Bị hãm hại thê thảm mà không rên một tiếng, tâm đại nhẫn khiến ông lưu danh thiên cổ

06/06/19, 09:02 Cổ Học Tinh Hoa
Một người có được thành công thì phải chịu đựng sự hành hạ của thất bại, tôi luyện mình từ thất bại. (Ảnh: )

Mạnh Tử có câu: “Nếu một người có được thành công thì phải chịu đựng sự hành hạ của thất bại, tôi luyện mình từ thất bại”. Từ xưa đến nay, những người làm nên việc lớn đều có đức tính nhẫn nhục chịu đựng, ấp ủ chí khí lớn trong lòng.

Bị hãm hại thê thảm mà không rên một tiếng, tâm đại nhẫn khiến ông lưu danh thiên cổ.1
Một người có được thành công thì phải chịu đựng sự hành hạ của thất bại, tôi luyện mình từ thất bại. (Ảnh: Xuehua)

Ông vốn là con của quan lớn Hà Bắc nhưng vì cha ông phạm tội nên bị giáng chức xuống Quảng Đông. Lúc ba tuổi, cha ông qua đời, trong nhà ngày càng nghèo khó, ông cùng mẹ dời đến huyện Nam Hải tỉnh Quảng Đông.

Lớn hơn chút nữa, ông lấy củi kiếm kế mưu sinh. Vì điều kiện gia đình hạn hẹp, ông không được đi học, một chữ bẻ đôi cũng không biết.

Nhẫn nhục chịu đựng

Ông chịu khổ rất giỏi. Hàng ngày nhà chùa phải tiêu thụ rất nhiều gạo, để đảm bảo đủ gạo cung cấp cho nhà chùa, ông phải liên tục giã gạo. Vì cơ thể gầy ốm, sức yếu nên ông buộc một hòn đá vào bụng để cho mình nặng hơn, nhờ vậy mà lượng gạo giã được cũng tăng lên đáng kể.

Lâu dần phần da bị đá mài rách xước nhưng ông vẫn kiên trì giã gạo như trước. Chủ trì nhà chùa nhìn thấy như vậy liền khen ngợi: “Người cầu đạo vì pháp quên mình là việc nên làm”.

Lúc đó, còn có hai người nữa cùng giã gạo trong kho lương. Hai người này thấy ông là người mới, cố tình bày mưu trốn việc để ông phải làm nhiều hơn. Khi người quản sự tới kiểm tra, họ làm việc cật lực; người quản sự vừa đi khỏi, họ liền bỏ việc ngồi chơi.

Càng xấu xa hơn là họ lấy gạo mà ông giã được đổ vào sọt của mình, để chứng tỏ rằng họ làm tốt còn ông thì không hoàn thành nhiệm vụ. Thậm chí họ còn mách tội với người quản sự rằng ông lười biếng.

Người quản sự nghe xong liền mắng chửi ông thậm tệ, quy định lượng gạo hàng ngày cho ông và yêu cầu ông phải hoàn thành.

Ông không hề phân bua giải thích về lời vu cáo của hai người họ, cũng không để tâm lời mắng chửi của người quản sự. Ông âm thầm chịu đựng, chăm chỉ làm việc, giao gạo đúng hẹn cho nhà chùa.

Sau đó, người quản sự biết được hai người đó giở trò khôn lỏi, lừa gạt mình nên rất tức giận, người quản sự liền mắng cho họ một trận. Họ tưởng ông mách lẻo nên càng hận ông hơn, chỉ thẳng vào mặt ông chửi rất khó nghe.

Ông không hề để tâm đến những lời sỉ nhục, chửi rủa của họ. Ông vẫn miệt mài cần mẫn làm việc từ sáng tới khuya. Họ nghĩ thầm trong bụng, ông chịu khó chịu khổ quá giỏi. Họ ghen ghét đố kị ông, nảy sinh ý đồ xấu, muốn tìm cơ hội trừng trị ông.

Bị hãm hại thê thảm mà không rên một tiếng, tâm đại nhẫn khiến ông lưu danh thiên cổ.2
Dù chịu đựng nhiều oan khuất, sỉ nhục, ông đều không than vãn nửa lời. (Ảnh: Pinterest)

Từ bi cảm hóa gian ác

Một ngày nọ, hai người họ thấy mình không thể hoàn thành xong nhiệm vụ, thế nào cũng bị la mắng nên càng hận ông hơn. Họ đổ nước bẩn lên giường và nệm của ông. Cảm thấy vẫn chưa hả giận, nhân lúc ông đang giã gạo, họ còn đẩy ông xuống cối giã gạo.

Vì trên người ông có hòn đá lớn nên lực rơi rất mạnh, chẳng may khớp xương hông bên trái bị trệch, đau đến mức mồ hôi đầm đìa, hai người họ nhìn thấy liền nói: “Đừng giả bộ nữa, đứng dậy, mau đứng dậy đi”.

“Xương hông của tôi đau lắm, không dậy được đâu”. Hai người nghe thấy vậy vội vàng tiến về phía trước, một người kéo cánh tay lôi ông đứng dậy, nhưng chân trái của ông thì không thể tự đứng được nữa. Họ nhìn thấy sự việc nghiêm trọng liền nói: “Ông cố chịu đựng chút, chúng tôi đỡ ông lên giường”.

Lúc này, sư phụ nấu cơm nhà bếp đúng lúc qua lấy gạo, nhìn thấy sắc mặt tái mét, mồ hôi ướt đẫm và bộ dạng vô cùng đau đớn của ông liền hỏi thăm: “Ông bị sao vậy? Không khỏe ở đâu sao? Hay có người bắt nạt ông?”.

Ông trả lời rằng: “Cám ơn đã quan tâm, lúc nãy tôi giã gạo không cẩn thận nên bị ngã, hông bên trái của tôi đau quá, chắc là khớp xương bị trọng thương rồi. Tôi thật vô dụng, may có hai người họ đỡ tôi đứng dậy đó”.

Hai người họ nghe thấy vậy, nhận ra sự cảm hóa nhân từ của ông, lương tâm bỗng nhiên trỗi dậy, họ liền quỳ xuống trước mặt sư phụ nhà bếp, khóc lóc nhận lỗi: “Sư phụ, ông ấy nói dối đó, không phải ông ấy tự rơi xuống đâu, là chúng tôi đẩy ông ấy xuống, sư phụ hãy trừng phạt chúng tôi đi”.

Nghe xong sư phụ rất tức giận nhưng hai người họ lại biết lỗi và thành tâm sám hối như vậy, ông ở bên cạnh lại hết lòng xin tha cho họ nên sư phụ không nói gì thêm nữa.

Sư phụ và hai người họ cùng khiêng ông vào phòng. Hai người nọ áy náy trong lòng, quỳ xuống đất, lấy hai tay tự tát vào miệng mình. Vừa tát vào miệng vừa lẩm bẩm: “Chúng tôi xin lỗi ông, chúng tôi không biết, hại ông thảm như vậy”. Sau đó, với sự giúp đỡ của tăng nhân nhà chùa, sức khỏe của ông hồi phục rất nhanh.

Đại sư một thời

Bị hãm hại thê thảm mà không rên một tiếng, tâm đại nhẫn khiến ông lưu danh thiên cổ.3
Nhục thân của đại sư Huệ Năng để tại chùa Nam Hoa, Quảng Đông, đến nay đã gần 1300 năm mà vẫn không bị thối rữa. (Ảnh: Kknews)

Một lần, chủ trì nhà chùa phải chọn người kế thừa y bát, yêu cầu mỗi người viết ra hiểu biết của bản thân về Phật pháp. Ông không biết chữ nhưng có hiểu được đôi chút. Ông bèn nhờ người viết ra một bài kệ nổi tiếng như sau:

“Bồ đề bổn vô thụ,

Minh kính diệc phi đài,

Bổn lai vô nhất vật,

Hà xứ nhạ trần ai”.

Tạm dịch

Bồ đề vốn chẳng cây

Gương sáng cũng không đài

Xưa nay không một vật

Bụi trần bám vào đâu?

Nhờ bài kệ này mà ông được Hoằng Nhẫn – chủ trì chùa Đông Sơn truyền y bát cho.

Sau này, ông trở thành đại sư một thời của giới Phật giáo Trung Quốc, thế xưng Thiền tông Lục tổ Huệ Năng. Tại quảng trường thư viện quốc gia Great Britain thủ đô Luân Đôn nước Anh, trong số mười bức tượng các nhà tư tưởng lớn của thế giới có ba đại diện cho tư tưởng phương Đông là tiên triết Khổng Tử, Lão Tử và Huệ Năng, được mệnh danh là “Ba thánh nhân phương Đông”.

Canh ba ngày 3/8 năm thứ hai Tiên Thiên thời Đường Huyền Tông (công nguyên 713), đại sư Huệ Năng viên tịch tại chùa Quốc Ân huyện Tân Hưng thành phố Vân Phù tỉnh Quảng Đông, hưởng niên 76 tuổi.

Càng thần kỳ hơn là, thân thể đại sư Huệ Năng để tại chùa Nam Hoa, Quảng Đông, đến nay đã gần 1300 năm mà vẫn không bị thối rữa, được mọi người xem như tấm thân vàng, thường đến dâng hương bái lạy.

Tuệ Tâm biên dịch

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng