Bốn lần chuyển sinh vào đời Tống (P.3): Đời người bi tráng thoảng qua như chén rượu

16/11/19, 09:06 Khám phá sinh mệnh

“Bốn lần chuyển sinh vào đời Tống” là những hồi tưởng của tác giả về những kiếp sống trước của mình. Con người phải trải qua vô vàn kiếp luân hồi chuyển thế, đây là điều vô cùng chân thực.

Tiếp theo phần 2.

Lần chuyển sinh thứ 3: Lương Sơn Bạc, Lý Quỳ (1089-1121)

Bốn lần chuyển sinh vào đời Tống (P.3): Đời người bi tráng thoảng qua như chén rượu - ảnh 1
Lý Quỳ.

Tử Vân sau khi chết chuyển sinh ngay vào năm đó, đầu thai vào một gia đình bần cùng, họ Lý, tên Quỳ. Lần chuyển sinh này dung mạo xấu xí, nhưng sức khỏe hơn người, hay gây chuyện sinh sự, cha mẹ mất sớm, càng không có ai quản thúc. Thấy chuyện bất bình là không tha, nên thường bị người ta tìm đến nhà. Năm 22 tuổi, vì việc bất bình mà đã đánh chết cả mạng người, nên phải sống lang thang bên ngoài, gặp được Tống Giang, sau khi kết bái huynh đệ thì lên Lương Sơn Bạc. Vì chiến đấu rất dũng mãnh nên thường làm tiên phong. Binh khí được trời cao chiếu cố, lưỡi đao loang loáng sắc bén xông pha trận mạc nhưng không hại người vô tội.

Quân khởi nghĩa Lương Sơn sau khi nhận được thư chiêu an, dưới sự chỉ huy của Tống Giang, phía Bắc đánh dẹp quân Liêu, phía Nam đánh dẹp quân Phương Lạp, Nam chinh Bắc chiến, lập được rất nhiều chiến công hiển hách. Nhưng trong triều, Cao Cầu mang tâm tật đố, tìm cơ hội hãm hại, đã bỏ thuốc độc vào trong ngự tửu mà Hoàng thượng ban thưởng cho Tống Giang. Tống Giang uống xong, biết rằng trong rượu có độc, sợ Lý Quỳ sẽ tạo phản sau khi mình chết mà dẫn đến tai ương cho các huynh đệ, nên gọi Lý Quỳ tới, cùng anh ta uống rượu, nói thực tình với anh ta rằng: “Kiếp này không thể làm huynh đệ được nữa, nguyện kiếp sau lại được kết duyên, sẽ chăm sóc anh tốt hơn.” (Vì lời hứa này mà sau này Tống Giang ở Anh Quốc chuyển sinh thành dì của tôi).

Sau khi Lý Quỳ ra về, rượu độc đã dần dần phát tác, trong tim Lý Quỳ đau đớn vật vã, như những cơn sóng ập đến hết trận này đến trận khác, khi độc tính ngấm vào đến tim, tim như thể bị lưỡi đao xoắn lại, anh ta chết trong đau đớn cùng cực. Khi đó anh 32 tuổi.

(Giải thích: sau này tôi đã từng hóa thân là một nữ nhà văn nổi tiếng ở Anh Quốc, tên là Charlotte Brontë, những người sống trong thời Lương Sơn Bạc gồm có Tống Giang, Lâm Xung, hòa thượng Lỗ Chí Thâm trong lần chuyển sinh đó đã trở thành dì, mẹ, và em gái thứ năm của tôi – Maria Brontë).

Chuyển sinh lần thứ 4: Binh sỹ của quân Nhạc Gia, Chương Mãnh (1121-1157)

Sau khi Lý Quỳ chết, cùng năm đó lại chuyển sinh vào một hộ gia đình nông dân, tên là Chương Mãnh, sinh ra đã mũi thẳng miệng vuông, tướng mặt đường đường, từ nhỏ đã thích võ thuật. Khi đó chính quyền Bắc Tống bị quân Kim tiêu diệt hoàn toàn. Triệu Cấu thiết lập chính quyền ở phía nam, xưng là Nam Tống. Quân Kim ở Trung Nguyên giết chóc, đốt phá, cướp đoạt, không từ một tội ác nào. Tướng lĩnh trong chính quyền Nam Tống thành lập quân đội chiếm lại đất đai bị mất. Chương Mãnh từ biệt người vợ mới cưới chưa được bao lâu để tham gia vào quân Nhạc gia, năm đó anh 17 tuổi.

Chủ soái Nhạc Phi là người có võ nghệ cao cường, sống vì mọi người, tính tình chính trực, luôn quan tâm đến binh sỹ. Đội quân Nhạc Phi chiến đấu dũng mãnh, kỷ luật nghiêm minh, khiến cho quân Kim chỉ nghe đến đã hoang mang. Bách tính rất hoan nghênh đội quân này. Vào lúc quân đoàn của Nhạc gia hùng mạnh, lên đến 20 vạn người, đã kinh qua mười mấy năm chiến đấu, luôn luôn bảo trì lực lượng chiến đấu dồi dào, thật là hiếm thấy.

Quân của Nhạc Phi lúc đương thời là lực lượng chủ yếu chống lại quân Kim, liên tục thu hồi lại được đất đai bị mất. Năm 1140 diễn ra một chiến dịch trứ danh gọi là “Đại thắng lợi ở Yển Thành”. Trận chiến này là trận đọ sức giữa đội quân do chủ soái Nhạc Phi dẫn đầu với quân Kim do Kim Ngột Thuật cầm đầu. Binh khí của quân Kim là áo giáp sắt và quải tử ngựa (ngựa có khả năng quay đầu nhanh chóng), chúng rất coi thường quân của Nhạc gia. Quân áo giáp sắt là đội kỵ binh chủ lực, đầu đội mũ giáp sắt hình tháp, thân mặc áo giáp sắt, trên ngực ngựa cũng choàng giáp sắt, đó là đội quân xông trận chính.

Đội quải tử ngựa là đội kỵ binh mỏng, phân bố đều ở hai bên. Khi tác chiến, đội áo giáp sắt đi tiên phong, tiến về phía trước mà càn quét sạch, quải tử ngựa ở hai bên cánh phối hợp. Chủ soái Nhạc Phi bày kế sách để đối đầu với thế trận này. Mỗi một đại khiên do hai binh sỹ phối hợp cầm, đại khiên được chế tạo rất đặc biệt, to gấp đôi so với khiên bình thường. Mặt sau của đại khiên hai bên có hai tay nắm bên trên và dưới, hai binh sỹ mỗi người giữ một tay nắm, binh sỹ giữ tay nắm phía trên thì tay trái cầm một đại đao dùng để chặt đầu người, binh sỹ giữ tay nắm phía dưới thì tay phải cầm song đao lưỡi cong dùng để chặt chân ngựa. Đối sách của Nhạc Phi đã phá được đội hình áo giáp sắt của quân Kim.

Để tiêu diệt quân quải tử ngựa, binh sỹ được trang bị cây thương dài, đầu cây thương có cái móc, gọi là thương móc ngựa, làm ngã quải tử ngựa. Trong chiến thắng ở Yển Thành, tôi với Lý Tề hợp tác, đội quân khi đó là đội quân tinh nhuệ nhất, do Nhạc Vân (con trai của Nhạc Phi) chỉ huy. Do đó, quân Kim nghe đến quân của Nhạc gia là đã sợ thất kinh, bởi lực lượng chiến đấu của Nhạc gia quá hùng mạnh, không hề ham sống sợ chết. Chủ soái nhiều lần phái Nhạc Vân đem đội quân đi xuất kích, Nhạc Vân lập được nhiều chiến công, nhưng chủ soái không ghi nhận, mà chỉ ghi nhận các tướng lĩnh khác. Mỗi lần chiến dịch kết thúc, chủ soái đích thân đi hỏi thăm binh sỹ.

Tôi còn nhớ được một sự kiện nhỏ thế này: Một lần sau một chiến dịch, bàn tay của tôi bị đau, không điều khiển được tốt, đang lúc vẩy vẩy tay thì gặp chủ soái đi ngang qua, đích thân tới thăm hỏi, làm tôi cảm động không thôi.

Bốn lần chuyển sinh vào đời Tống (P.3): Đời người bi tráng thoảng qua như chén rượu - ảnh 2
Nhạc Vân, con trai của Nhạc Phi.

Dân chúng vô cùng ủng hộ đội quân của Nhạc gia, thường mang đồ ăn tới để ăn mừng chiến công. Sau khi chiếm lĩnh được một thành trì, dân chúng ra xếp hàng hai bên đường để hoan nghênh, có khi còn giơ hương án, có khi còn quỳ bái không đứng dậy. Hồi tưởng lại những năm đó, nước mắt tôi không khỏi dâng đầy khóe mắt.

Trong đại thắng lợi ở Yển Thành, quân Kim một lần nữa hiểu được “phá núi thì dễ, phá đội quân Nhạc gia thật khó!” Kim Ngột Thuật đã khóc nức nở mà thối lui, quân Nhạc gia thừa thắng chiếm lĩnh được rất nhiều thành trì, mở rộng bờ cõi, chủ soái hô hào: “Tiến đánh phủ Hoàng Long (kinh đô nhà Kim) xong, cùng chư quân thỏa thích uống rượu”. Nhưng Cao Tông Triệu Cấu, bị Tần Cối xúi bẩy, sợ rằng nghênh đón hai vị vua Huy Tông và Khâm Tông trở về rồi sẽ bị mất đế vị, cuối cùng liên tiếp gửi đi 12 đạo Kim Bài thúc giục Nhạc Phi hồi binh. Ngày hồi binh, tiếng khóc của bách tính làm chấn động không gian, có một số người còn đi theo đội quân xuống phía Nam. Tần Cối vẫn không từ bỏ tâm địa gian trá, hãm hại Nhạc Phi, khép vào tội danh “không cần có” mà sát hại Nhạc Phi.

Sau khi Nhạc Phi chết, tinh thần của đội quân Nhạc gia rất đau thương, trong đau buồn phẫn nộ không ít người giận dữ, muốn báo thù cho Nhạc nguyên soái. Có người muốn ám sát Tần Cối, định mặc y phục bịt mặt đi trong đêm tối, nhưng bị người khác ngăn lại, tận tình khuyên giải: “Vì tiếng tăm tài năng của chủ soái là ‘tinh trung báo quốc’, không thể vì dũng khí nhất thời được, người đời sau sẽ tự lý giải được”. Rất nhiều người chỉ có thể nhẫn nhịn mà ngậm lệ xót thương.

Gió cuốn mây tan, cảnh tượng ở phương Bắc hừng hực, quân Kim ở phương Bắc uống rượu ca hát, ăn mừng vì không còn đối thủ. Năm 1141, triều đình Nam Tống ký hiệp ước với nhà Kim, ranh giới bắt đầu từ sông Hoài ở phía Đông cho tới cửa ải Đại Tản ở phía Tây, phía Nam quy về nhà Tống quản, phía Bắc quy về nhà Kim quản. Một vở kịch lớn oanh liệt đã kết thúc bằng một giai điệu buồn.

Sau này đội quân Nhạc gia bị triều đình giải tán dần, không ít binh sĩ vì điều này mà uất ức đến bạc tóc.

Khi còn nhỏ ở nhà tôi có treo bức tranh về đội quân Nhạc gia, khi đó tôi vô cùng ngưỡng mộ Nhạc Phi. Một lần, nghe bài hát “Dòng sông máu”, vừa nghe tôi đã cảm giác thân thể chấn động tầng tầng, khiến tôi nhớ lại cảm xúc hơn 800 năm trước. Giờ đây tôi biết rằng hết thảy các cảm xúc đều không phải là vô duyên vô cớ. Ví như, với Tần Cối là sự thống hận, với quân Kim là sự phẫn nộ vì việc sát hại dã man dân chúng, và đối với Lương Hồng Ngọc, phu nhân của Hàn Thế Trung là sự ca ngợi. (Trong những năm Hàn gia tác chiến, Lương Hồng Ngọc đánh trống trợ trận).

Hơn nữa, tôi còn phát hiện rằng, trong cuộc khởi nghĩa của đội quân Lương Sơn Bạc thời kỳ Bắc Tống, có không ít người sau khi chết trận lại luân hồi chuyển sinh tham gia vào đội quân Nhạc gia trong thời Nam Tống. Mà hiện nay cũng không ít người giống như tôi đang tu luyện Phật Pháp, cũng có không ít người kết duyên với tôi, ví dụ như hai anh trai của tôi đều từng là binh sĩ của quân Nhạc gia.

Chính là để nói: Một ca khúc bi tráng chỉ thoảng qua như một chén rượu, một thời anh hùng hào khí còn vang mãi.

Ngoái đầu nhìn lại bốn lần chuyển sinh của mình, trong tâm tôi không khỏi khởi lên rất nhiều cảm xúc: ba đời trước chỉ sống được 32 tuổi, rồi vội vàng luân hồi, giống như một màn kịch diễn nhanh vậy, mau chóng chuyển sinh, màn kịch cuối cùng đã hạ xuống để chuẩn bị cho màn kịch lớn khai diễn.

Bốn lần chuyển sinh vào đời Tống (P.3): Đời người bi tráng thoảng qua như chén rượu - ảnh 3
Một ca khúc bi tráng chỉ thoảng qua như một chén rượu, một thời anh hùng hào khí còn vang mãi. (Ảnh: sohu)

Đối với một nhân vật lịch sử nào đó, hoặc một sự kiện lịch sử nào đó, nếu chúng ta có cảm giác chấn động xuất phát từ sâu thẳm trong tâm hồn, hoặc lâu lâu vẫn lẩn quất trong tâm, vậy rất có thể bạn và nhân vật hoặc sự kiện đó là có quan hệ, hoặc cũng có thể là bạn với người đó đã cùng tham gia sự kiện, hoặc là nhân vật đó trong lịch sử đã có duyên phận rất thâm sâu với bạn, hoặc cũng có thể nhân vật đó chính là một vai diễn mà bạn đã từng diễn trong lịch sử.

Khi bạn đi qua một nơi mà từ trước tới nay chưa từng đi qua, nếu có một loại cảm giác quen quen mờ mờ nào đó, hoặc như hưng phấn, hoặc như chua xót khổ sở, thì nơi đó rất có thể là bạn ở trong một lần sinh nào đó đã từng đi qua nơi này, tình này cảnh này, gợi lên từ nơi sâu thẳm trong tâm hồn bạn hồi ức về lịch sử xa xưa.

(Hết)

Theo Chánh Kiến Net

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?