Bắc Kinh: Người dân tiết lộ rủi ro lây nhiễm chéo cao tại các điểm xét nghiệm COVID-19

23/06/20, 11:13 Trung Quốc
BEIJING, CHINA - JUNE 19: Citizens who visited or live near Xinfadi Market queue for a nucleic acid test on June 19, 2020 in Beijing, China. The authorities in Beijing have begun an operation to contain a potential second wave of coronavirus after 206 new cases were detected, the most in nine weeks. (Photo by Lintao Zhang/Getty Images)

Kể từ khi virus ĐCSTQ hồi sinh ở Bắc Kinh vào thời gian gần đây, chính quyền địa phương đã bắt đầu tiến hành xét nghiệm COVID-19 bắt buộc đối với một số khu vực dân cư của thành phố, Epoch Times đưa tin.

Người dân từng đến thăm hoặc sống gần chợ Tân Phát Địa xếp hàng đợi xét nghiệm axit nucleic ở Bắc Kinh ngày 19/6/2020. (Ảnh: Lintao Zhang / Getty Images)

Tại cuộc họp báo ngày 20/6, Zhang Qiang – một quan chức hàng đầu trong nhóm lãnh đạo của chính quyền thành phố Bắc Kinh cho biết, có 474 địa điểm xét nghiệm trong thành phố và 2,3 triệu người đã được thử nghiệm trong 7 ngày trước đó.

Trong cuộc phỏng vấn với báo Epoch Times, một số cư dân Bắc Kinh cho biết chính quyền hoàn toàn không cung cấp điều kiện bảo vệ an toàn cơ bản nào, trong khi thực hiện xét nghiệm axit nucleic COVID-19. Họ lo sợ rủi ro bị phơi nhiễm với virus.

Ông Li – một cư dân sống ở quận Phong Đài, đã đến thăm chợ thực phẩm Tân Phát Địa, nơi các nhà chức trách cho biết là cụm bùng phát COVID-19 mới nhất vào đầu tháng 6 này. Vậy nên, ông đã bị các nhà chức trách yêu cầu xét nghiệm axit nucleic tại Trung tâm xét nghiệm Bác Ngao (Bo’ao) trên đường Kangxin vào hôm 17/6.

Tôi đã đến điểm xét nghiệm và thấy hơn 1.000 người đang xếp hàng. Họ đều là dân cư sống ở các khu phức hợp gần đó,” ông Li- cư dân của khu phức hợp Yanbao-Googong Zhuang, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại gần đây.

Video: Cảnh chen chúc trong lúc chờ xét nghiệm COVID-19.

“Vì vậy, nhiều người tụ tập gần nhau là điều rất rủi ro [vì dễ lây nhiễm virus]. Thậm chí người dân ở các khu phức hợp xung quanh chúng tôi còn tổ chức điều xe buýt để đưa đón người đi xét nghiệm,” ông nói và lo ngại rằng virus sẽ dễ dàng lây lan trong không gian nhỏ hẹp như vậy.

Xét nghiệm bắt buộc

Ngay từ ngày 19/4, chính phủ Bắc Kinh đã bắt đầu ban hành lệnh xét nghiệm, đối với  tất cả những người thuộc diện bị bắt buộc, và tất cả những người có mong muốn xét nghiệm. Những người được yêu cầu xét nghiệm bao gồm cả nhân viên y tế, các quan chức chính phủ trở về từ các chuyến công tác, và những người ngoài thị trấn đang cư ngụ tại các khách sạn Bắc Kinh.

Sau khi dịch COVID-19 tái bùng phát gần đây vào khoảng giữa tháng 6, ngày 17/6, các nhà chức trách đã nhanh chóng công bố các quy tắc mới, trong đó liệt kê 6 nhóm người bắt buộc phải đi xét nghiệm. Cụ thể họ là: Những người đã đến chợ Tân Phát Địa (Xinfadi) trong 14 ngày qua, hoặc sống tại các khu phức hợp – nơi có một hoặc nhiều cư dân được chẩn đoán nhiễm virus gần đây, cư dân sống trong khu vực chính quyền đã chỉ định có nguy cơ lây lan virus ở mức trung bình hoặc cao, nhân viên y tế và các nhân viên khác trong các ngành dịch vụ, học sinh và giáo viên đã trở lại trường học, nhân viên kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ở tuyến đầu.

Sau khi quy tắc trên được công bố, ​​hàng ngàn người đã chen chúc đến các địa điểm để xét nghiệm. Do không gian hạn hẹp, nên mọi người bắt buộc phải đứng gần nhau.

Video: Chính quyền thành phố Bắc Kinh bắt buột người dân đi xét nghiệm COVID-19

Các nhà chức trách đã không chỉ định các khu vực cụ thể nào cần làm xét nghiệm. Thay vào đó, họ đề cập đến những người không thuộc 6 nhóm được kê cũng phải thực hiện các xét nghiệm axit nucleic nếu muốn tiếp tục được làm việc, chẳng hạn như: Người bán rau quả, đầu bếp nhà hàng, giao hàng bưu kiện….

Được biết, nhiều nhân viên nhà hàng đã bị nhiễm virus Vũ Hán sau khi họ lui tới chợ Tân Phát Địa để lấy hàng.

Một người làm việc trong bộ phận liên quan đến y tế của chính quyền thành phố Bắc Kinh nói với Epoch Times rằng: Một xét nghiệm chỉ có hiệu lực trong 7 ngày. Họ [các chủ doanh nghiệp và các nhân viên] cần thực hiện xét nghiệm ít nhất 4 lần/tháng.

Theo thống kê mới nhất của chính quyền thành phố Bắc Kinh, có hơn 416.000 người làm việc trong lĩnh vực nhà hàng.

Khiếu nại của người dân

Ông Zhang – người dân sống gần khu chợ Tân Phát Địa cho biết, tất cả mọi người trong khu dân cư của ông đều bị bắt buộc đi xét nghiệm COVID-19.

Zhang cho hay, các nhân viên y tế đều không thay găng tay sau khi kiểm tra từng cá nhân. “Họ [nhân viên y tế] chạm vào mặt và miệng của chúng tôi [cùng một chiếc găng tay]. Điều đó rất nguy hiểm vì nó có thể khiến khi chúng ta bị lây nhiễm chéo”.

Zhang đã làm xét nghiệm từ ngày 15/6 nhưng hiện vẫn chưa nhận được kết quả kiểm tra. “Họ [nhân viên y tế] đã cho tôi một con số và yêu cầu tôi tự kiểm tra trực tuyến. Tuy nhiên không một ai có thể mở được trang web,” ông nói.

Ông Guo đến từ quận Triều Dương nói với Epoch Times rằng, ông đã đến thăm chợ Tân Phát Địa vào ngày 3/6, và bị buộc phải đi xét nghiệm nhưng ông đã từ chối.

“Tôi không có biểu hiện triệu chứng. Tôi sợ tôi sẽ bị nhiễm bệnh nếu tôi đến các điểm xét nghiệm”, ông Guo nói.

Gần đây, nhân viên chính phủ tại khu phức hợp dân cư quận Triều Dương đã yêu cầu Guo tự cách ly tại nhà cho đến cuối tháng 6/2020.

Các nhân viên y tế nói với Guo rằng, họ sử dụng giám sát công nghệ cao để theo dõi hoạt động của ông. “Nếu tôi đi ra ngoài và mang theo điện thoại, họ sẽ biết ngay tôi đang ở đâu. Tôi đã đến thăm [chợ Tân Phát Địa] vào ngày 3/6. Việc đó diễn ra từ hơn mười ngày trước, nhưng họ vẫn buộc tôi phải cách ly tại nhà,” ông Gou cho biết.

Người dân Bắc Kinh cũng cho biết xét nghiệm axit nucleic COVID-19 rất tốn kém.

“Phí là 180 nhân dân tệ [25,5 USD] cho mỗi lần xét nghiệm và mọi người còn phải trả thêm phí dịch vụ. [Như vậy tính ra] một lần xét nghiệm sẽ lên tới 200 nhân dân tệ [28,3 USD]. Một nhân viên nhà hàng cần chi hơn 800 nhân dân tệ [113,2 USD] để kiểm tra mỗi tháng”, một người làm việc trong Bộ Y tế chia sẻ với Epoch Times

Thiện Thành (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!