Câu truyện cổ Phật gia: Bố thí
Năm xưa Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp, từng nói về bảy loại bố thí có thể nhận được phúc báo. Mọi người nghe xong, nhôn nhao vui sướng vạn phần. Bởi vì mấy loại bố thí này có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, rất thuận tiện lại đơn giản.
(Ảnh Internet)
Có một tiểu hoà thượng xuất thân từ một người quý tộc, năm gần 10 tuổi, cậu vô cùng bướng bỉnh, cũng rất tinh nghịch, hai mắt đầy nét trẻ con, lại hiện ra sự thông minh trời ban. Nghe Phật Thích Ca nói xong, trong nội tâm cậu không khỏi thắc mắc: “Nếu một người rất giàu có, nhưng vừa điếc vừa câm lại vừa mù, làm thế nào người đó có thể bố thí được? Làm sao có thể cứu người như vậy?”
Lúc các đệ tử ra ngoài hoá duyên, tiểu hoà thượng vừa chơi đùa vừa suy tư. Phật Thích Ca nhìn thấy được tâm tư của cậu, liền đến trước mặt cậu bé. Tiểu hoà thượng đang chơi đùa, liền lập tức cung kính đứng trước mặt Phật Thích Ca, chắp tay trước ngực nói: “Sư tôn, xin Ngài chỉ cho, đối diện với người vừa câm vừa điếc lại vừa mù cũng rất giàu, người đó làm sao bố thí được? Có Pháp nào có thể cứu được người như vậy không?”
Phật Thích Ca vừa cười vừa nói: “Đợi lúc Pháp Luân Thánh Vương hạ thế con sẽ minh bạch thôi.”
“Pháp Luân Thánh Vương lúc nào hạ thế vậy?”, tiểu hoà thượng ngây thơ hỏi.
“2.500 năm sau”, Phật Thích Ca trịnh trọng đáp.
Tiểu hoà thượng nghe xong há miệng trợn mắt, không khỏi nghĩ trong lòng ‘sao lâu như vậy’, lại tiếp tục hỏi: “Thế nhưng mà tại sao phải 2.500 năm sau Pháp Luân Thánh Vương mới hạ thế?”
Phật Thích Ca đáp: “Thực ra, Pháp Luân Thánh Vương là không chỗ nào không có (vô xứ bất tại). Quá khứ, hiện tại, và tương lai, đều là hiện thành từ Uy Đức của Thánh Vương”.
Sau đó, Phật Thích Ca chỉ vào con đường thông từ khu vườn tinh xá ra phía ngoài, nói: “Thấy con đường này không? Phải đi đến cuối con đường này, gặp rất nhiều người, rất nhiều vấn đề. Pháp Luân Thánh Vương đang chờ chúng ta đi hết con đường, mới thuận tiện giải quyết hết thảy những vấn đề xuất hiện, đối xử công bình với hết thảy.”
Tiểu hoà thượng lại hỏi tiếp: “Pháp Luân Thánh Vương ấy có đủ hết thảy Pháp để cứu độ chúng sinh sao?”
“Để chúng sinh trong toàn vũ trụ được cứu, Pháp Luân Thánh Vương ban cho hết thảy thiên quốc, thế giới, cho đến toàn vũ trụ hết thảy trí huệ, từ bi, quang minh và Pháp lực. Chỗ con nghe được lúc này, chỉ là một bộ phận bố thí ở cảnh giới của ta; nhưng cảnh giới này so với bố thí của Thánh Vương, thì chỉ là một bộ phận cực kỳ nhỏ bé trong vũ trụ vô biên.”
2.500 năm sau, mọi người có được hưởng thụ và sở hữu nhiều điều về vật chất, nhưng tinh thần sa sút và đạo đức trược đốc, khiến ánh mắt của mọi người rất ít nhìn vào những điều thiện mỹ tinh khiết, mà ham mê sắc tình như người mù nhưng lại không biết mình đui mù. Đối mặt với những lời thật lòng lương thiện, thì mắt điếc tại ngơ, như kẻ điếc mà không biết mình bị điếc. Khi tà linh giữa ban ngày ban mặt, trắng trợn trấn áp “Chân, Thiện, Nhẫn”, mọi người cùng nhau trầm mặt lảng tránh, hành động không khác gì người câm.
Vào năm ấy, các đệ tử của Thánh Vương sẽ dùng các loại phương thức giảng rõ sự thật cho người đời; những người hiểu rõ sự thật, người giàu càng thêm nhân nghĩa, người mù hai mắt lại được thanh tịnh, hai tai bị điếc cũng được thông; người đời theo thời gian trôi qua đã không còn im lặng, mà công khai ủng hộ chính nghĩa, ngôn từ người ta cũng được cải biến trở nên hiền hoà thiện lương. Đây là kết quả của việc giảng chân tướng, thể hiện ra uy lực lớn lao, đánh thức vô số lương tri.
Được sự chỉ dẫn của Phật Pháp chân chính, người tu luyện trong mâu thuẫn của cuộc sống, không chỉ không còn cư xử giống người thường, mà ở trong mâu thuẫn làm được “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu”, đồng thời luôn luôn nhìn về khuyết điểm của mình mà xả bỏ nó. Đối mặt với đủ loại lợi ích mâu thuẫn, dần dần tu xuất đại thiện đại nhẫn, đại từ đại bi, ý chí vô tư trong sáng.
Bố thí của người tu luyện trong thời của Pháp Luân Thánh Vương, ngoài đối đãi với chúng sinh bằng thiện và từ bi, còn thêm kiên nhẫn như kim cương bất động, xả bỏ những nhân tâm không tốt, từ đó thành tựu ý nghĩa chân chính của hai chữ “bố thí”. Điều này đã vượt xa những quan niệm bình thường, vượt xa các loại tư tưởng quan niệm hẹp hòi như bố thí tiền tài mà Đức Thích Ca Mâu Ni đã giảng cho các đồ đệ đương thời.
Theo Chánh Kiến