Bốn lần chuyển sinh vào đời Tống (P.1): Quý phi Thục Nhã

“Bốn lần chuyển sinh vào đời Tống” là những hồi tưởng của tác giả về những kiếp sống trước của mình. Con người phải trải qua vô vàn kiếp luân hồi chuyển thế, đây là điều vô cùng chân thực.

Bốn lần chuyển sinh vào đời Tống (P.1): Quý phi Thục Nhã - ảnh 1
(Ảnh minh họa: weibo)

Tác giả cũng là nhân vật trong câu chuyện luân hồi này là một người tu luyện Phật Pháp. Sau khi bước vào tu luyện, trí huệ của cô không ngừng được khai mở. Trong những lần thiền định, cô đã nhìn thấy được các kiếp sống trước của mình. Nhìn thấy quá khứ của bản thân trong những kiếp chuyển sinh ấy, có khi bình lặng, có khi trắc trở sóng gió, có khi trải qua cuộc đời rất bi tráng, khiến cô không khỏi xúc động.

Trong thời kì Bắc Tống và Nam Tống, có rất nhiều câu chuyện cảm động lòng người, tác giả cũng đã từng chuyển sinh vào thời gian ấy.

Dưới đây là ký ức về “bốn lần chuyển sinh vào đời Tống” được tác giả nhìn thấy và kể lại.

Chuyển sinh lần thứ 1: Quý phi Thục Nhã (1023-1055)

Năm 1023, đúng vào thời kì Tống Nhân Tông, triều Bắc Tống, tôi sinh ra trong một gia đình quan lại giàu có, là con gái của đại thần Tống Hòa (sau này làm đến quan Thượng thư), tên là Thục Nhã, từ nhỏ thông minh lanh lợi, cầm kỳ thi họa đều giỏi. Khi còn nhỏ, cha mẹ đã mời một tiên sinh tới để đoán mệnh cho tôi. Khi đó cha mẹ đưa ngày sinh tháng đẻ của một nha hoàn, của tôi và của hai anh trai tôi cho tiên sinh đoán mệnh. Tiên sinh phán rằng trong số bốn ngày sinh tháng đẻ này thì tôi sau này sẽ đại phú đại quý.

Sau đó quả nhiên đã ứng nghiệm. Năm 17 tuổi, tôi được chọn vào cung, bởi vì tính tình thanh cao điềm đạm, không tranh giành ân sủng, nên được Hoàng đế rất sủng ái, phong là Quý phi, ở trong Hoàng cung sống một cuộc đời thư thái yên bình.

Trong lần chuyển sinh đó sống bên cạnh Hoàng đế, tôi đã chứng kiến một chuyện đại sự, đó là Hoàng đế đã tìm được mẫu thân của mình.

Mọi người có thể đã từng nghe về câu chuyện “Ly miêu tráo đổi Thái tử”, kỳ thực đó không phải là một câu chuyện hư cấu, mà là sự thật. Đó là câu chuyện có thật vào thời kỳ tiên đế Tống Chân Tông.

Trong các vợ của vua có Lưu Quý phi và Lý Quý phi cùng lúc mang thai, Lưu Quý phi là người rất thông minh, còn Lý Quý phi tính tình đôn hậu. Tiên Hoàng nói, ai sinh con trai thì sẽ lập người đó làm Hoàng hậu. Trong hậu cung, Lưu phi và thái giám Quách Hòe bắt đầu chuẩn bị âm mưu: nếu Lý phi sinh ra con trai thì sẽ hoán tráo con ly miêu vào chỗ Thái tử, hãm hại Lý phi là đã sinh ra quái thai. Quả nhiên, Lý phi đã sinh con trai, kế hoạch trong hậu cung liền được triển khai như đã định.

Quách Hòe giao cho Khấu Châu giết Thái tử, nhưng Khấu Châu đã đưa Thái tử giao cho thái giám Trần Lâm, Trần Lâm lại đem Thái tử đưa tới phủ của Bát Hiền Vương. Đúng vào lúc phu nhân của Bát Hiền Vương đang lâm bồn, sinh hạ một bé gái, nên nói cho bên ngoài rằng đã sinh ra song sinh long phượng, nhận Thái tử làm con của mình. Khi đó Lưu phi cũng sinh một bé gái. Lưu phi và Quách Hòe nghi ngờ Khấu Châu không giết chết Thái tử, Khấu Châu một mực nói dối rằng Thái tử đã chết. Để Lưu phi và Quách Hòe không hoài nghi nữa, Khấu Châu đã đập đầu vào cột trụ mà chết.

Lý phi bị đưa vào lãnh cung, sau này lưu lạc trong nhân gian, nếm trải nhiều khổ nạn, hai mắt không còn sáng nữa. Sau khi Hoàng đế Chân Tông băng hà, nhi tử của Bát Hiền Vương (cũng chính là Thái tử) lên ngôi, xưng là Hoàng đế Nhân Tông. Sau này, ông đã đem vụ án cũ ra xét xử, Lý phi được trở lại hậu cung, Lưu Thái hậu tự sát, Lý phi chính thức trở thành Thái hậu.

Bốn lần chuyển sinh vào đời Tống (P.1): Quý phi Thục Nhã - ảnh 2
Chữ tiếng Trung: “Ly miêu hoán thái tử”. (Ảnh: weibo)

Câu chuyện này đã được lưu truyền khá chân thực trong dân gian. Đôi khi tôi cũng thấy lạ vì sao trong dân gian có lưu truyền những chuyện như vậy, liệu có chân thực hơn những ghi chép trong lịch sử không? Đương nhiên có vài điều lịch sử không thích hợp để ghi lại. Vậy vì sao lại có thể lưu truyền lại, tôi cho rằng có thể có hai tình huống: một là, khi đó có người biết sự thật, miệng truyền miệng, rồi lưu truyền lại; hai là, trong lịch sử lâu dài cũng có các cao nhân biết thiên sự, đưa tình huống chân thực họ đã nhìn thấy được mà lưu truyền lại, trong quá trình lưu truyền ít nhiều cũng có những điều thêm bớt, nhưng đại thể là chân thực.

Trong xã hội nhân loại, điều gì nên được lưu truyền lại, cũng không phải là vô duyên vô cớ, đều là thiên ý an bài, nhằm lưu lại điều gì đó cho xã hội con người, hoặc muốn nhắc nhở con người một đạo lý nào đó.

Lý Thái hậu chịu đựng đại nạn này, nếm trải đủ khổ sở trong nhân gian, tính tình ngày càng trở nên thiện lương, thường khuyên nhủ Hoàng thượng chú ý tới các thống khổ của dân chúng. Thái hậu thường nói, Lưu phi quá trọng danh lợi, hại người lại hại bản thân, còn nói: “Ta và cô ấy thời trẻ bản tính rất giống nhau, cái gì mình thích thì muốn có bằng được”.

Đôi khi tôi đi vào trong cung để thỉnh an Thái hậu, khi có ít người, Thái hậu thường bảo tôi ngồi bên cạnh, kể cho tôi về những chuyện đã trải qua của mình, kể đến chuyện đau lòng, thì tôi cùng Thái hậu đều rơi lệ. Hoàng thượng có lần đã cười đùa với Thái hậu, nói: “Thục Nhã giống như con gái của mẫu hậu vậy”.

Vào lần chuyển sinh đó, cuộc sống của tôi đã rất bình yên, phú quý, nhưng cuộc đời lại ngắn ngủi, chỉ sống đến 32 tuổi, mắc bệnh viêm họng mà chết, để lại một người con gái tên là Tuyết Nhi. Những nhân vật nổi tiếng thời kì đó có Triển Chiêu, Bao Chửng, Công Tôn Sách, Phạm Trọng Yêm v.v…, hình tượng những nhân vật này trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử mà vẫn sống động cho đến ngày nay.

Nhân tiện ở đây tôi xin kể về việc mối quan hệ nhân duyên của Lý phi và Lưu phi trong các đời trước mà tôi nhìn thấy được:

Thời kì Tống Thái Tông, hàn lâm học sĩ Vương Chương Bình cưới chị họ làm vợ, tên là Vương Thúy Bình, sau khi kết hôn 5 năm mà vẫn chưa có con, Vương Chương Bình lại cưới thêm một tiểu thiếp, tên là Bạch Chỉ Bình. Thúy Bình nhờ được sủng ái nên kiêu ngạo, cậy bản thân là chính thất, lại có tâm đố kỵ rất mạnh, tìm mọi cách làm khó dễ Chỉ Bình, thường xuyên chỉ vì những lỗi rất nhỏ mà dùng gia pháp đối với Chỉ Bình. Có lúc lợi dụng chồng không có nhà, còn dùng roi đánh cô ấy, có khi còn bắt cô ấy quỳ xuống, liên tục lăng mạ phỉ báng, thậm chí còn thượng cẳng chân hạ cẳng tay.

Khi Chỉ Bình mang thai, Thúy Bình ngoài mặt đã kiềm chế hơn một chút, nhưng chiêu bài sử dụng lại càng thâm hiểm hơn: có lúc còn bỏ chất làm suy nhược khí huyết vào thuốc mà Chỉ Bình đang uống. Khi Chỉ Bình mang thai tháng thứ ba, một lần biết Chỉ Bình sắp đến thỉnh an mình, Thúy Bình bèn đổ một lớp dầu trơn ra sân, khiến Chỉ Bình trượt té ngã mà sảy thai. Chỉ Bình biết là do mưu kế của Thúy Bình, nên càng oán hận Thúy Bình, trong tâm nghĩ: “Chị đã làm cho cốt nhục của tôi phân ly, tôi sau này cũng làm cốt nhục của chị phân ly”.

Sau khi Chỉ Bình sảy thai nửa năm, Vương Chương Bình lại lấy thêm một tiểu thiếp, tên là Lục Lộ, cô ấy cũng phải chịu sự đè nén của Thúy Bình. Nhưng Lục Lộ không hay nhẫn nhịn như Chỉ Bình, thường xúi giục Chỉ Bình báo thù Thúy Bình, đôi khi còn bàn bạc với Chỉ Bình tìm cách báo thù, cuối cùng cả hai hợp sức dùng thạch tín hạ độc Thúy Bình.

Sau khi Thúy Bình chết, sức khỏe của Chỉ Bình bắt đầu không tốt, khí huyết hao tổn, không mang thai được nữa. Sau này Lục Lộ sinh được một bé trai, được Vương Chương Bình phong cho làm chính thất, ngày qua ngày như giễu cợt Chỉ Bình, Chỉ Bình cả ngày buồn bực không vui, gần 42 tuổi thì rời khỏi nhân thế.

Sau này Thúy Bình chuyển sinh thành Lý phi, Chỉ Bình chuyển sinh thành Lưu phi, Lục Lộ chuyển sinh thành Khấu Châu. Đúng như dân gian có câu ca: lòng người sinh một niệm, thiên địa tỏ tận tường; thiện ác nếu không trả, càn khôn tất tư tâm.

(Còn nữa)

Theo Chánh Kiến Net

 

 

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

    Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

    Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc