Bí ẩn: Cổ mộ Thần Châu và báu vật thất lạc hơn 2000 năm lịch sử đã xuất hiện
Vào đầu những năm 1970, khi các nhà khảo cổ Trung Quốc đang điều tra văn hóa Tề Lỗ ở Sơn Đông, họ đã vô tình phát hiện ra hai ngôi mộ lớn trên một ngọn đồi. Bên trong ẩn chứa một “bảo vật nghìn năm” mà hậu nhân luôn mong muốn được thỉnh giáo.
Như chúng ta đã biết, sự hiểu biết của nhân loại về lịch sử hoàn toàn dựa vào việc nghiên cứu các di vật văn hóa.Giống như các đồ đồng thời nhà Chu khai quật được, qua nghiên cứu của các chuyên gia và học giả, chúng ta biết được văn hóa và phong tục của nhà Chu.
Vùng Sơn Đông của Trung Quốc là một trong những nơi khai sinh ra nền văn hóa Trung Hoa, nơi đây có nhiều di tích lịch sử và vô số di vật văn hóa được khai quật. Vào những năm 1970, ngành khảo cổ học Trung Quốc bùng nổ, phát hiện ra những Chiến binh, Ngựa đất nung và Lăng mộ của Vua Tần Thủy Hoàng, nó đã trở thành thời kỳ trọng yếu đánh dấu cho nền khảo cổ học.
Đầu những năm 1970, khi các nhà khảo cổ Trung Quốc đang điều tra văn hóa Tề Lỗ ở Sơn Đông, họ đã vô tình phát hiện ra hai ngôi mộ lớn bí ẩn trên một ngọn đồi.
Triều đại phong kiến ở Trung Quốc cổ đại là một xã hội có thứ bậc cao, hầu hết người sau khi chết đều không đủ tư cách, hoặc không thể có lăng mộ trang hoàng và uy nghiêm như vậy.
Vậy nên, chủ nhân của lăng mộ ắt phải là hoàng thân quốc thích. Theo nghiên cứu của các chuyên gia đối với các văn vật đào được, thì hai lăng mộ này là của các chư hầu vương thời nhà Hán. Do đó, hai ngôi mộ này được đặt tên là Ngân Tước Sơn Hán mộ. Tuy nhiên, hai ngôi mộ đang trong tình trạng đổ nát, rất ít văn vật trong đó, môi trường cũng rất hỗn độn.
Các nhà khảo cổ học lập tức tiến hành khai quật, đồ đồng và các văn vật khác khai quật được rất ít, khi tất cả mọi người đang thất vọng thì lại phát hiện ra một văn vật bí ẩn. Ngoài mặt mà nhìn, chính vì chúng tưởng chừng như “không dùng được”, nên chúng mới được bảo vệ khỏi bàn tay thâm độc của những kẻ trộm mộ, nhưng với giới khảo cổ thì chúng chính là bảo vật vô giá.
Những vật này chính là thẻ tre, sau khi làm sạch tổng cộng có 4.942 chiếc – số lượng lớn nhất trong lịch sử hiện vật khai quật được. Tuy chữ và mực trên những thẻ tre này bị mờ nhưng chưa phai hẳn, chữ viết còn mờ nhạt. Sau khi phân loại và điều tra bởi các chuyên gia, hóa ra những chiếc thẻ tre này là những cuốn sách cổ ghi lại lịch sử của đoạn thời kỳ đó.
Những chiếc thẻ tre kia giống như một bộ tài liệu lịch sử quý giá. Nhìn những chiếc thẻ tre này, các nhà khảo cổ không khỏi xúc động, cảm tạ trời xanh đã ban cho những cuốn sách cổ, đã thất lạc hàng nghìn năm tuổi này lại thấy ánh mặt trời.
Sau đó, các chuyên gia còn tìm thấy bên trong một cỗ quan tài đá phía trong phòng mộ có một bản thẻ tre khắc ‘Binh pháp Tôn Tẫn’ – đây là một cuốn binh thư nổi tiếng ở Trung Quốc cổ đại.
Trong truyền thuyết, Tôn Tẫn là hậu duệ của Tôn Vũ (được người trong thiên hạ tôn là Tôn Tử). Trong ‘Sử ký’ cũng từng ghi chép qua có binh pháp Tôn Tẫn. Cùng một ngày đã khai quật được cả Binh pháp Tôn Tử và Binh pháp Tôn Tẫn – điều này gây chấn động giới cả giới khảo cổ.
‘Binh pháp Tôn Tử’ là một cuốn binh thư trong truyền thuyết đã thất truyền hàng nghìn năm, thậm chí người xưa còn cho rằng ‘Binh pháp Tôn Tử’ không hề tồn tại. Nhưng không ai ngờ bảo vật thất truyền này lại được phát hiện trong Ngân Tước Sơn Hán mộ, đây thật sự là một kỳ tích lịch sử.
Năm 2012, ‘Binh pháp Tôn Tử’ được xếp vào danh sách 9 bảo vật quốc gia của Trung Quốc Đại lục, trở thành di tích văn hóa cấp quốc gia, và hiện được cất giữ tại Bảo tàng Sơn Đông. Những văn vật thẻ tre này đã bị thất lạc hàng nghìn năm giờ lại xuất hiện, chúng cho phép con người – nhất là những ai không tin vào lịch sử cổ đại chắc chắn hơn về tính chân thực của lịch sử Trung Quốc, cùng nền văn hóa bác đại tinh thâm của xứ sở được mệnh danh là Thần Châu.
Tử Vi
Theo soundofhope.org