Các trường hợp bị tê liệt do nhiễm độc kháng sinh

25/08/18, 08:05 Sức khỏe

Các chuyên gia cho rằng kháng sinh có thể gây nhiễm độc và là nguyên nhân gây ra hàng loạt căn bệnh mãn tính khác nhau. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh chỉ nên xem là phương sách cuối cùng.

Kháng sinh có thể gây nhiễm độc và là nguyên nhân gây ra hàng loạt căn bệnh mãn tính khác nhau. (Ảnh qua Williamson Medical Center)

Một ví dụ điển hình là Richard Pyne, sức khỏe hiện nay tương đương với một cụ ông dù anh chỉ mới bước sang tuổi 42. Thế giới của anh chỉ giới hạn trong ngôi nhà của mẹ. Thời gian trước anh đã phải chuyển đến nhà mẹ ở để bà tiện chăm sóc.

Cho đến gần đây, Pyne đã chuyển đến sống tại căn hộ riêng và có công việc ổn định, nhưng hiện tại anh phải vật lộn khi đi bộ và chập chờn trong từng giấc ngủ.

“Sức khỏe và cuộc sống của tôi đã bị phá hủy”, Pyne nói với trang Al Jazeera trong buổi phỏng vấn năm 2017 tại nhà riêng ở thành phố Norwich, East Anglia (vùng phía Đông) của Anh.

Anh cho rằng cuộc khủng hoảng sức khỏe của mình, bao gồm cả các vấn đề về da và hô hấp là do ciprofloxacin, một loại kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone gây ra.

Pyne kể lại, vào tháng 1/2016, anh được chỉ định sử dụng thuốc ciprofloxacin để điều trị căn bệnh viêm tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, kết quả lại khác xa với mong đợi của anh, kể từ đó cơ thể của anh bắt đầu bị tàn phá chỉ trong vài tuần.

Người đàn ông 42 tuổi nói: “Tôi không thể đi đứng bình thường và cũng không thể đi bộ trong hơn 1 năm qua. Toàn bộ khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân, khớp xương chậu và ngay cả cổ của tôi lúc nào cũng như sắp bị gãy đến nơi”.

Sức khỏe của anh Richard Pyne bị phá hủy vì dùng thuốc kháng sinh Ciprofloxacin thuộc nhóm fluoroquinolone. (Ảnh: Twitter)

Những triệu chứng này được xem là do một trong những độc tính nguy hiểm của fluoroquinolone, gây nên sự rối loạn hệ thống cơ xương.

Tuy nhiên, nhiều người dùng thuốc trên thế giới vẫn không hề hay biết về các tác dụng phụ nghiêm trọng của nó. Cũng như họ không hề nhận ra rằng Ciprofloxacin nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu có thể tàn phá cơ thể con người của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Fluoroquinolones chiếm 16,6% các loại thuốc kháng sinh được sử dụng trên toàn cầu, và câu chuyện của Pyne thực sự không hề mới mẻ.

Bác sĩ Beatrice Golomb, giáo sư y khoa tại Đại học California, ở thành phố San Diego cho biết: “Nhóm thuốc kháng sinh Fluoroquinolone thậm chí có thể lấy đi tuổi trẻ, cuộc sống khỏe mạnh và phá hủy con người”.

Ông cũng chính là người đang tiến hành một dự án nghiên cứu về kháng sinh fluoroquinolone. Từ công trình của mình giáo sư đã phát biểu với Al Jazeera rằng: “Chúng tôi nhận được rất nhiều lá thư của mọi người kể về chính bản thân họ hoặc vợ/chồng của họ. Hầu hết họ đều là những người khỏe mạnh, năng động và yêu thể thao, cho đến khi họ sử dụng thuốc.

Hiện tại những nạn nhân đã phải chịu cảnh bại liệt một chỗ và thậm chí không thể nhớ những điều đơn giản nhất.

Trong đó có một số người đã phát triển căn bệnh rối loạn tâm thần, hoảng sợ, lo lắng. Đây là những tác dụng phụ của thuốc đối với sức khỏe tâm thần. Chúng đã tàn phá con người và gây ra nhiều bi kịch thảm thiết”.

Một trường hợp khác được nhắc đến chính là cô Lisa Bloomquist, 37 tuổi, đang sống và làm việc tại thành phố Colorado, miền tây Hoa Kỳ. Cô bị nhiễm độc fluoroquinolone sau khi uống thuốc Cipro để điều trị căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu vào năm 2011.

Cô Lisa Bloomquist, 37 tuổi bị nhiễm độc fluoroquinolone sau khi uống thuốc Cipro. (Ảnh qau lymeninjaradio.com)

Cô nói với Al Jazeera rằng sau 2 tuần dùng kháng sinh, cô cảm thấy “giống như là quả bom được đưa vào cơ thể của tôi”.

“Tôi đã cố gắng làm mọi cách để cải thiện và đi đến phòng tập thể dục mỗi ngày, nhưng tôi gần như không thể đi bộ”.

Bên cạnh đó, cô Bloomquist nói: “Bàn tay, bàn chân của tôi sưng lên và đau đớn. Toàn bộ cơ thể của tôi đã phát ban trên diện rộng. Cơ bắp của tôi co giật liên hồi và sức khỏe trở nên vô cùng yếu ớt”.

Khi tham chiếu các trường hợp này với số liệu thống kê cho thấy: Những tác dụng phụ của thuốc rất khó xảy ra. Vì vậy, kháng sinh fluoroquinolone đã được kê đơn cho khoảng 22 triệu người Mỹ vào năm 2014. Nhưng các báo cáo thực tế đã đưa ra sự nghi ngờ về tác dụng phụ của thuốc Cipro. Cụ thể hơn, số lượng người được cho là phải chịu các phản ứng bất lợi của thuốc chiếm khoảng 79.000 người. Trong đó đã có 1.700 ca tử vong, tính từ năm 2005 đến năm 2015.

Ngoài ra, một sản phẩm kháng sinh fluoroquinolone khác có tên Levofloxacin cũng bị nghi ngờ là có liên quan đến các phản ứng bất lợi của 80.000 bệnh nhân, bao gồm 1.000 ca tử vong so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế cho rằng con số này thật sự đã bị cắt giảm đáng kể so với quy mô thực tế của nó ở Mỹ.

Đó là lý do vì sao mà trong năm 2008 cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra lời cảnh báo trên hộp của loại thuốc này với nguy cơ viêm gân.

Năm ngoái, FDA cũng đưa ra khuyến cáo rằng loại thuốc dán nhãn Fluoroquinolone chỉ nên là cái tên sau cùng được sử dụng cho việc điều trị nhiễm trùng không biến chứng.

Bác sĩ Charles Bennett, nhà nghiên cứu ma túy tại Đại học Dược phẩm Nam California cho biết: “Chúng tôi đã rất ngạc nhiên vì có nhiều độc tính đã được phát hiện trong vòng 7 ngày, thậm chí một số trường hợp cho phản ứng tiêu cực trong vòng 3 ngày hoặc một vài ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc Fluoroquinolone”.

“Vì vậy, nếu như chúng ta liên kết và thống kê lại tất cả các trường hợp trên thực tế, bao gồm cả những người chưa được báo cáo hoặc không được báo cáo, thì chúng ta có thể  nói rằng nó chính là một căn bệnh dịch”.

Trong quá khứ tại Hoa Kỳ, thuốc Cipro được gửi cho quân đội Mỹ trong Chiến Tranh Vùng Vịnh (1990 – 1991). Nó được dùng nhằm chống lại các cuộc tấn công vũ khí hóa học.

Lúc này, ông David Ridenhour, quân nhân hải quân Hoa Kỳ cùng nhiều quân nhân khác đã uống các loại thuốc theo toa, có bao gồm ciprofloxacin.

Ngày nay, người đàn ông California này nói rằng mình đã chịu nhiều bệnh tật trong khoảng thời gian ở Vùng Vịnh, bao gồm cả bệnh lý thần kinh ngoại vi, bệnh gây ngứa ran và tê cứng chân tay.

Theo đó, ông Ridenhour đã nói với Al Jazeera là: “Một ngày nọ, tôi nhìn thấy một bài báo nói rằng FDA đã đưa ra một cảnh báo trên vỏ hộp Ciprofloxacin. Nội dung cảnh báo cho biết loại thuốc này có thể gây ra bệnh lý thần kinh ngoại vi, nếu được dùng hơn một tuần. Đó cũng là lúc tiếng chuông trong đầu tôi vang lên”.

Mặc dù người đàn ông 52 tuổi không khẳng định Cipro phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về căn bệnh thần kinh ngoại vi của mình, nhưng ông thừa nhận mình đã từng sử dụng nó kết hợp với  các loại thuốc khác tại Vùng Vịnh. Ông cũng nói rằng, ông cảm thấy tội lỗi khi nạt nộ bắt các đồng nghiệp mình uống loại thuốc này trong cuộc chiến tranh.

Quay trở lại trường hợp của cô Bloomquist, cô cho biết mình đã phải mất đến một năm rưỡi để phục hồi các chức năng của cơ thể, sau khi bị suy nhược do tác dụng phụ của thuốc.

Thậm chí có một thời gian cô còn tự nhận mình là người “lơ lửng”, một thuật ngữ chung dành cho những người bị nhiễm độc fluoroquinolone.

Ngay sau khi sức khỏe bình phục, cô đã bắt đầu tiến hành cuộc vận động nâng cao nhận thức về kháng sinh fluoroquinolone và thành lập trang web phổ biến toàn cầu có tên floxiehope.com.

Cô nói: “Việc tiến hành cuộc vận động và xây dựng trang web là cách giúp tôi biến những gì đáng sợ nhất đã từng xảy ra với mình trở thành một điều tốt đẹp và có ích hơn”.

Mặc dù không thể phủ nhận rằng thuốc kháng sinh có thể cứu vớt mạng sống của con người, nhưng những người như Bloomquist chỉ muốn giới hạn đơn thuốc fluoroquinolones trong các tình huống khẩn cấp khi không có sự thay thế khả thi.

Nhưng thực tế cho thấy, bất chấp quyết định của FDA trong việc dán nhãn loại thuốc này như là liều kháng sinh sau cùng, thì tỷ lệ người sử dụng nó bên ngoài các bệnh viện ở Mỹ vẫn còn rất cao (các các báo cáo cho hay).

Bên cạnh đó, Bayer – Nhà sản xuất thuốc Cipro cũng nói với Al Jazeera rằng: “Cipro® (ciprofloxacin) và Avelox® (moxifloxacin) là 2 loại thuốc quan trọng thuộc nhóm kháng sinh fluoroquinolone. Nhiều năm qua chúng đã được sử dụng để điều trị một loạt các căn bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả những căn bệnh nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng con người”.

Được biết, công ty này vốn là bị đơn của hàng loạt vụ kiện liên quan đến fluoroquinolones tại Mỹ. Đại diện của đơn vị cũng cho biết thêm: “Bayer tin rằng nhãn sản phẩm hiện tại của ciprofloxacin và moxifloxacin đã được thông qua, phản ánh chính xác hồ sơ nguy cơ của cả 2 loại thuốc trong các chỉ định được phê duyệt về sự an toàn. Và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý trong vấn đề này”.

Quay trở lại vương quốc Anh, theo chương trình thẻ vàng đã có 5.066 bệnh nhân được báo cáo đang phải chịu những tác dụng phụ tiêu cực khi dùng Cipro. Con số này được thống kê trong khoảng thời gian từ giữa năm 1986 đến nay.

Riêng đối với Pyne, anh dành phần lớn thời gian của mình để tìm câu trả lời cho chính bản thân mình. Và mặc dù có nhiều báo cáo nói về trường hợp những người đã lấy lại được toàn bộ thể lực, nhưng anh tin rằng mình sẽ không thể nào chữa lành những tổn thương về thể chất trong thời gian ngắn.

Trong dáng vẻ chán nản, anh nói: “Tại thời điểm này, tôi không thể nhìn thấy những dấu hiệu phục hồi của bản thân. Nhưng tôi đang cố gắng chấp nhận tình trạng sức khỏe ở một mức độ nào đó… Một sự thật đáng buồn là có thể một số người sẽ không bao giờ bình phục một cách hoàn toàn như trước khi nhiễm độc. Và bạn có biết họ đã nói gì không? Đó là hi vọng sẽ giết chết bạn”.

>>> 3.000 “phiền não” ẩn giấu trong mái tóc

>>> Rau họ cải: Điều trị ung thư hiệu quả hơn hóa trị, xạ trị

Tú Văn, theo Al Jazeera

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng