Bốn lần chuyển sinh vào đời Tống (P.2): Tử Vân – Người con gái bạc mệnh

13/11/19, 08:56 Khám phá sinh mệnh

“Bốn lần chuyển sinh vào đời Tống” là những hồi tưởng của tác giả về những kiếp sống trước của mình. Con người phải trải qua vô vàn kiếp luân hồi chuyển thế, đây là điều vô cùng chân thực.

Tiếp theo phần 1.

Bốn lần chuyển sinh vào đời Tống (P.2): Tử Vân - Người con gái bạc mệnh - ảnh 1
Tử Vân dung nhan xinh đẹp, phẩm hạnh đoan trang. (Ảnh minh họa)

Chuyển sinh lần thứ 2: Tử Vân, con gái của Tống viên ngoại (1057-1089)

Thục Nhã sau khi mất, chưa tới hai năm, năm 1057, lại chuyển sinh đến nhà Tống Bình viên ngoại, phủ Thái Bình, thành phố Trịnh Châu, tỉnh Sơn Đông.

Tống viên ngoại thích làm việc thiện, chỉ có một cô con gái, khi sinh nhìn thấy đám mây sắc tím vòng quanh, cho nên đặt tên là Tử Vân. Lúc nhỏ Tử Vân được thầy tướng bói rằng số mệnh long đong, hậu vận không tốt, nên cha mẹ đã lên chùa làm hình nhân thế mạng cho cô, họ cũng thường đưa cô tới chùa dâng hương.

Tử Vân dung nhan xinh đẹp, phẩm hạnh đoan trang. Năm 17 tuổi, một hôm cô đi chùa dâng hương, đang trên con đường lên núi hẹp, xe kiệu đi rất chậm, gió thổi tung rèm cửa, làm lộ ra dung nhan của Tử Vân, khiến một người bên đường hồn xiêu phách lạc, cuộc đời của Tử Vân từ đó thay đổi.

Người này chính là thủ lĩnh của bọn thổ phỉ trên núi Nhị Long, tên là Khâu Bình, vì bị quan phủ áp bức mà lưu lạc tới đây làm cướp. Nhân lúc rảnh rỗi, anh ta xuống núi vào thành, đang thong thả ngao du, bỗng nhiên lại muốn lên núi rút một quẻ, vừa đi đường vừa thưởng ngoạn phong cảnh. Đúng lúc gặp một chiếc kiệu nhỏ đi qua, vì đường hẹp, nên đứng sang một bên để nhường đường. Đúng là con đường nhỏ oan gia, gió thổi làm tung rèm cửa, và anh ta nhìn thấy một khuôn mặt xinh đẹp, vừa nhìn thấy đã chấn động, toàn bộ tâm tư đã dồn vào người đẹp, liền lặng lẽ bám theo suốt dọc đường mà Tử Vân không hề hay biết.

Đến khi trời tối, Tử Vân đột nhiên cảm thấy bất an, cha mẹ thấy thân thể cô không được khỏe, nên bảo cô đi ngủ sớm một chút. Tử Vân trằn trọc khó ngủ, ngồi dậy để thêu thùa. Khâu Bình chọn đúng thời cơ đó, phóng mê hương làm Tử Vân mê man ngã xuống, rồi cõng Tử Vân trên lưng rời khỏi phủ Thái Bình.

Tử Vân đáng thương tỉnh lại, thấy mình đang ở trên xe, thân thể bị trói bằng dây vải, vừa định mở miệng kêu lên thì phát hiện miệng đã bị bịt chặt lại, trái tim đáng thương cảm thấy vô cùng hốt hoảng. Lên đến núi, Khâu Bình phái người trông nom Tử Vân. Tử Vân lúc đầu chẳng chịu ăn uống gì, chỉ muốn tự sát, nhưng chẳng có cơ hội nào. Khâu Bình coi bộ cũng là người đắm đuối thương hương tiếc ngọc, thường thường lui tới, dùng lời lẽ mềm mỏng khuyên giải.

Khi Khâu Bình không có ở đó, huynh đệ thủ hạ của anh ta lại phân tích điều lợi hại cho Tử Vân nghe, rằng lấy đại ca của họ thì tốt ra sao. Giằng co mấy ngày như vậy, Tử Vân rơi vào hôn mê. Khi tỉnh dậy thấy Khâu Bình đang cho mình uống nước, ánh mắt đầy yêu thương, trái tim cô mềm xuống, cảm thấy con người này không phải đã mất hết nhân tính, vẫn còn lương tâm, nhưng cô vẫn chưa cam lòng. Vậy nên nhắm hai mắt, cắn chặt răng lại.

Khấu Bình thấy thế, bỏ bát thìa xuống, quỳ xuống nói: “Đời này mong nguyện được kết hôn với tiểu thư, mong tiểu thư đồng ý, nếu không đồng ý, tôi sẽ quỳ mãi không đứng lên”.

Tử Vân không nói gì cả, Khấu Bình quỳ một lúc, lại nói: “Đời này chỉ cầu được kết lương duyên với tiểu thư, tâm này không hai lòng, nguyện đối xử tốt với tiểu thư, nếu như làm không được, thì sẽ chết dưới loạn đao”.

Tử Vân không khỏi rùng mình, mở hai mắt ra, hoang mang không biết nói gì, trong tâm suy nghĩ, lại nhắm mắt lại, nước mắt không ngừng tuôn rơi. Đúng lúc đó Khâu Bình ngẩng đầu lên, lấy khăn mùi xoa nhè nhẹ lau nước mắt cho cô. Tử Vân dường như nghe thấy từ trong hư không có tiếng người thở dài, phảng phất nghe được một câu: “Không uổng một tấm chân tình của anh ta”.

Cũng không biết là có ý gì, nhưng tâm tư cô cũng dần dần mềm lại, nói với Khâu Bình: “Chàng hà tất phải nói lời thề độc như thế”.

Khâu Bình nói: “Đời này tôi chỉ mong nghĩ tới tiểu thư, hy vọng tiểu thư đồng ý”.

Tử Vân nhớ rằng hồi nhỏ cha mẹ đã lấy quẻ đoán mệnh cho mình, không khỏi thở dài một tiếng, nói: “Chàng đứng dậy đi”. Trong tâm nghĩ âu cũng là số mệnh đã định như thế này rồi! Nét mặt Tử Vân dần dần thoải mái hơn, không còn cảm giác cứng cỏi kiên quyết cự tuyệt nữa. Khâu Bình vui mừng khôn xiết, đứng dậy dặn dò thủ hạ làm một ít cháo loãng, vẻ mặt vui cười quấn quít bên Tử Vân. Tử Vân bắt đầu dần dần tiếp nhận đồ ăn, đắn đo sự việc nhân sinh mấy hôm, vài ngày qua đi, cô chấp nhận lời cầu hôn của Khâu Bình, trở thành phu nhân của sơn trang.

Khâu Bình khi nhàn rỗi thường ở bên cạnh Tử Vân, đôi lúc cùng nhau đi ngắm cảnh, đôi lúc hát cho Tử Vân nghe, yêu thương, che chở cho Tử Vân. Thời gian lâu dần, tình cảm hai người dần thêm sâu đậm. Tử Vân thường khuyên nhủ Khâu Bình, đừng vô cớ lạm sát, thấy phụ nữ con nhà lương thiện gặp nạn trên núi, cô khuyên nhủ một hai câu, anh cũng thả cho về.

Một lần kia, khi Khâu Bình nghe Tử Vân mà thả một cô gái, đã đắc tội với phó thủ lĩnh. Phó thủ lĩnh họ Vương, tên là Oa, khi mẹ hắn ta mang thai, đang men theo sườn núi đi xuống, đúng đến chỗ đất trũng thì sinh, nên đặt tên con là Vương Oa, nghĩa là chỗ trũng. Con người của hắn ta giống như cái tên kỳ lạ, tâm tính u ám, đạo đức bại hoại, phẩm hạnh thấp kém. Phó thủ lĩnh thấy đại ca thường nghe theo phu nhân mà vài lần làm vuột mất con mồi lớn, nên ôm hận trong lòng, lại thêm lần này thả mất cô gái mà hắn ta muốn cưới làm vợ, do vậy hắn nảy sinh ác tâm.

Chọn thời cơ thích hợp, nhân lúc đại ca không có mặt ở đó, Vương Oa lén bỏ thuốc mê vào đồ ăn của Tử Vân. Tử Vân mê man ngã xuống, hắn dùng cái bao trùm kín lại, khênh xuống núi, giao cho một người thân tín đem đi nơi khác bán cho lầu xanh. Tú bà ở lầu xanh thấy Tử Vân diện mạo xinh đẹp, muốn Tử Vân tiếp khách, nhưng Tử Vân thà chết chứ không chịu phục tùng, một mực tìm đến cái chết nhưng không thành, cuối cùng đi đến thỏa thuận với tú bà: chỉ tiếp khách chứ không bán thân, ngồi tiếp khách gảy đàn xướng ca. Trong tâm cô cảm thấy vô cùng đau xót. Thỉnh thoảng bỗng nhiên nghĩ nhớ cha mẹ, nhưng không phải là nhớ da diết, mà cảm thấy xấu hổ với cha mẹ. Có khi cũng nhớ tới Khâu Bình, hồi ức về năm năm sống ở sơn trang trên núi mà nước mắt rơi lã chã.

Bốn lần chuyển sinh vào đời Tống (P.2): Tử Vân - Người con gái bạc mệnh - ảnh 2
Tử Vân trong tâm cảm thấy vô cùng đau xót. (Ảnh minh họa)

Một năm sau, một hôm cô đang dựa vào khung cửa sổ nhìn ra ngoài, thì một thương nhân giàu có đi qua đường trông thấy. Chấn động trước dung mạo xinh đẹp của cô, ông liền bước vào lầu xanh, đòi mua cô với giá cao. Được biết Tử Vân là bán nghệ chứ không bán thân, tức thì lấy một số bạc lớn chuộc Tử Vân. Tử Vân cân nhắc một lúc, rồi lập tức đồng ý.

Sau khi ra khỏi lầu xanh, cô theo phú thương về Dương Châu. Phú thương tên là Tống Hoa, là một thương nhân buôn muối, người vợ cả ở nhà có hai người con trai, con trai lớn là Tống Bình, con trai thứ là Tống Sướng. Tống Sướng vừa nhìn thấy Tử Vân, tâm tư đã xao động, nhưng rốt cuộc cũng không dám suồng sã. Vì phụ thân thường xuyên vắng nhà, thời gian lâu dần, Tống Sướng thường xuyên chú ý đến nhị nương Tử Vân, ánh mắt sàm sỡ, nhưng Tử Vân không quan tâm, cậu ta dùng lời lẽ thăm dò liền bị Tử Vân cự tuyệt, vì thế mang hận trong tâm, thỉnh thoảng nửa đêm lén nhìn trộm. Tử Vân giấu một con dao bên mình để đề phòng bất trắc. May mà người vợ cả nhận ra điều này nên đã quản thúc nghịch tử.

Người vợ cả tính tình hiền lành, đoan trang, Tử Vân đối với bà cũng vô cùng tôn kính, sớm tối thỉnh an, rất phục tùng không dám khinh mạn. Người vợ cả phái người trông nom cô cẩn thận, lại cưới vợ cho Tống Sướng, để cậu ta kiềm chế cái tâm kia đi. Nhưng rốt cuộc Tống Sướng vẫn không từ bỏ tà tâm, càng không đạt được thì càng mong muốn, cuối cùng nảy sinh độc kế, khi nhị nương mắc bệnh, đã lén cho chất độc cho vào trong thuốc, hạ độc chết nhị nương vào năm cô 32 tuổi. Tử Vân ở trong nhà họ Tống tổng cộng được 9 năm.

Lại nói về Vương Oa sau khi bán Tử Vân cho lầu xanh, để che đậy việc làm hại Tử Vân, hắn đã dựng nên một trận cháy lớn ở sơn trang. Sau khi Khâu Bình trở về, phát hiện không thấy Tử Vân, Vương Oa khóc lóc vật vã nói với Khâu Bình rằng sau khi đám cháy lớn xảy ra thì không biết chị dâu đi đằng nào. Khâu Bình phái người đi tìm khắp nơi nhưng không có kết quả gì. Từ đó về sau, Vương Bình cũng không đi bước nữa. Ba năm sau khi Tử Vân rời khỏi sơn trang, trong một lần bị quan binh bao vây sơn trang, Khâu Bình dẫn đầu thuộc hạ đột phá vòng vây nhưng không thành, cuối cùng đã chết dưới loạn đao của quan binh. Ứng nghiệm lời thề trước kia với Tử Vân “nguyện đối xử tốt với tiểu thư, nếu như làm không được, sẽ chết dưới loạn đao”.

Ở đây, tôi thuận tiện kể về mối nhân duyên từ đời trước giữa Khâu Bình và Tử Vân

Tử Vân đời trước chính là Thục Nhã ở câu chuyện trên, Khâu Bình là gia nô của cô ấy, tên gọi là Tống Bình (thời đó gia nô được mua về đều phải theo tên họ của chủ nhân). Tống Bình bằng tuổi với Thục Nhã, trong lòng luôn luôn ngưỡng mộ tiểu thư, nhưng tự biết thân phận thấp kém, không dám thổ lộ, mỗi ngày anh ta chỉ mong được nhìn thấy tiểu thư một lần, chẳng mong cầu gì khác. Từ khi tiểu thư nhập cung, không được nhìn thấy tiểu thư nữa, nên mắc bệnh tương tư, đau buồn mà chết, trước khi chết vẫn còn nhớ mong tiểu thư khôn nguôi. Do đó đã kết mối duyên phận giữa hai người trong đời này.

Hôm nay sau cả ngàn năm, nhờ tu luyện Phật Pháp, nhìn xuyên được qua nghìn năm lịch sử, tôi mới hiểu thấu hết thảy. Sau cả nghìn năm, tôi cuối cùng cũng minh bạch ý nghĩa thực sự của câu nói mà Tử Vân ở trên núi phảng phất nghe được từ trong hư không: “không uổng một tấm chân tình của anh ta”.

Con người thực sự rất đáng thương, trong vô tri mà làm tổn hại tới người khác, thì đều phải bồi hoàn lại. Con người đều mong muốn làm chủ vận mệnh của mình, nhưng từ trước tới nay chưa từng làm được.

Viết đến đây, tôi nghĩ đến Khâu Bình hiện nay đang ở đâu? Tôi kinh ngạc phát hiện rằng Khâu Bình chính là người chồng hiện tại của tôi.

Sau này Khâu Bình lại chuyển sinh thành vua Louis XV của Pháp. Khi đó tôi là hầu tước phu nhân Marie Leszczyńska, vừa xinh đẹp vừa tài hoa, được quốc vương rất mực sủng ái. Sau này đức vua tìm được ý trung nhân mới nên bỏ tôi mà đi. Tôi vì không dứt bỏ được tâm đố kỵ, oán hận, cuối cùng tuyệt vọng mà thành bệnh, chết sớm. Cũng là một lần hoàn trả nợ nghiệp.

Cổ nhân có câu “nam nữ thụ thụ bất thân”, về phương diện nam nữ có rất nhiều quy phạm đạo đức, đặc biệt là quy phạm đối với nữ giới lại càng nghiêm khắc. Kỳ thực đó không chỉ là tiêu chuẩn đạo đức của xã hội đương thời, mà còn có nguyên nhân thâm sâu. Đó chính là để tránh không tạo nghiệp giữa nam và nữ. Con người hiện nay không có trách nhiệm với tình cảm của mình, vì vô ý mà làm tổn thương người khác, kỳ thực những việc đó đều phải hoàn trả.

(Còn nữa)

Theo Chánh Kiến Net

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

    Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

    Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc