Cái nhìn khác biệt về Hong Kong

02/09/16, 17:14 Cuộc sống

Với những tòa nhà cao tầng, những bến cảng xa hoa và ánh đèn rực rỡ, không khó hiểu khi Hong Kong lại trở thành địa điểm chụp hình được yêu thích trên thế giới. Tuy nhiên, 15 nghệ sĩ Hong Kong đã mang đến cho chúng ta cái nhìn thật khác biệt nhưng cũng thật gần gũi về xứ Cảng Thơm.

160705172328-hong-kong-photo-tse-mingchong-2-restricted-super-43
Đồng phụ trách chương trình và nhiếp ảnh gia người Hong Kong Tse Mingchong đã ghi lại hình ảnh con đường vắng vẻ ở khu thương mại Hong Kong khi bị phong tỏa bởi những người biểu tình trong đợt biểu tình năm 2014. (Ảnh: Tse Mingchong)

Nghệ thuật nhiếp ảnh của Hong Kong là gì?

bởi Lumenvisum – nhóm hoạt động nghệ thuật thành phố và Hiệp hội nhiếp ảnh Châu Âu trụ sở tại Berlin, cùng với những nghệ sĩ mong muốn đóng góp của họ sẽ khiến mọi người suy ngẫm lại về cuộc đời và thế giới xung quanh.

Khung cảnh của Hong Kong đã trở thành một phần trong nghê thuật nhiếp ảnh ngay tại quê nhà.

“Trong công việc của chúng tôi, bạn có thể cảm nhận được mùi của xã hội”, nhiếp ảnh gia Dustin Shum trả lời báo CNN. “Chúng tôi đang trả lời câu hỏi về sự giáo dục của chúng ta, rằng điều gì đã vạch ra vị trí của mỗi con người, rằng bản chất con người là gì?

Như nhiều nghệ sĩ trong thành phố đông đúc, Shum bị vướng bận bởi những câu hỏi về không gian xung quanh. Như một người sống trong những ngôi nhà trợ cấp của chính phủ, những bức ảnh của Shum như những tấm chân dung của xã hội xung quanh anh, vừa thân quen lại rất đỗi xa lạ.

160713151044-hong-kong-photo-dustin-shum-restricted-2
Hình ảnh một cái cây nằm ngổn ngang phía trước một một khu chung cư ở Hong Kong. (Ảnh: Dustin Shum)

Với Shum, độ sáng của cấu trúc, sự khác biệt trong bố cục toàn thể của bức hình chẳng khác nào vẻ bề ngoài hời hợt. “Chúng ta buộc phải đặt cảm xúc với những khối kiến trúc này, chúng muốn bạn coi chúng như là nhà vậy. Nhưng ẩn trong đó vẫn tồn tại những vấn đề xã hội”.

Những vấn đề sâu kín này lại được thể hiện một cách trần trụi trong các tác phẩm của Benny Lam, người đã làm việc với một nhóm hoạt động nhân quyền tại địa phương để bóc trần sự kinh khủng trong những khu ổ chuột của thành phố.

Một trong những bức hình gây chấn động nhất là ảnh một gia đình 4 người nhồi nhét trong căn phòng chỉ lớn hơn nhà vệ sinh một chút, với số tài sản còm cõi nhét trên trần nhà, nếu có thể gọi đó là nhà.

Lam chia sẻ rằng bên ngoài chỉ nói lên một phần câu chuyện: “Nếu bạn trải nghiệm qua mùi hôi thối và sức nóng bên trong, bạn sẽ thấy nó chẳng khác nào địa ngục. Khi tôi chụp những bức ảnh này, nhiệt độ trong nhà đang hơn 30 độ C (86 độ F). Không có cửa sổ, và không thở nổi”.

160713161507-hong-kong-photo-benny-lam-restricted-2
Một gia đình bên trong “căn nhà hộp giày” ở Hong Kong. (Ảnh: Benny Lam)

Bên ngoài những bức tường này, các tấm ảnh truyền tải nỗi lo âu của một thành phố đang trải qua sự chuyển mình vô tình.

Nhiếp ảnh gia địa phương kì cựu Alfred Ko đã mang tới một tác phẩm ám ảnh khi chụp cảnh người đi bộ ngang dọc trên cao tốc rực rỡ ánh đèn tại một quận tài chính ở Hong Kong, trong khi phía dưới là một khu xây dựng rông lớn tối tăm – một phép ẩn dụ cho thấy bước phát triển vô cảm, “bại hoại” của thành phố, Ko chia sẻ.

Cùng nơi này, Johnny Gin ghi lại hình ảnh một đống rác đầy những thanh vụn, miếng nhựa và dây vải, là hậu quả từ cuộc biểu tình quy mô năm 2014 – một mô típ điển hình của sự chống cự dữ dội của người dân Hong Kong khi sức mạnh của Trung Quốc tăng lên tại nơi đây.

Cùng với đó, tác phẩm dường như đặt ra một nghi vấn: Liệu thành phố này có đủ chỗ cho ước mơ của chúng ta?

Tình trạng áp lực này còn được thể hiện một cách hùng hồn trong một loạt các ảnh chụp các em học sinh bên cạnh những tòa nhà bỏ hoang của Lau Chi-chung. Cô cho biết chủ đề này gợi nên khoảng cách giữa hệ thống giáo dục của thành phố với thế giới thực bên ngoài.

Ở Hong Kong ngày trước, giáo viên luôn đúng, nhưng phải mất nhiều năm sau khi rời ghế nhà trường, chúng tôi mới nhận ra là những gì mình được học trước kia là không đúng”.

160714151447-hong-kong-photo-lau-chi-chung-restricted-2
Loạt tác phẩm với chủ đề “Ngoài giờ học” của Lau Chi-chung gợi nên vấn nạn trong hệ thống giáo dục của Hong Kong. (Ảnh: Lau Chi-chung)

Phương Đông hay Phương Tây?

Như một ống kính thu nhỏ của thành phố, bối cảnh chụp hình nhỏ bé của Hong Kong đang tìm lại chính mình giữa thế giới: Nó không hoàn toàn là phương Tây hay Trung Quốc.

Với những nghệ sĩ hoạt động tại Hong Kong, điều này có ý nghĩa tương đương với việc ngăn cản sự bùng nổ quan tâm quốc tế từ ngành nhiếp ảnh của Trung Quốc suốt 2 thập kỉ qua.

Trung Quốc nói rằng Hong Kong là một phần của Trung Quốc, nhưng khi nói đến nhiếp ảnh, họ lại bỏ qua chúng tôi”, Shum giải bày. “Nó làm chúng tôi cảm thấy rằng mình phải cố gắng bắt kịp”.

Shum lí giải rằng, nghệ thuật nhiếp ảnh của Hong Kong thì không được xã hội “say mê” như ở Trung Quốc.

160714145316-hong-kong-photo-alfred-ko-restricted-2
Người đi bộ băng qua cầu vượt ở khu thương mại Hong Kong. (Alfred Ko)

Nhiều tác phẩm của Trung Quốc không gắn liền với đời thực, chúng có khuynh hướng xa rời thức tế. Chúng thật dễ dàng được tiếp nhận, và thị trường thích điều này”, ông chia sẻ.

Nghệ sĩ Andreas Müller-Pohle, người đã xuất bản cuốn Nghệ thuật nhiếp ảnh Châu Âu nói rằng, giới nhiếp ảnh quốc tế và thế giới hầu như đã bỏ sót các nhiếp ảnh gia Hong Kong – bởi vì không biết.

Điều này thôi thúc ông làm việc với đồng sáng lập Lumenvisu làTse Mingchong để xuất bản một ấn phẩm tạp chí thuần túy cống hiến cho nền nhiếp ảnh của Hong Kong – cuộc triển lãm những tác phẩm này đang được mở trong thành phố.

Müller-Pohle giải thích: “Ở Đức, Pháp, người ta có thể kể tên được các nhiếp ảnh gia người Nhật, Trung Quốc nhưng khi đề cập đến nhiếp ảnh Hong Kong, họ sẽ hỏi: “Đó là cái gì?”

Chúng ta nên làm cho Hong Kong nổi bật hơn”.

160705165149-hong-kong-photo-peter-steinhauer-restricted-super-169
Trích từ chuỗi hình của nhiếp ảnh gia người Mỹ Peter Steinhauer về “Tổ kén” Hong Kong, chụp lại những tấm bọc được dùng để bảo dưỡng công trình. (Ảnh: Peter Steinhauer)

Ngoài ra, một vài bức hình của thành phố mà các nghệ sĩ nước ngoài chụp đã trở nên nổi tiếng trên thế giơi, trong khi họ hoàn toàn không có được góc nhìn khác biệt về nơi đây.

Nhiếp ảnh gia người Pháp Romain Jacquet-Lagreze thừa nhận rằng, kế hoạch lớn đầu tiên 6 năm trước của ông tại Hong Kong là điều mà “những người đời đầu” sẽ làm – những cấu trúc hình học của những tòa nhà chọc trời. “Những người không ở Hong Kong rất kinh ngạc bởi điều này, nhưng người bản xứ thì phản ứng theo kiểu ‘Ngày nào tôi chả thấy’

Trong tác phẩm mới nhất, Jacquet-Lagreze đã chụp những cây đa to lớn “chẳng biết mọc lên từ đâu” trên những bức tường bê tông không thể chấp nhận được của thành phố.
Người dân Hong Kong rất thích bức ảnh này. Bức ảnh thể hiện điều gì đó quý giá ẩn giấu trong bầu không khí cũ kĩ của thành phố”, ông nói. “Và người nước ngoài cũng thích nó, nên tôi đã thành công trong việc làm hài long mọi người”.

160705173454-hong-kong-photo-romain-jl-restricted-super-43
Nhiếp ảnh gia người Pháp Romain Jacquet-Lagrèze đã chụp hình từ trên mái của một ngôi nhà ở Hong Kong khi anh thấy một cái cây “chẳng mọc ra từ đâu cả”, và cũng là cảm hứng cho loạt ảnh của anh.

Văn hóa máy ảnh

Tuy nhiên những thành công quốc tế này vẫn còn rất mờ nhạt với phần lớn những người đã tạo nên khung cảnh này ở Hồng Kông (nghĩa là dân Hồng Kông).

Một câu hỏi chưa có lời giải là: Làm sao để thành phố này phát triển thành khung cảnh chụp hình thành công, mà vẫn giữ được gốc rễ địa phương của nó, đồng thời thu hút sự quan tâm của giới nghệ thuật nước ngoài?

Với Shum, chìa khóa nằm trong việc tạo ra một hệ sinh thái đầy đủ.

Đó không chỉ là việc tạo ra nhiếp ảnh gia”, ông chia sẻ. “Bạn cần một người thưởng lãm, không gian triển lãm, giáo dục, gây quỹ, truyền thông đại chúng, phê bình, mà những thứ này thì vẫn chưa chin muồi”.

160713163004-hong-kong-photo-wei-leng-tay-restricted-2
Một bức ảnh trong loạt tác phẩm “Đời sống Hong Kong” của Wei Leng Tay. (Ảnh: Wei Leng Tay)

Shum nhận thấy một cơ hội cho nền văn hóa máy ảnh giàu bản sắc Hong Kong: Sưu tập máy ảnh là một trò tiêu khiển phổ biến ở đây, và chụp ảnh bằng điện thoại thông minh đã trở thành một phần không thể tiếu trong cuộc sống.

Vì thế hệ trẻ bị thu hút bởi những bức ảnh, nên có lí do để hi vọng.

Chỉ cần khoarg 10% những người này được khuyến khích tiến xa hơn, chúng ta sẽ thắng lớn”.

Theo CNN

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng