tranh cục bộ vẫn ít đượcbiết đến và hầu như không được vận dụng tronghuấn luyện chiến đấu cho các đơn vị PK.

Kinh nghiệm sử dụng chiến đấu bộ đội phòng không (PK) trong các cuộc chiến tranh cục bộ vẫn ít đượcbiết đến và hầu như không được vận dụng tronghuấn luyện chiến đấu cho các đơn vị PK.

Nhiều khi phía Nam Tư sử dụng tin tức từ những người yêu thích vô tuyến điện nghiệp dư để thông báo việc KQ NATO cất cánh từ các sân bay đóng quân. Trong đa số các trường hợp, việc thông báo mối đe dọa của máy bay NATO được thực hiện 10-15 phút trước khi các đòn không kích bắt đầu.

Đáng chú ý là công tác chuẩn bị có kế hoạch và định hướng cho quân đội để đối phó với cuộc tấn công. Ban lãnh đạo chiến tranh Nam Tư, khi thấy tình hình xung quanh Kosovo có chiều hướng diễn biến tiêu cực và âm mưu của NATO giải quyết vấn đề Kosovo bằng vũ lực, đã áp dụng hàng loạt biện pháp chuẩn bị KQ, các lực lượng và phương tiện PK Nam Tư để đối phó cuộc xâm lược có thể xảy ra.

 

Các lực lượng và phương tiện PK Nam Tư đã được kịp thời chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp độ cao. Việc trực chiến được thực hiện suốt ngày đêm bởi các kíp trắc thủ đủ hoặc thiếu.

Các tiểu đoàn TLPK S-125 tiến hành thay đổi trận địa 5 ngày/lần, còn các đại đội TLPK Kub cứ 2-3 ngày thay đổi trận địa 1 lần. Nam Tư đã xây dựng các kế hoạch phân tán một phần lực lượng máy bay từ các sân bay thường trực sang các sân bay dự bị và các khu vực đường cao tốc có cấu trúc phù hợp.

Đầu tháng 3/1999, một đoàn quân sự Nam Tư đã đến thăm Iraq. Các chuyên gia Nam Tư đã tìm hiểu chiến thuật hoạt động của KQ Mỹ trong các chiến dịch “Bão táp sa mạc” và “Cáo sa mạc” chống Iraq, nghiên cứu kinh nghiệm tác chiến của PK Iraq, các phương pháp hiệu quả để ngụy trang binh khí kỹ thuật và phát hiện máy bay F-117.

Ngay trước khi cuộc xâm lược của NATO diễn ra, radar tại một số trạm radar cố định của PK Nam Tư đã được tháo dỡ và di chuyển đến các trận địa dự bị. Ở các trạm khác, radar phát hiện mục tiêu bay chỉ được huy động trong thời gian ngắn. Từ ngày 19/3/1999, trong các đơn vị TLPK tầm trung và ngắn đã thực hiện chế độ im lặng vô tuyến.

Sau những ngày đầu tiên của chiến dịch không kích của NATO, bị tổn thất lớn nhất là các trận địa cố định của PK Nam Tư: các sở chỉ huy KQ và PK, các sân bay và trạm radar cố định. Vì nguyên nhân này và do liên quân NATO sử dụng tích cực các khí tài tác chiến điện tử nên việc chỉ huy tập trung các lực lượng và phương tiện PK đã bị phá vỡ. Các đơn vị PK Nam Tư đã phải tác chiến phi tập trung trong các khu vực trách nhiệm của mình.

Trong chiến dịch không kích Nam Tư, theo một số nguồn tin, KQ liên quân NATO đã mất 31 máy bay chiến đấu, 6 trực thăng, 11 máy bay không người lái và gần 40 tên lửa hành trình. Ngoài ra, do bị bắn bị thương, 3 máy bay NATO đã phải hạ cánh bắt buộc xuống các sân bay Sarajevo (Bosnia-Herzegovina) và Skopje (Macedonia).

Tổn thất của Nam Tư là 20 máy bay (8 MiG-29 và 12 MiG-21), trong đó 12 máy bay (4 MiG-29 và 8 MiG-21) bị tiêu diệt trên mặt đất; 13 đài radar bị loại khỏi vòng chiến.

Việc phân tích công tác tổ chức PK lãnh thổ và PK các mục tiêu của Nam Tư, cũng như các hoạt động của các lực lượng và phương tiện PK Nam Tư chống lại các cuộc tiến công đường không của NATO cho phép nêu ra một số đặc điểm tích cực và tiêu cực trong hoạt động của các lực lượng và phương tiện PK Nam Tư.

Có lẽ đặc điểm quan trọng nhất trong hoạt động tác chiến của KQ và PK Nam Tư là thời gian tác chiến khá dài trong điều kiện KQ NATO chiếm ưu thế áp đảo về số lượng-chất lượng.

Binh sĩ bên xác một chiếc xe tăng tại cuộc chiến tranh Nam Tư.

Đặc điểm này được lý giải bởi một loạt yếu tố:

– Trước hết là sự dũng cảm và kiên cường của bộ đội KQ và PK Nam Tư. Tuy thua kém đối phương về số và chất lượng vũ khí, KQ và PK Nam Tư vẫn tiêu diệt được một số lượng đáng kể các phương tiện tiến công đường không của NATO. Việc PK Nam Tư bắn rơi 1 máy bay F-117A, niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng Mỹ tại thời điểm đó, là một sự kiện thực sự chấn động;

– Nghệ thuật chỉ huy khéo léo các lực lượng và phương tiện của KQ và PK vốn là kết quả của trình độ huấn luyện chiến thuật-chiến dịch cao của đội ngũ chỉ huy quân đội Nam Tư. Không có đủ lực lượng và phương tiện KQ và PK để tiến hành chiến dịch phòng ngự đường không và tác chiến giành ưu thế chiến dịch trên không, phía Nam Tư đã không trực diện đối đầu với KQ NATO để tránh tổn thất một bộ phận KQ và lực lượng PK mặt đất. Nam Tư đã tập trung lực lượng và phương tiện KQ và PK để bảo vệ những mục tiêu quan trọng trong hậu phương đất nước và quân đội ở Kosovo, tức là sử dụng các phương tiện bảo vệ của mình để giành ưu thế chiến thuật trên không có tính đến các điều kiện địa-vật lý của khu vực;

– Sự sẵn sàng chiến đấu cao của các đơn vị KQ, PK ngay trong thời bình. Hệ thống trú quân và trận địa rộng khắp đã cho phép bộ chỉ huy Nam Tư ngay trước khi cuộc xâm lược diễn ra đã kịp thời phân tán KQ sang các sân bay dự bị và ngụy trang, nhờ thế đã giảm tối đa hiệu quả các đòn khôngg kích của KQ và tên lửa hành trình NATO nhằm vào các căn cứ KQ chính Batanica, Golubovca, Ponjava và Novi Sad. Các đơn vị PK Nam Tư mà nòng cốt là các hệ thống PK cơ động, từ trước khi diễn ra cuộc xâm lược, đã được báo động và nhanh chóng thay đổi địa điểm trí quân, rút sang các khu vực đóng quân dự bị. Các hành động này của KQ và PK Nam Tư đã khiến cho tin tức tình báo, trinh sát của NATO về hệ thống mục tiêu của KQ và PK Nam Tư lập tức bị lỗi thời;

– Nghệ thuật ngụy trang mục tiêu xuất sắc của KQ và PK. Nam Tư đã xóa tan hoàn toàn huyền thoại về sự toàn năng của các phương tiện trinh sát và vũ khí hiện đại. Theo lời khẳng định của William Cohen, Nam Tư đã không còn quân đội sau những trận không kích ác liệt. Dĩ nhiên, ý ông ta nói là cả KQ và PK Nam Tư. Tu nhiên, điều sửng sốt đối với đa số các nhà quan sát là quân đội Nam Tư đồn trú ở Kosovo đã rút khỏi Kosovo gần như đủ biên chế, cùng vũ khí và trang bị. Hầu như toàn bộ các máy bay chiến đấu MiG đã tự bay khỏi sân bay Pristina, trong đó 11 chiếc bay ngay và 3 chiếc còn lại bay đi sau vài ngày sửa chữa nhỏ. Trong khi đó, theo các báo cáo của NATO thì các máy bay này bị coi là đã bị tiêu diệt và theo số liệu do thám vũ trụ thì chỉ còn lại các mảnh vụn của các máy bay này.

Sau đó, các sĩ quan NATO đã có dịp tận mắt nhìn thấy những “mảnh vụn” này. Những chiếc máy bay MiG bị phá hủy mà các vệ tinh chụp ảnh được hóa ra là các mô hình đồ chơi làm bằng gỗ dán, ván hay mô hình bằng cao su bơm hơi. Trước khi xảy ra xung đột, Nam Tư đã chế tạo đến 200 mô hình máy bay MiG-29 và MiG-21 bằng gỗ dán và đã khiến các phi công tốn nhiều công sức, bom đạn để tiêu diệt chúng;

– Xây dựng những hầm trú ẩn cho máy bay tại các sân bay và sử dụng các đoạn đường cao tốc làm đường băng cất-hạ cánh. Trước khi chiến tranh nổ ra, Nam Tư đã xây dựng tại 10 sân bay của mình 98 hầm bê tông cốt thép; theo một số nguồn tin chỉ có 40 trong số đó (tức 41%) bị tiêu diệt trong chiến tranh và 30 bị hư hỏng. Tuy phá hủy được các đường băng và đường lăn chính trên các sân bay Nam Tư, nhưng KQ NATO vẫn không làm cho KQ Nam Tư mất đi các sân bay như đã làm ở Iraq năm 1991. Nam Tư đã sử dụng thành công các đoạn thẳng của các tuyến đường ô tô rải nhựa để phân tán KQ tiêm kích. Ban đầu, chỉ có các đơn vị MiG-21 được triển khai đến đó, sau đó trong các trường hợp đơn lẻ các đơn vị máy bay tiêm kích MiG-29 cỡ lớn hơn cũng áp dụng chiến thuật này. Bộ chỉ huy Nam Tư tìm cách bố trí các máy bay tiêm kích hạ cánh gần các đầu đường để khi một làn đường bị hỏng thì dễ dàng kéo máy bay sang làn đường khác. Dĩ nhiên là ngay cả ở các sân bay mới cũng áp dụng mọi biện pháp ngụy trang quy định;

– Sử dụng bẫy hồng ngoại. Được biết, Nam Tư đã sử dụng tại các sân bay những thiết bị nung nóng, trong đó có các lò vi sóng, để hút về mình các vũ khí hàng không lắp đầu tự dẫn hồng ngoại của địch và bằng cách đó bảo vệ các máy bay và các mục tiêu của Nam Tư;

Sử dụng rộng rãi các hệ thống TLPK tầm ngắn có hiệu quả khá cao và ít chịu tác động của khí tài tác chiến điện tử, bắn vào các mục tiêu quan sát được bằng mắt. Điều đó đã buộc KQ NATO phải bay ở độ cao không dưới 3.000 m và làm giảm được hiệu quả bắn của tên lửa hành trình. Ví dụ, kết quả sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ biển là thấp hơn dự kiến 20%. Theo các nguồn tin, chỉ có 60-70% trong tổng số tên lửa hành trình được sử dụng tiêu diệt được mục tiêu thay vì 80-90% theo tính toán như đã đạt được trong điều kiện lý tưởng của chiến tranh Iraq năm 1991.

Sự kiện bắn rơi F-117A cũng rất đáng chú ý. Tham gia bảo vệ Belgrade có cả đại đội 3 được trang bị các hệ thống TLPK S-125 của Lữ đoàn 250. Trong vòng 3 ngày đầu không kích, đại đội đã không bật đài điều khiển tên lửa để tránh bị đối phương phát hiện. Liên lạc giữa sở chỉ huy và các trận địa hoàn toàn thực hiện qua cáp điện thoại. Các trận địa được thay đổi gần như hàng ngày. Lực lượng điệp báo Serbia theo dõi các sân bay NATO ở Italia sử dụng điện thoại di động để báo về Belgrade mỗi khi máy bay NATO xuất kích. Tham gia báo cáo về đường bay của máy bay NATO còn có các đội viên quan sát ngay trên lãnh thổ Serbia. Tiểu đoàn trưởng TLPK Dani Zoltan đã khéo léo bố trí đài điều khiển tên lửa để có thể phát hiện máy bay Mỹ với xác suất cao. Đài điều khiển chỉ được bật lên trong vài giây để không làm lộ vị trí với các máy bay chỉ huy/báo động sớm AWACS của NATO. Tên lửa được phóng đi khi máy bay địch đã lọt sâu vào khu vực sát thương của hỏa lực PK. Chiếc F-117A đã bị bắn rơi cách các trận địa phóng của tiểu đoàn 13 km. Ngoài ra, chiếc F-117A này còn bay theo đường bay thường lệ nó đã bay 3 đêm trước mà không có lực lượng bảo vệ.

Sau vụ này, các máy bay tàng hình F-117A chỉ xuất kích khi có các máy bay tiêm kích trang bị tên lửa chống radar HARM hộ tống và mỗi lần đường bay đều được thay đổi. Sau đó, người Serbia không còn tổ chức được cuộc phục kích nào thành công như thế nữa. Tuy nhiên, sau đó, đại đội 3 của Lữ 250 PK còn bắn rơi 1 máy bay F-16 và ngăn chặn được một số cuộc tập kích của KQ NATO. Trong các trận đánh này, đại tá Zoltan đã không tổn thất lấy 1 người hay 1 đơn vị binh khí kỹ thuật nào.

Một đặc điểm trong hoạt động tác chiến của KQ Nam Tư là sự tham gia ít ỏi của KQ tiêm kích Nam Tư. Trong quá trình chiến sự, lực lượng này chỉ thực hiện một số ít trận không chiến. Đó là vì lãnh đạo Nam Tư muốn bảo toàn lực lượng KQ của mình trong bối cảnh NATO có ưu thế áp đảo về KQ. Các máy bay tiêm kích Nam Tư ít khi cất cánh và tác chiến không lâu, thành từng tốp nhỏ chủ yếu để đánh chặn nhanh từ vị trí phục kích vì bay lâu trên không là cực kỳ nguy hiểm. Các máy bay chỉ huy và báo động sớm AWACS của NATO lập tức phát hiện máy bay Nam Tư cất cánh và dẫn đường cho các máy bay tiêm kích PK trang bị tên lửa không-đối-không có tầm bắn hiệu quả đến 80 km đến chặn đánh.

Các phi công tiêm kích Nam Tư không có những vũ khí như thế nên đã dùng chiến thuật để đối phó. Ngay khi vừa rời đường băng, họ lập tức lẩn vào các khe núi, bay thấp để thoát khỏi sự đeo bán của máy bay AWACS và của những máy bay tiêm kích do máy bay AWACS điều đến, và chọn thời điểm để công kích máy bay địch. Sau khi tấn công, họ lập tức rút xuống các khe núi hoặc hạ xuống độ cao cực nhỏ.

Một trong nét nổi bật trong tác chiến của KQ Nam Tư là hiệu quả sử dụng KQ tiêm kích thấp. Đó là vì lực lượng máy bay tiêm kích hiện đại MiG-29 có số lượng ít (15 chiếc), các máy bay MiG-21 thì vừa ít vừa không thích ứng với không chiến tầm xa bằng tên lửa với các máy bay tiêm kích F-15 và F-16. Điều đó dĩ nhiên đã được phản ánh ở mức độ tổn thất của KQ tiêm kích Nam Tư. Phía Nam Tư không có khả năng bổ sung cho những tổn thất đó. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp máy bay tiêm kích Nam Tư đã thành công, ví dụ Miroslav Druginic trong 1 đêm đã bắn rơi 6 tên lửa hành trình.

Trong tác chiến của KQ và PK Nam Tư đã bộc lộ nhiều nhược điểm:

– Khi chiến tranh bùng nổ, chỉ huy KQ và PK Nam Tư đã bị lúng túng nhất định, họ nắm không chắc tình hình tác chiến, suy giảm sự chỉ huy tập trung các lực lượng và phương tiện thuộc quyền.

– Trong cuộc chiến tranh, Nam Tư tỏ ra thụ động trong sử dụng KQ cường kích. Tuy có trong tay hơn 50 máy bay tiêm kích-bom và các máy bay cường kích hạng nhẹ có khả năng tấn công các sân bay và tàu chiến NATO ở biển Adriatic, nhưng phía Nam Tư đã không tận dụng khả năng này.

– Sự tập trung hóa chỉ huy quá mức (không có lệnh của sở chỉ huy PK trung ương thì đại đội trưởng không có quyền thay đổi trận địa phóng) đã dẫn tới việc nhiều đơn vị đã không thay đổi trận địa trong vòng 4-5 ngày.

– Phải thừa nhận nhược điểm nghiêm trọng nhất của PK Nam Tư là nó đã không thành công với tư cách một hệ thống và đã không hoàn thành nhiệm vụ phòng thủ và bảo vệ các mục tiêu trên lãnh thổ quốc gia. Gần như 100% mục tiêu công nghiệp dầu mỏ, 70% mục tiêu của công nghiệp hàng không, 40-50% các nhà máy xe tăng, đạn dược, gần 70% đường ô tô và đường sắt, 20-80% hạ tầng quân sự bị loại khỏi vòng chiến.

– Chiến thuật sử dụng lực lượng và phương tiện PK của Nam Tư một mặt đã cho phép bảo toàn được lực lượng chủ lực của PK với mức độ tổn thất, theo các nguồn tin, là khoảng 30-35% và khả năng chỉ huy tương đối đối với các lực lượng và phương tiện PK và điều này có thể sẽ có tác dụng tích cực một khi NATO mở chiến dịch trên bộ chống Nam Tư. Tuy nhiên, mặt khác, nó đã không bảo đảm bảo vệ các mục tiêu của tiềm lực kinh tế-quân sự, các mục tiêu thuộc hạ tầng quân sự và dân sự.

– Hệ thống PK Nam Tư được xây dựng, giống như ở đa số các nước, dựa trên hệ thống radar chủ động để đối phó với máy bay có người lái của đối phương trên lãnh thổ của mình, đã tỏ ra bất lực trước các phương tiện tác chiến điện tử, trinh sát và chỉ huy hiện đại, trước thủ đoạn sử dụng ồ ạt tên lửa hành trình bay ở độ cao cực nhỏ trong điều kiện địa hình phức tạp về địa lý và sử dụng quy mô lớn vũ khí chính xác cao. Hầu như, bất kỳ nguồn phát bức xạ vô tuyến nào cũng thường bị tiêu diệt sau lần phóng vũ khí đầu tiên.

Theo Vietnamdefence

Theo Infonet

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi