Bước tiến mới trong khoa học: Ứng dụng trực giác trong nghiên cứu

10/08/15, 09:15 Bí ẩn, Khoa học, Tri thức

Chúng ta thường cho rằng trực giác là một khái niệm mập mờ và trừu tượng còn khoa học thì rõ ràng, hữu hình và có căn cứ? Tuy nhiên, hai “phương thức nhận biết” tưởng như trái ngược nhau lại có khả năng kết hợp với nhau. Theo Tiến sĩ William H. Kautz: Tương lai của khoa học sẽ dựa vào đó.

William-Kautz-674x450
Tiến sỹ William H. Kautz. Hình bên: Từ “Science” trong một quyển từ điển (Firebrand Photography/iStock).

Tiến sĩ Kautz nhận bằng Tiến sỹ khoa học (Sc.D.) từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vào năm 1951, và tiến hành nghiên cứu khoa học máy tính tại Viện nghiên cứu Stanford International (SRI) trong 34 năm, cùng với các công trình nghiên cứu khác trong lĩnh vực địa vật lý, y tế, hoá học và các ngành khoa học xã hội. Năm 1977, ông thành lập Trung tâm Trực giác ứng dụng, một tổ chức ở San Francisco thực hiện các nghiên cứu về bản chất của trực giác và ứng dụng của nó trong nhiều lĩnh vực khoa học.

Khoa học đang trải qua một quá trình tái sinh – các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra phương thức đưa tâm thức của họ vào trong đó”, Tiến sĩ Kautz nói, ông phá lên cười trước ‘nghịch lý’ này. “Đó là cố gắng khám phá vấn đề chủ quan bằng phương thức khách quan”.

Tiến sĩ Kautz là một “nhà khoa học khá cứng nhắc” khi ông bắt đầu sự nghiệp của mình. Người vợ thích khám phá của ông đã mở ra những chân trời cho ông, giới thiệu ông với các chuyên gia ngoại cảm, những người có thể nói với ông những điều mà bản thân ông chưa bao giờ nói với bất cứ ai – những người có thể trả lời câu hỏi mà ông chưa hề nêu ra. Những “khoảnh khắc aha”, như ông mô tả cuộc gặp gỡ của ông với những người như vậy, dẫn ông đến hành trình tìm kiếm một vị trí cho trực giác trong khoa học. “Hay đúng hơn là, tôi đã tìm được một nơi cho khoa học trong trực giác”, ông nói.

Trực giác là gì?

Trực giác là một phương thức khác để nhận biết”, Tiến sĩ Kautz nói. “Nó cũng được gọi là nhận biết thiên bẩm”. Khi linh tính (trực giác) mách bảo bạn một điều gì đó, ông nói: “Bạn thường chối bỏ nó ngay lập tức – một sự thật đột ngột có thể khiến bạn phải khó chịu – nhưng đôi khi nó xuất hiện trong tâm trí bạn và bạn chỉ đơn thuần là biết về nó: không chất vấn, cũng không nghi ngờ. Đó là phương thức hoạt động của trực giác”.

Trực giác là gì? Đó là khả năng con người có được kiến ​​thức trực tiếp, không cần sử dụng đến lý trí, cảm nhận, hoặc bộ nhớ theo ý nghĩa thông thường của nó”.

Khi được hỏi trực giác đến từ đâu, Tiến sĩ Kautz trả lời:

“Thế sự tử tế thì đến từ đâu? Bạn sinh ra với nó, nó là một phần của con người”.

Khủng hoảng trong khoa học, nhu cầu phải thay đổi

Có nhiều dấu hiệu cho thấy tâm thức (mang tính chủ quan) đóng một vai trò quan trọng trong các thí nghiệm khoa học vật chất (các sự kiện khách quan). Sự xuất hiện của cơ học lượng tử đã chỉ ra rằng phương cách đo đạc với sự hiện diện của ý thức có tác động vật lý lên những gì được đo đạc. Cơ học lượng tử cũng cho thấy một cái gì đó sai sót về cơ bản trong quan điểm khoa học của chúng ta nói chung.

Năm 1999, Brian Greene viết trong cuốn sách được đề cử giải Pulitzer “The Elegant Universe” (Vũ trụ tuyệt mỹ): “Dù được đưa ra cùng một lúc nhưng thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử lại không thể cùng đúng. Hai lý thuyết cơ bản đặt nền tảng cho tiến bộ to lớn của vật lý học trong suốt hàng trăm năm qua, giải thích được sự giãn nở của các tầng trời và cấu trúc cơ bản của vật chất, lại xung khắc nhau”.

Khi các nhà khoa học tìm kiếm một “Lý thuyết vạn vật” để có thể dung hòa sự xung khắc này, Tiến sĩ Kautz nhận thấy mình cần phải có bổn phận thúc đẩy nền khoa học tiến về phía mà ông cảm thấy đó có thể là phương thức tiếp cận toàn diện hơn – sử dụng trực giác. Điều này có thể cho phép chúng ta khám phá những lĩnh vực chủ quan và phi vật chất bằng phương tiện khách quan.

Trong thế kỷ 17, các nhà ngoại cảm và kiến thức về trực giác của họ đã bị bác bỏ bởi phương pháp khoa học của Sir Francis Bacon. Giờ đây, Tiến sĩ Kautz cho thấy trực giác có thể có lợi thế rất lớn nếu được thêm vào phương pháp khoa học. Ông bắt đầu bằng cách sử dụng trực giác để tìm câu trả lời cho một số câu hỏi mà khoa học chưa thể trả lời. Sau đó, ông sử dụng phương pháp xét nghiệm khoa học thông thường để xác minh những kiến ​​thức thu được thông qua trực giác.

Sử dụng trực giác để hiểu về động đất

Vào cuối những năm 1970, Tiến sĩ Kautz tập họp tám người có khả năng ngoại cảm mạnh mẽ. Ông phỏng vấn họ một cách độc lập để tìm hiểu xem làm thế nào con người có thể dự đoán những trận động đất một cách tốt hơn. Những người này xuất thân từ bộ phận công chúng nói chung, chứ không phải là các nhà khoa học.

Ông tổng hợp các câu trả lời nhất quán về những dự báo động đất và lưu trữ vào một văn bản gọi là đồng thuận. Năm 2012, ông xem xét lại văn bản đồng thuận và viết một bài báo công bố trong ấn bản mùa thu của tạp chí Khám phá khoa học, có tiêu đề: “Kích hoạt Động đất: Xác minh những kiến thức thu thập từ sự đồng thuận của Trực giác”.

Ông phát biểu trong bài báo rằng: “Xác minh lại sau 30 năm các phát hiện sử dụng khả năng trực giác, đối chiếu với những khám phá sau đó được báo cáo trong tạp chí địa vật lý chủ đạo, cho thấy rằng các chuyên gia ngoại cảm đã cung cấp những thông tin mới lạ, có ý nghĩa, và chính xác một cách lạ lùng về những dấu hiệu cảnh báo động đất và các yếu tố có liên quan”.

Ví dụ, các nhà ngoại cảm gợi ý tìm kiếm các dấu hiệu dự báo từ tầng trên khí quyển và điện ly, một khái niệm lạ thường đối với các nhà địa chấn học vào thời điểm đó. Nhưng trong những năm 1980, các vệ tinh tân tiến đã phát hiện một vài dấu hiệu cảnh báo như vậy ở các tầng nêu trên và xảy ra trước những trận động đất lớn một chút. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu (bao gồm các nhà khoa học NASA) đã điều hành một số chương trình giám sát để tìm kiếm những dấu hiệu ở tầng điện ly, nhiệt và điện từ bằng cách sử dụng các vệ tinh và các phương tiện khác.

Pierre-Richard Cornely, một kỹ sư điện tại Đại học Eastern Nazarene ở Massachusetts, trình bày nghiên cứu mới cùng những phát biểu như sau tại cuộc họp thường niên năm 2014 của Hiệp hội Địa Vật lý Mỹ. Theo tạp chí Trái đất, Cornely tìm thấy hoạt động điện từ khí quyển khác thường được ghi lại bởi vệ tinh ở phía trên Haiti dẫn đến trận động đất cường độ 7 richter đã tàn phá thủ đô Haiti vào ngày 12 tháng 1 năm 2010. Cornely hy vọng sử dụng một mạng lưới GPS tại Haiti để thu thập dữ liệu mật độ electron, từ đó có thể phát hiện những sự gia tăng ứng suất trước những trận động đất tương lai.

Sử dụng trực giác để khôi phục Ngôn ngữ Ai Cập cổ đại

Chữ tượng hình Ai Cập.

Vào những năm 1930, Ivy Carter Beaumont, một giáo viên ở Anh, đã nói một loại ngôn ngữ khác thường, và sử dụng nó rất nhiều. Cô cho rằng đó là ngôn ngữ Ai Cập cổ đại, mặc dù nhà Ai Cập học tại London phủ nhận loại ngôn ngữ này tại thời điểm đó – họ phủ nhận điều này đến mức họ không tiến hành nghiên cứu sâu thêm về loại ngôn ngữ này.

Tiến sĩ Kautz đào sâu các nghiên cứu ban đầu, trong đó có 44 quyển sổ ghi chép chứa đầy các phiên âm ngữ âm và bản ghi âm bài phát biểu của cô Ivy. Ông cũng xem xét các bản ghi âm cuộc trò chuyện giữa cô với một nhà Ai Cập học nghiệp dư. Người này đã chèn thêm nguyên âm của cô vào một vài chục mẫu văn bản Ai Cập để anh có thể đối thoại với cô.

Các văn bản chữ viết Ai Cập trên các di tích cổ xưa và trong các văn bản không có các nguyên âm này, nên không ai biết ngôn ngữ thất truyền này phát âm như thế nào. Nhưng Beaumont hoàn toàn hiểu những gì nhà Ai Cập học đó nói với cô sau khi ông chèn nguyên âm của cô vào, điều đó cho thấy cô thực sự có thể nói tiếng Ai Cập cổ đại, Tiến sĩ Kautz giải thích.

Các bài kiểm tra chi tiết hơn được Tiến sĩ Kautz thực hiện đã xác nhận ngôn ngữ của Beaumont và ngôn ngữ viết trên các di tích là giống nhau.

Trường hợp này là một thực nghiệm khá thuyết phục”, tiến sĩ Kautz nói. “Đây thực sự là một câu hỏi hóc búa: làm thế nào bạn tích hợp khả năng bẩm sinh mà con người có – tức là khả năng ngoại cảm – vào khoa học hiện đại vốn đang hoạt động theo một cách khác hơn nhiều? Chúng ta đều biết rằng bất kỳ thay đổi nào trong khoa học sẽ phải mất rất nhiều thời gian vì bạn phải thuyết phục rất nhiều người và rất nhiều niềm tin phải thay đổi. Vì vậy, những gì chúng tôi đang làm là phải có căn cứ, để có thể đối chất với lối suy nghĩ dè dặt cẩn trọng, với tính thực nghiệm của khoa học”.

Theo Vietdaikynguyen

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng