Châu Âu: Ai tỉnh ai mê trong đại dịch?

26/05/20, 14:02 Thế giới

Đại dịch đã thức tỉnh người dân châu Âu như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết đăng trong chuyên mục China Angle (góc nhìn Trung Quốc) của Simon Cao, một biên tập viên tờ báo Epoch Times.

Đại dịch đã thức tỉnh người dân châu Âu như thế nào?
Đại dịch đã thức tỉnh người dân châu Âu như thế nào? (Ảnh qua Twitter)

Ở một góc độ nào đó, đại dịch COVID-19 chẳng khác gì một thế chiến. Tại chiến trường châu Âu, người dân cần một người lãnh đạo như Winston Churchill, một người có thể nhận biết được nguy hiểm trong tích tắc và là người dũng khí có thể quyết đoán nhằm tiêu diệt được cả kẻ thù ngắn hạn và lâu dài. 

Đại dịch Vũ Hán còn là một hồi chuông cảnh tỉnh về chính quyền Cộng sản Trung Quốc. Nếu như đại dịch này vẫn chưa làm cho người dân châu Âu tỉnh ngộ, thì e rằng những tác động tiêu cực sẽ còn ảnh hưởng lâu dài tới châu Âu. Nó không chỉ là tình thế oái oăm về cả sức khỏe lẫn tiền bạc như hiện nay, mà còn làm cho toàn nhân loại bị tha hóa đến tận cốt lõi.

Mỹ đã thức tỉnh từ sớm, và giờ đã đến lượt châu Âu. Chúng ta hãy tìm hiểu xem họ đang xử lý tình hình như thế nào? 

Nhìn nhận sai lệch về một vị cứu tinh

ĐCSTQ đã từng bước len lỏi vào châu Âu trong nhiều năm trước khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Giờ đây, họ đang khắc họa nên vai trò của một vị cứu tinh hữu nghiệm. Nếu bạn không đồng ý với họ, thì đây là những gì đang xảy ra.

Ngày 24/4 New York Times đưa tin, chính quyền Trung Quốc có động thái đe dọa khối Liên minh Châu Âu (EU), vì một báo cáo có tiêu đề “Đánh giá ngắn gọn về nội dung và thông tin sai lệch xoay quanh đại dịch COVID-19”. Báo cáo được viết bởi Dịch vụ Hành động Đối ngoại châu Âu, một cơ quan thuộc khối EU. Báo cáo chỉ ra rằng, cả Nga và Trung Quốc đã truyền bá thông tin sai lệch về đại dịch. 

Theo New York Times, những đánh giá ban đầu cho biết chính quyền Trung Quốc đã chối bỏ sai lầm của mình và tìm cách để củng cố hình ảnh của họ. Tuy nhiên, khi báo cáo được khối EU công bố thì toàn bộ những ngôn từ nhắm tới Trung Quốc đều bị chỉnh sửa trở nên dễ nghe hơn. Một đoạn trong báo cáo nói về việc chính quyền Trung Quốc “phát tán thông tin sai lệch về dịch bệnh COVID-19 cho toàn thế giới” cũng được cho là đã bị loại bỏ. 

Một chiến dịch ngoại giao và truyền thông đã được chính quyền Bắc Kinh khởi động, nhằm tung hỏa mù về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. (Ảnh tổng hợp)

Ngày 25/4, tờ Politico xuất bản bài báo trích dẫn từ ba nguồn tin cho biết, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã gây sức ép buộc khối EU phải làm “nhẹ tông điệu” của báo cáo. Một phát ngôn viên từ Dịch vụ Hành động Đối ngoại châu Âu đã chia sẻ với tờ Hill rằng: những khẳng định trong bài báo của tờ Politico là sai sự thật. Dù sao thì cũng đã có những bằng chứng cho thấy, chính quyền Trung Quốc đã tuyên truyền thông tin sai lệch về đại dịch trên khắp mạng xã hội phương Tây, và điều này có thể cũng gây tác động tới Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Nếu những khẳng định từ tờ Politico là đúng sự thật, vậy tại sao ĐCSTQ lại hành động để “hạ hỏa” cho bản báo cáo đó? Là do ĐCSTQ không muốn hình ảnh của họ bị vấy bẩn và chịu tai tiếng, khi họ đang cố gắng thâm nhập và cung cấp toàn bộ trang thiết bị y tế mà các quốc gia châu Âu cần để vượt qua đại dịch COVID-19. Bề ngoài thì ĐCSTQ đang biến mình thành một vị cứu tinh của nhân loại, nhưng thực chất là đang cố diễn kịch để cứu lấy bản thân mình mà không cần quan tâm điều đó sẽ khiến cho phần còn lại của thế giới phải trả giá lớn như nào. 

Trong tình cảnh này, ĐCSTQ đang làm tất cả để giữ hình tượng của họ, và đặt điều này lên trên tất cả. Một câu hỏi được đặt ra là:  tại sao nhiều quốc gia khác vẫn tiếp tục hợp tác với họ? Có lẽ tất cả là vì một yếu tố chủ chốt của thế giới: “Tài chính”.

 Máu và Vàng, bản chất thật của ĐCSTQ

ĐCSTQ cần đến tiền và cần các quốc gia trên thế giới mua sản phẩm của họ. Ví dụ điển hình và cũng là một bằng chứng cho sự ngụy trang, chính là vụ việc xảy ra gần đây với một tập đoàn từng là “điểm nóng” của Trung Quốc: Huawei. Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc điều hành – Nhậm Chính Phi đã từ chức. Con gái ông là bà Mạnh Vãn Chu – Giám đốc Tài chính của tập đoàn Huawei hiện đang bị bắt giữ tại Canada. 

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, Nhậm Chính Phi và 5 quan chức cấp cao khác đã từ chức vào ngày 10/4. Lý do tại sao vào thời điểm mà Huawei đang cố gắng thúc đẩy xây dựng mạng lưới 5G đến càng nhiều quốc gia càng tốt, lại có nhiều quan chức cấp cao rời đi như vậy?

Có lẽ câu trả lời chính xác là vì Huawei đang cố gắng thay đổi hình ảnh của họ trong mắt công chúng, để tạo nên một lớp ngụy trang mới, giúp cho họ không còn dính dáng đến vị Giám đốc Tài chính đang bị giam giữ tại nhà riêng ở Canada. Xét cho cùng, Huawei đã hạ thấp một chút chất lượng dịch vụ 5G bằng một mức giá rẻ hơn nhiều, vì họ nhận được rất nhiều tài trợ từ ĐCSTQ, nên tất cả những gì họ cần làm là tạo một hình ảnh “trong sạch” trong mắt công chúng. Mặc dù Mỹ đã nhiều lần cảnh báo những lo ngại về an ninh quốc gia mà tập đoàn Huawei mang đến, nhưng một số quốc gia vẫn chỉ nhắm đến yếu tố chủ đạo trong thương vụ này: Tiền.

Huawei đang cố gắng thay đổi hình ảnh của họ trong mắt công chúng, để tạo nên một lớp ngụy trang mới,
Huawei đang cố gắng thay đổi hình ảnh của họ trong mắt công chúng, để tạo nên một lớp ngụy trang mới. (Ảnh qua VOV)

Trung Quốc hứa hẹn sẽ cung cấp cho các quốc gia này tất cả những lợi ích vật chất mà họ muốn, từ cơ sở hạ tầng đến viễn thông công nghệ cao. Họ sẽ có được những yếu tố mà họ muốn, với một cái giá đắt hơn rất nhiều so với mức mà họ phải tự bỏ ra. 

Chính quyền Trung Quốc thâm nhập vào những quốc gia này, tỏ ra là một vị cứu tinh và cung cấp các vật tư y tế trong giai đoạn thảm họa, đây có thể chỉ là mánh khóe nhằm mua chuộc một số quan chức không hiểu biết, sẵn sàng bán đứng quốc gia  của họ. Nhưng điều đó có thực sự xảy ra không?

Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc (gọi tắt là BRI), theo một số nhà phân tích nhận định đây là một chiếc bẫy ngoại giao, hiện đã đang được tiến hành tại châu Âu. Sáng kiến BRI này có mục đích và vai trò gì?

Sáng kiến BRI cung cấp các dự án cơ sở hạ tầng lớn cho các quốc gia nước ngoài, hầu hết đều là những quốc gia không thể tự mình quản lý các dự án lớn như vậy. Tuy nhiên, khoản nợ từ các dự án như thế này vượt xa khả năng tạo vốn và giải ngân của các quốc gia đó. Khoản nợ này đã được một số quốc gia thỏa thuận trao đổi thành quyền sở hữu đất đai, nghĩa là Trung Quốc đang gián tiếp mua đất của các quốc gia có mặt trong sáng kiến BRI. 

Tại châu Âu, những quốc gia nào đang là nạn nhân mà ĐCSTQ nhắm đến, và chính quyền Trung Quốc đã thực hiện điều đó như thế nào? Khoản đầu tư từ BRI quả thực có thể là một yếu tố chỉ lối cho mục tiêu kể trên. 

Truyền thông Thụy Điển đưa tin, gần đây chính quyền quốc gia này đã đóng cửa toàn bộ các viện Khổng Tử trong nước. Các viện này bề ngoài thì có vẻ là địa điểm phục vụ cho các chương trình giáo dục văn hóa, nhưng thực chất lại là các trung tâm tuyên truyền cho ĐCSTQ.

Hiện chính quyền Thụy Điển đã chấm dứt tất cả các thỏa thuận với Trung Quốc. Quan hệ giữa 2 quốc gia bắt đầu có dấu hiệu đi xuống, khi một tác giả người Trung Quốc gốc Thụy Điển bỗng biệt tăm trong lúc đang ở Thái Lan. Người này sau đó bị kết án 10 năm tù tại Trung Quốc. Hơn nữa, Thụy Điển không nằm trong dự án BRI. và là quốc gia nhận được khoản đầu tư nước ngoài nhiều thứ 8 từ Trung Quốc

Một ví dụ khác là Ireland. Ireland đã mua một lô hàng 200 triệu Euro các trang bị bảo hộ cá nhân từ Trung Quốc. 20% trong số đó xác nhận là không sử dụng được. 15% khác được cho là chỉ phù hợp để dùng làm đồ dự phòng. Dịch vụ y tế Ireland cho biết, nếu các sản phẩm đặt mua trong tương lai không đảm bảo về chất lượng, thì quốc gia này sẽ không thực hiện bất kỳ thương vụ đồ bảo hộ cá nhân nào với Trung Quốc nữa. Ireland đã nhận được khoản đầu tư lớn thứ 14 từ Trung Quốc, nhưng không có khoản đầu tư nào trong số đó thuộc dự án BRI. 

Tiếp đến là Đan Mạch. Quốc gia này đã có lập trường rõ ràng đối với đại dịch COVID-19. Một bộ phim hoạt hình chính trị đăng trên các tờ báo của Đan Mạch, đã thay thế các ngôi sao trên lá cờ Trung Quốc bằng hình ảnh của chủng virus SARS-CoV-2. Đại sứ quán Trung Quốc tại Đan Mạch đã yêu cầu thẩm định lại hình ảnh kể trên, nhưng Thủ tướng Đan Mạch cho rằng đó là quyền tự do ngôn luận của tờ báo. Đan Mạch cũng không tham gia vào dự án BRI, và nhận được khoản đầu tư lớn thứ 25 tại Trung Quốc. 

Nói về Anh, quốc gia này không tham gia vào dự án BRI. Họ khẳng định rằng, sẽ không thể “làm kinh doanh như thường lệ” với Trung Quốc trong tương lai nữa. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Anh cho biết tập đoàn Huawei không nhất thiết phải bị bài trừ khỏi Anh. Lập trường đó đối với Huawei có thể được giải thích bằng khoản đầu tư, vì tính đến nay Anh là quốc gia chiếm phần lớn các khoản đầu tư từ Trung Quốc. Đây cũng là quốc gia có GDP cao thứ hai tại châu Âu.

Chỉ có duy nhất Thụy Sĩ và Pháp là 2 quốc gia không nhận khoản đầu tư từ dự án BRI, nhưng vẫn duy trì quan hệ thiện chí với Trung Quốc. Thụy Sĩ đã giải tán một cuộc biểu tình độc lập Tây Tạng tại một thị trấn nhỏ trên núi. Tính đến nay thụy Sĩ đã là quốc gia nhận đầu tư cao nhất trên đầu người.

Pháp dường như đã lặng lẽ giải quyết một cuộc bất hòa giữa Tổng thống Emmanuel Macron và lãnh sự quán Trung Quốc – người được cho là đã đánh giá thấp cách chính quyền Pháp phản ứng với đại dịch COVID-19. 

Đối với các quốc gia nằm trong dự án BRI, không ai có ý định chống lại Trung Quốc, một số còn trực tiếp đứng về phía chính quyền này. Tổng thống Serbia cho biết, có “một tình bạn gắn kết chặt chẽ” giữa đất nước ông với chính quyền Trung Quốc. Khoảng 83% tổng số tiền đầu tư của Trung Quốc vào Serbia là thông qua dự án BRI. Serbia cũng là quốc gia nhận khoản đầu tư từ Trung Quốc cao thứ 10 tại châu Âu, nhưng GDP chỉ đứng thứ 27 toàn Châu lục. Tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Serbia gấp 20 lần so với mức GDP của đất nước.

Tất cả các quốc gia khác đã nhận được 100% vốn đầu tư từ Trung Quốc, thông qua dự án BRI không có bất kỳ động thái công khai nào phê phán chính quyền nhà nước Trung Quốc. Hầu hết những quốc gia này đều nằm ở vùng Đông Nam châu Âu. 

Liệu có phải nguồn vốn từ Trung Quốc là yếu tố gắn kết chặt chẽ quan hệ của những quốc gia này không? Điều mà chúng ta có thể chắc chắn ở đây là chính quyền Trung Quốc đang tận dụng đại dịch COVID-19, để thực hiện mưu đồ chính trị, mà trên hết là để đảm bảo mạng sống của họ.

 Sự tồn tại trong nhiều năm của chính quyền này đã đang dần bào mòn phần còn lại của thế giới, bằng cách xuất khẩu lượng lớn các sản phẩm với giá thành rẻ. Và giờ đây họ lại đang cố gắng tận dụng đại dịch toàn cầu để phục vụ cho lợi ích của mình.

Video: Chuyên mục China Angle (góc nhìn Trung Quốc) của Simon Cao

Việt Anh (theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng