Cả thuyền gặp nạn, ông lão ngã xuống nước gặp may vì đã làm việc đại thiện này

Ông lão đã lên thuyền nhưng đột nhiên bị đánh cho rơi xuống nước. Sau đó không lâu, con thuyền gặp nạn, toàn bộ người trên thuyền đều tử vong. Nghe xong chuyện ông lão kể, ai nấy đều bảo ông được thần linh che chở vì đang đi làm một việc đại thiện.

Người lương thiện, phúc chưa đến nhưng họa đã tự rời xa. (Ảnh qua Pinterest)

Ông lão bị đánh rơi xuống nước, tưởng họa hóa phúc

Tôi có một trang viên ở phía nam thành phố Thương Châu, tên là Thượng Hà Nhai, hiện đã được bán cho người khác. Trước đây trong trang viên có 5 tòa nhà, đứng trên lầu có thể nhìn bao quát ra sông Vệ Hà, thấy những chiếc thuyền ngược xuôi đi lại trên sông. Tòa lầu của tôi và tòa lầu của ông ngoại đều là những địa điểm đẹp để ngắm cảnh.

Một ngày nọ, tôi đẩy cửa sổ nhìn về phía nam, thấy hàng chục nam nữ già trẻ đang lên một chiếc đò. Người lái đò tháo dây neo và con đò dần rời khỏi bờ. Đột nhiên, có một ông lão đã lên đò nhưng bị người khác đánh cho một quyền, rơi xuống chỗ nước nông gần bờ, quần áo giầy dép đều ướt sũng. Ông lão vùng vẫy đứng dậy định la mắng, thì chiếc đò đã căng buồm chạy xa.

Lúc bấy giờ, sông Vệ Hà nước dâng cao, sóng cuồn cuộn dữ dội. Bỗng nhiên, một chiếc thuyền chở lương thực từ thượng nguồn đột ngột lao xuống, nhanh như một mũi tên, đâm sầm vào khiến con đò vỡ vụn. Toàn bộ hàng chục người trên đò đều tử nạn, chỉ có ông lão rơi xuống vùng nước nông cạnh bờ là sống sót.

Ông lão vốn đang giận dữ liền thay đổi sắc mặt, chắp tay niệm Phật. Mọi người trông thấy cảnh tượng cũng tụm lại hỏi ông định đi đâu. Ông lão kể: “Hôm qua nghe tin một người em họ bán con dâu nuôi từ bé đi làm thiếp cho người ta với giá 20 lạng bạc, hẹn hôm nay sẽ viết khế ước bán thân. Ta vội vàng cầm cố ruộng đồng nhà cửa, chạy vạy gom góp khắp nơi, muốn dùng tiền để chuộc đứa trẻ lại”.

Mọi người đồng thanh: “Có vẻ cú đánh này là do thần linh sai khiến”. Bởi ông đang chuẩn bị làm một việc đại thiện nên đã tránh được tai ương. Ai nấy đều mừng cho ông lão, rồi thúc giục người lái đò nhanh chóng đưa ông qua sông cho kịp chuộc lại đứa trẻ.

Lúc đó tôi mới 10 tuổi, nghe nói ông lão quê ở Triệu gia trang, tiếc là tôi không hỏi tên ông. Chuyện xảy ra vào năm Ung Chính thứ 11 (1733).

Bà vợ cả của ông ngoại tôi cũng kể một chuyện tương tự. Năm Ung Chính thứ 2 (1724) và thứ 3, một người ở Thương Châu đã ép em dâu tái hôn và bán 2 cháu gái của mình vào thanh lâu, hàng xóm láng giềng ai ai cũng bất bình phẫn nộ. 

Một hôm, người này mang theo rất nhiều tiền, xuôi theo thuyền lớn đến Thiên Tân bán đậu xanh. Chiều tối thuyền đậu ở bờ sông, ông ta ngồi trên mạn thuyền buông 2 chân xuống rửa chân. Bỗng một chiếc tàu chở muối ở bờ tây bị đứt dây neo trôi ngang qua. Thành hai con tàu cọ vào nhau, khiến cơ và xương từ đầu gối của ông ta trở xuống bị vỡ nát, như thể bị cắt bởi một cái rìu. Ông ta đau đớn rên rỉ mấy ngày rồi qua đời.

Một người hầu của bà cả nghe được chuyện này liền chạy đến nói với bà: “Gặp phải thảm họa như vậy, thật là chuyện kỳ lạ”. 

Nhưng ngoại tổ nghe xong, chậm rãi nói: “Chuyện này không có gì lạ, nếu ông ta không gặp tai họa thì mới là chuyện bất thường”. 

Ma quỷ từ người mà ra 

Chú ruột của tôi là Mai Am Công từng kể: Hoài trấn có một hộ gia đình, trong nhà có 5 gian trống, hợp thành một khoảng sân kín để chứa đồ lặt vặt. Trẻ nhỏ thường tụ tập ở đây vui chơi, chạy nhảy gây ồn ào. Chủ nhà bèn khóa cửa sân lại, nhưng bọn trẻ vẫn lẳng lặng trèo qua bức tường thấp để vào. Chủ nhà sau đó đã viết một mảnh giấy dán lên cửa với nội dung: “Căn phòng này là nơi ở của Hồ ly, không được quấy rầy!”

Tại nhiều ngọn núi ở tỉnh Phúc Kiến, đã lưu truyền rất nhiều câu chuyện về hồ ly tinh.
Ma quỷ nhiều khi là do con người tự chiêu mời mà đến. (Ảnh: Pixabay)

Kỳ thực, chủ nhà chỉ muốn dùng cách này để dọa bọn trẻ. Tuy nhiên vài ngày sau, ban đêm ông nghe thấy ngoài cửa sổ có người nói: “Cảm ơn chủ nhân đã gọi. Nô tài đã chuyển đến và từ nay sẽ canh giữ sân này cho chủ nhân”.

Từ đó về sau, chỉ cần ai bước vào sân này liền bị gạch ngói tấn công. Ngay cả đám gia nhân nhỏ tuổi vận chuyển đồ linh tinh cũng không dám đi vào. Sau này, ngôi nhà do lâu ngày không được sửa chữa nên bị sập. Lúc đó, hồ ly mới bỏ đi. Quả đúng như câu nói ma quỷ là do con người chiêu mời mà đến.

Tác giả: Tử Quân

Hồng Liên biên dịch

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"