Cách dạy con của quốc vương Bhutan: Cho con sống như một thường dân, phải đặt nhân ái làm đầu

12/06/20, 14:26 Cuộc sống

Thay vì được cưng chiều như bao gia đình hoàng tộc khác, hoàng tử bé Jigme Namgyel Wangchuck, con trai đầu của Quốc vương Jigme Khesar Namgyel Wangchuck và Hoàng hậu Jetsun Pema, vẫn sống cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác. Quốc vương Jigme Khesar cho biết, con trai cần sống cuộc đời của một người tốt, biết vì người khác.

Gia đình Quốc vương Bhutan được đánh giá là gia đình hoàng gia được nhiều người ngưỡng mộ bởi lối sống bình dị và một nhân cách đẹp.

Gia đình Quốc vương Bhutan được đánh giá là gia đình hoàng gia được nhiều người ngưỡng mộ bởi lối sống bình dị. (Ảnh qua Pinterest)

Chuyện tình của họ cũng được rất nhiều người biết đến là giống như cổ tích. Quốc vương Jigme Khesar là một người tài giỏi, nhân hậu. Ông đã biến Bhutan từ một quốc gia được cho là nghèo nhất thế giới, và có lối sống biệt lập, trở thành quốc gia được công nhận là hạnh phúc nhất thế giới.

Còn hoàng hậu Jetsun Pema mặc dù chỉ là cô gái dân thường nhưng tài sắc vẹn toàn, đã làm quốc vương say mê ngay từ khi cô còn nhỏ.

Đến nay, chuyện tình của họ đã đâm hoa kết trái ra một vị hoàng tử bé rất đáng yêu, chính là Jigme Namgyel Wangchuck (5/2/2016).

Dạy con cũng như việc trồng cây

Để đánh dấu cho sự kiện trọng đại này, năm hoàng tử Jigme Namgyel ra đời, cả nước đã chúc mừng bằng cách trồng 108.000 cây xanh ở khắp nơi. 

Ngày hoàng tử bé sinh ra, cả nước cùng quốc vương Bhutan đều trồng cây trên khắp cả nước. (Ảnh qua Daily Mail)

Điều này đối với quốc vương và hoàng hậu chính là một việc rất ý nghĩa. Hoàng hậu Jetsun Pema cho rằng, việc trồng cây non cũng giống như việc nuôi dạy một đứa trẻ. Cây non cần được vun trồng, chăm sóc kỹ lưỡng, mới có thể trưởng thành cứng cáp chịu được gió mưa, đâm hoa kết trái.

Một đứa trẻ cũng vậy, cần được uốn nắn và giáo dục từ nhỏ mới có thể trưởng thành là một đứa trẻ tốt, mạnh mẽ, có thể đương đầu với những khó khăn trong đường đời, và biết sống vì người khác, có ích cho xã hội.

Hoàng tử bé cũng là niềm hy vọng của dân chúng. Họ cũng mong hoàng tử lớn lên, có thể nối nghiệp vua cha trở thành một vị vua tốt.

Một tình nguyện viên hỗ trợ việc trồng cây từng chia sẻ rằng: “Chúng tôi nuôi dưỡng những cây xanh giống như thể chúng tôi đang nuôi dưỡng hoàng tử bé”.

Vậy nên từ khi được sinh ra, hoàng tử Jigme Namgyel được cha mẹ dạy dỗ rất kỹ lưỡng. Quốc vương thường xuyên bế con đi thăm người dân và tham gia các buổi lễ quan trọng ngay từ khi con bắt đầu có nhận thức với mọi thứ xung quanh. 

Quốc vương thường bế con tham gia các buổi lễ quan trọng. (Ảnh qua Helino)

Hoàng tử bé được trải nghiệm cuộc sống dân dã, được nhìn thấy sự lao động vất vả của mọi người, được tự do đùa nghịch với thiên nhiên mà không ngại bẩn. 

Hoàng hậu và quốc vương để con trai được tự do chơi đùa nghịch bẩn. (Ảnh qua Royal Office For Media)

Mặc dù được sinh ra trong gia đình hoàng tộc, nhưng quốc vương và hoàng hậu không hề muốn con trai giống như cái cây được bao bọc kỹ lưỡng, mà mong con trai có thể đương đầu với thử thách, thật mạnh mẽ và giàu sự dũng cảm. Giống với cái tên mà cả 2 đã đặt cho con: Jigme nghĩa là “không sợ hãi” còn Namgyel nghĩa là “chiến thắng”

“Không có vua, tôi hay hoàng tử…”

Quốc vương cũng ra lệnh cấm không cho phép bất kỳ ai gọi con là hoàng tử. Đối với một đứa trẻ, người lớn có thể cưng nựng một chút nhưng tuyệt đối không được nuông chiều Jigme Namgyel. Quốc vương và hoàng hậu không muốn con trai trở nên kiêu ngạo và hư hỏng. Họ muốn Jigme Namgyel được phát triển như bao đứa trẻ bình thường khác, biết kính trên nhường dưới, san sẻ với những người xung quanh.

Quốc vương cũng ra lệnh cấm không cho phép bất kỳ ai gọi con là hoàng tử. (Ảnh qua Helino)

“Hoàng tử phải sống cuộc đời của một người tốt”, quốc vương Bhutan nêu quan điểm của mình về giáo dục con cái.

Bởi chỉ khi là một người tốt, hoàng tử Jigme Namgyel mới trở thành một vị vua tốt, nối nghiệp như cha, cống hiến hết mình cho quốc gia.

“Đến khi Jigme Namgyel Wangchuck phụng sự đất nước, nó phải luôn luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên hết và phục vụ người dân của mình bằng tình yêu to lớn với tinh thần cống hiến”.

Không tổ chức sinh nhật cho đến năm 20 tuổi

Thậm chí đối với những người dân bình thường thì sinh nhật luôn được coi là một ngày quan trọng, thông thường mọi người sẽ tổ chức sinh nhật dù là lớn hay nhỏ. Nhưng hoàng tử bé Jigme Namgyel thì không hề như vậy.

Trong ngày sinh nhật của con trai, cả quốc vương và hoàng hậu đều không hề tổ chức mà xem nó như những ngày bình thường trong năm. Họ muốn hoàng tử Jigme Namgyel không mang cảm giác mình quá đặc biệt, và có lối sống hưởng thụ, muốn gì được nấy.

Sinh nhật lần đầu tiên của hoàng tử cũng chỉ được đánh dấu bằng một vài trang lịch. Trước đó, vua cha từng tuyên bố, hoàng tử sẽ không được phép tổ chức tiệc sinh nhật tới khi cậu 20 tuổi, độ tuổi đủ để nhận thức cuộc sống.

Tuy khắt khe, nhưng không phải cả hai không dành nhiều tình thương cho con. Quốc vương và hoàng hậu đều rất quan tâm đến con trai theo cách riêng của mình. 

Như quốc vương Jigme Khesar thường không ngại bế và cõng con đến nơi đông người như bao cha mẹ bình thường khác. Còn hoàng hậu thì dịu dàng nhìn con từ xa, cô không ngăn cản con chơi nghịch bẩn, hay vấp ngã, mà để con tự đứng lên. Hoàng hậu chỉ ân cần nói cho con biết đúng sai, để lần sau con trai không phạm phải sai lầm này thêm một lần nào nữa.

Hoàng hậu chỉ ân cần nói cho con biết đúng sai, để lần sau con trai không phạm phải sai lầm này thêm một lần nào nữa. (Ảnh qua Royal Office For Media)

Hoàng tử cực kỳ lễ phép ngay từ khi còn nhỏ

Nhờ cách nuôi dạy của quốc vương và hoàng hậu, vì thế mà hoàng tử được rất nhiều người đánh giá là một cậu bé ngoan và lễ phép.

Năm hoàng tử Jigme Namgyel 2 tuổi, trong một chuyến đến thăm Ấn Độ cùng cha mẹ, hoàng tử Jigme Namgyel đã khiến nhiều người phải xuýt xoa khen ngợi vì vẻ ngoài đáng yêu và cư xử vô cùng lễ phép với người lớn. Cậu bé biết chắp tay cúi chào thủ tướng Ấn Độ, được nhận quà cũng cầm bằng hai tay, và không hề mè nheo đòi hỏi trong suốt lúc cha mẹ nói chuyện.

Quốc vương Jigme Khesar cũng chia sẻ rằng, mỗi khi thấy cha đang xử lý công việc hoặc tiếp khách, hoàng tử sẽ ngồi im và không đùa nghịch để tránh làm phiền cha.

Hoàng tử cũng thường ngoan ngoãn để cha mẹ tiếp khách. (Ảnh qua Pinterest)

Những lúc đến Chùa, hoàng tử Jigme Namgyel còn biết tự giác cúi đầu lạy Phật và giơ hai tay để xin nước thánh. 

Jigme Namgyel còn biết tự giác cúi đầu lạy Phật. (Ảnh qua Helino)

Tất cả không hề là một hành động tự phát của một đứa trẻ, mà rõ ràng từ cách giáo dục con tuyệt vời của quốc vương Jigme Khesar và hoàng hậu Jetsun Pema.

Theo quan điểm của hoàng hậu Jetsun Pema, thì việc cho con đi nước ngoài cùng cha mẹ cũng là cách dạy con sự tự tin trong giao tiếp và khám phá thế giới xung quanh. Đây cũng sẽ là một hành trang tốt cho con trai trong tương lai có thể nối nghiệp vua cha, trở thành một quốc vương tài giỏi.

Bên cạnh đó, cả hai cũng dạy cho hoàng tử biết cách hài lòng với những gì mình có được, luôn thấy hạnh phúc khi biết cho đi. Có thể thấy với bất kỳ ai khi nhìn vào gia đình của quốc vương Bhutan đều cảm giác một sự bình dị và gần gũi chứ không hoàng tộc. Họ giống như bao gia đình bình thường khác, tràn đầy tình yêu thương và sự ấm áp. 

Có thể thấy với bất kỳ ai khi nhìn vào gia đình của quốc vương Bhutan đều cảm giác một sự bình dị và gần gũi chứ không hoàng tộc. (Ảnh qua Pinterest)

Giữa tháng 3 vừa qua, Hoàng hậu Jetsun Pema cũng vừa hạ sinh con trai thứ 2, và cả hai cũng không hề tổ chức một buổi lễ long trọng nào, mà chỉ công khai một số hình ảnh bình dị của gia đình bên cạnh nhau. 

Chúc Di (T/h)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới