Cậu bé 13 tuổi bỏ học đi bán bắp phụ bà, nhường cơ hội được học lại cho em

10/11/20, 14:19 Cuộc sống

12 tuổi, cái tuổi lẽ ra với các trẻ em là được cắp sách đến trường, được ba mẹ yêu thương, chăm sóc thì với em Nguyễn Trần Trọng Phúc lại cùng bà đi bán bắp dạo ở đoạn đường Bông Sao và đường Bùi Minh Trực, phường 5, quận 8, Tp.HCM. 

Cậu bé 13 tuổi bỏ học đi bán bắp phụ bà, nhường cơ hội được học lại cho em. (Ảnh qua )

Từ nhỏ Phúc ở với ông bà nội cùng em trai. Ông bà Phúc có 4 người con, nhưng cả 3 người chuyện hôn nhân đều không suôn sẻ nên đã ly dị, để lại các cháu nhỏ cho ông bà chăm sóc, còn bản thân thì bỏ đi biền biệt.

Phúc từ nhỏ thèm hơi ấm từ cha mẹ mà không được, nhưng may mắn là còn ông bà rất thương cháu, nên Phúc ít nhiều cũng đỡ cảm thấy tủi thân. 

Sau này mùa màng thất bát, cuộc sống khó khăn, ông bà quyết định dắt hai cháu đi từ Cà Mau lên Sài Gòn sinh sống, hiện đang ở tại hẻm 85, đường Bùi Minh Trực, phường 5, quận 8.

Từ dưới quê mới lên, ban đầu Phúc đi bán trái cây dạo ở quận 7, kiếm tiền phụ bà. Một thời gian, thấy bán ế quá nên Phúc chuyển sang phụ bà đi bán bắp luộc.

Cuộc sống mưu sinh của cậu bé bắt đầu từ 10 giờ sáng tới 12 giờ trưa, rồi từ 3 giờ chiều có khi bán đến 12 giờ đêm mới về tới nhà. Nhiều hôm bắp bán không được, em còn nghĩ cách giảm giá, mời mọi người mua giúp để có tiền phụ ông bà trang trải cuộc sống.

Mỗi lần thấy cháu về khuya như vậy, bà nội đều lo lắng và xót xa, thầm cầu nguyện mong sao Phúc không bị gì nguy hiểm ngoài đường: “Có mấy đêm hơn 12 giờ rồi chưa thấy cháu về, tôi nóng ruột lắm nhưng không biết phải đi đâu tìm. Lúc đó chỉ biết thắp nhang khấn ông bà phù hộ cho cháu an toàn”.

Rồi đến khi Phúc về, bà hỏi sao về trễ đến thế, thì Phúc chỉ trả lời rằng, muốn bán hết bắp rồi mới về, vậy mới có tiền đưa cho ông bà được.

“Một tháng tui ăn chay 10 ngày để cầu nguyện cho mấy đứa cháu của mình khỏe mạnh, bình an. Thấy nó đi bán khuya ở nhà bụng dạ mình bồn chồn, mà nói nó hổng nghe, nó cứ đi bán để kiếm tiền lo cho nội, cho em. Nhiều lúc cầm tiền nó đưa mà mình muốn rớt nước mắt”, bà nội Phúc buồn rầu chia sẻ.

Phúc bán bắp bên cạnh bà nội. (Ảnh: Tiin)

Hai bà cháu gắn bó với nghề bán bắp đã hơn 2 năm nay. Ngày nào đắt khách, em có thể kiếm được 150.000 đồng, mà mỗi lần như vậy thì em vui lắm.

Mặc dù làm cực, nhưng Phúc rất siêng năng, sáng ngủ dậy sớm thì phụ bà chẻ bắp, rửa sạch, rồi đem ra ngoài bán tới khuya, cái gì phụ được cho bà là làm tất. Phúc còn là đứa bé rất hiếu thảo, thời gian ở nhà thấy bà bị nhức mỏi, là dù đã khuya Phúc vẫn cố thức để bóp tay, bóp chân cho bà.

“Ba mẹ bỏ con đi từ lúc con 3, 4 tuổi gì đó, con hổng nhớ nữa, rồi con ở vậy với nội luôn. Mỗi tối con đi bán bắp từ lúc 9 giờ tới 12 giờ đêm, thấy đường vắng nhiều lúc con cũng sợ nhưng con muốn kiếm thêm chút tiền lo cho em, cho nội nữa”, Phúc chia sẻ.

Mỗi ngày Phúc đều bán bắp đến tối khuya mớ về. (Ảnh: Tiin )

Mới còn nhỏ, mà Phúc đã tự đặt cho mình cái trách nhiệm mà lẽ ra là của một người lớn trên vai. Sự hiếu thảo của Phúc đôi khi khiến bà nội cũng thấy chạnh lòng.

“Mùa dịch vừa qua, mình đâu có bán buôn gì được, khổ biết bao nhiêu mà nói. Lúc đó tui chiên thêm khoai lang rồi nó bỏ lên mâm, bưng đi bán. Tội nghiệp nó lắm, gánh khoai nặng nên oằn cả vai. Nó nói nó ráng đi bán để có thêm chút chi phí lo cho ông bà. Cái chân tui thì hay đau nhức, nên nó gánh vác luôn phần của tui. Cố gắng miết mà vẫn chưa lo được cho nó được tới lớp, học hành tử tế như người ta”, nói tới đó bà nội Phúc như sắp khóc.

Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, Phúc phải nghỉ học khi mới lên lớp 2. Mới 8 tuổi mà em đã có suy nghĩ biết hy sinh bản thân, từ bỏ việc học để nhường lại ước mơ cho em trai của mình.

Bà nội của Phúc nghĩ về cháu mà nói trong nước mắt: “Phúc ham đi học lắm. Ngày trước ở dưới quê thấy em nó đi học về là nó mượn sách của em để xem ngay. Không biết có đọc được hết không nhưng thấy tối nào cũng nằm xem say mê, chăm chú”.

Mong muốn đến trường, Phúc thậm chí còn mặc bộ đồng phục học sinh do hàng xóm tặng, đi bán bắp dạo cho giống như được đến trường. Nhờ vậy, mà hoàn cảnh của em mới được nhiều người quan tâm, giúp đỡ.

Mong muốn đến trường, Phúc thậm chí còn mặc bộ đồng phục học sinh do hàng xóm tặng, đi bán bắp dạo cho giống như được đến trường. (Ảnh qua Thanh Niên)

Khi biết được câu chuyện và ước mơ được đi học của Phúc, rất nhiều mạnh thường quân đã đến tặng quà và ngỏ ý muốn giúp Phúc đến trường trở lại. Đây có thể xem là một bó đuốc dẫn đường soi sáng hơn cho con đường tương lai phía trước của cậu bé.

Phúc nói, được đi học trở lại cậu vui lắm, còn hứa cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng những người đã giúp đỡ mình.

“Con thích được đi học nên con vui lắm. Mà con cũng hơi lo lo, hổng biết mấy con số đếm mà con học hồi năm lớp 2 nó có khó hơn không. Nhưng không sao, được đến trường là con sẽ cố gắng hết mình để học thật giỏi”.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?