Ama Nhật Bản: Những “nàng tiên cá” 3.000 năm tuổi của biển cả

07/03/17, 07:47 Cuộc sống

Mỗi sáng sớm, các Ama lặng lẽ đi vào bóng đêm nơi bến cảng, mang theo đuốc tre rồi lao mình vào các con sóng.

Các Ama lặng lẽ đi vào bóng đêm nơi bến cảng, mang theo đuốc tre rồi lao mình vào các con sóng.(Ảnh: ÁPsun)

Không gì tuyệt vời hơn là những câu chuyện về Ama, những người phụ nữ bí ẩn của biển cả, những nhân vật từng được ghi nhận trong những áng thơ ca cổ nhất của Nhật, Man’yoshu, có từ thời thế kỷ thứ 8. Người ta nói rằng đó là huyền thoại đã có từ 3.000 năm trước.

Ama trong tiếng Nhật có nghĩa là “Người phụ nữ của biển”. Truyền thuyết về các Ama được ghi lại từ những năm 750 TCN trong tập thơ ca cổ Manyoshu. Từ xa xưa, phụ nữ Nhật sống rải rác trên các bán đảo làm nghề lặn mò bào ngư, sò, ngọc trai, rong biển kiếm sống. Họ sử dụng kỹ thuật đặc biệt, lặn tới độ sâu 30 m và nín thở được trong vòng hai phút.

Sau đó các Ama sẽ nổi lên, mở miệng nhẹ nhàng và thở ra chậm rãi, phát ra âm thanh như tiếng sáo nhỏ. Họ làm việc 4 tiếng một ngày theo nhiều ca nhỏ. Người Nhật tin rằng phụ nữ phù hợp với công việc lặn hơn nam giới bởi có lớp mỡ dày trên cơ thể. Chính đặc điểm này giúp họ ở dưới nước lâu hơn và bắt hải sản bằng tay hiệu quả hơn.

Các Ama xuống biển mà không dùng công cụ, thiết bị nào hỗ trợ. (Ảnh: PACIFIC PRESS SERVICE / ALAMY STOCK)

Kimiyo Hayashi ngồi sưởi bên đống lửa bên trong căn chòi ở Vịnh Ago, Nhật Bản. Bầu không khí bên ngoài đặc quánh, nhơm nhớp. Bà ngồi lặng lẽ rì rầm nói chuyện với đứa cháu gái Tomomi Nakanishi.

“Bác đã sống ở biển cả cuộc đời, và bất kể thời tiết có nóng tới đâu thì bác vẫn cảm thấy lạnh thấu xương”, Hayashi nói. “Bác thích cái truyền thống ngồi sưởi ấm mỗi khi xong việc”.

Nằm trong số ít ỏi còn sót lại những nữ thợ lặn không dùng bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào, Hayashi và Nakanishi khăng khăng giữ nguyên lối sống kiểu ngày xưa.

Sàn nhà lát bằng gỗ tần bì, một ấm nước ám khói sôi trên ngọn lửa, và mái nhà đầy muội khói. Những tấm mặt nạ và những bộ đồ lặn bằng cao su đã sờn, vật dụng khiêm tốn của những người phụ nữ này, được treo trên giá.

Những cảnh không vương chút màu thời gian dường như đã biến mất khỏi Nhật Bản hiện đại, nhưng ở vùng Ise-Shima thuộc tỉnh Mie này, mọi nét truyền thống gắn với biển vẫn còn nguyên vẹn.

Năm nay 61 tuổi, đôi mắt rất tinh tường, Hayashi bắt đầu kể câu chuyện cuộc đời bà.

Thời nhỏ, mỗi sáng, trong ánh bình minh lờ mờ, bà bắt đầu theo dõi hàng chục Ama hầu như câm lặng đi vào bóng đêm nơi bến cảng, mang theo đuốc tre. Một số người để ngực trần, chỉ mặc fundoshi (yếm che ngực) và tenugi (băng quấn quanh đầu). Bà thường vẫy tay chào bà ngoại và mẹ, cả hai đều là những Ama, và luôn tự hỏi điều gì đã khiến họ đi vào những con sóng. Rồi tới khi 16 tuổi, bà bắt đầu được yêu cầu đi cùng mẹ và bà.

Bốn mươi lăm năm sau, những nghi lễ bà dành cho biển cả vẫn vậy. Một khi lên thuyền, mặc bộ trang phục vải trắng truyền thống từ chân tới đầu, bà lao đầu xuống mặt biển, đôi khi ở những vị trí cách xa bờ chừng 1 km.

Với tất cả sự duyên dáng, khéo léo như người cá, ngón chân và đùi duỗi thẳng đầy uy lực, bà lặn sâu xuống nước, đôi khi tới 10 m, lẫn vào đáy biển giữa những đám sò, ốc và rong biển.

Không có phương tiện, thiết bị gì hỗ trợ – không có bộ mặt nạ lặn nổi snorkel, không có bình khí – khó có thể tưởng tượng được hết những vất vả, khó khăn mà các Ama phải đối diện trong nước biển giá lạnh và những dòng hải lưu nguy hiểm.

Những vụ tai nạn thường xuyên đã trở thành điều không xa lạ gì với họ, chuyện gặp phải cá mập cũng từng được nghe nói, và chuyện giá lạnh tê tái là điều đương nhiên. Hayashi nói rằng trải qua năm tháng, bà đã mất đi nhiều người bạn tốt.

Vấn đề là ở chỗ, bà giải thích, không phải Ama có thể nhịn thở được bao lâu, mà là họ có thể săn tìm nhanh tới mức nào. Lặn dưới những làn sóng trong thời gian đôi khi kéo dài tới cả hai phút, Ama cần phải rất quyết đoán và hiệu quả.

Trong thời hoàng kim của mình, bà nói bà thường trở về bờ với những thùng gỗ chứa đầy bào ngư, nhum, ốc, tôm hùm và bạch tuộc.

Các Ama thường thích tìm bắt ngọc trai, nhưng một mùa vụ thu hoạch tốt các loại trai hến, giáp xác khác cũng có thể giúp họ thu nhập được tới 27 triệu yen.

Nhưng ngày nay, sự tấp nập nơi khu cảng biển đã biến mất. Tuy Ama vẫn tiếp tục truyền thống lâu đời với việc lao vào những ngọn sóng nơi biển cả, nhưng số lượng trong phường hội đang ngày càng giảm đi.

Hayashi và Nakanishi đang dần chấp nhận thực tế rằng họ có lẽ sẽ là những người cuối cùng trong thế hệ của mình. Những người con gái của họ không quan tâm gì tới nghề này, và tuổi trung bình trong cộng đồng những người đi lặn biển nay đã vượt quá ngưỡng 65 tuổi. Thật đáng kính phục là người thợ lặn không mang thiết bị hỗ trợ nào cao tuổi nhất của Ise-Shima nay đã ở tuổi gần 90.

Một Ama trong trang phục truyền thống. (Ảnh: KEREN SU/CHINA SPAN / ALAMY STOCK)

Câu hỏi là: Làm sao mà những người thợ lặn chuyên bắt, nhặt những loài hải sản bằng biện pháp thô sơ này lại có thể tồn tại được trong một xã hội hiện đại như Nhật Bản? Số lượng các Ama đã giảm mạnh khiến nay chỉ còn chưa tới 2.000 người làm nghề này, tức là ít hơn thời phát triển mạnh nhất, hồi sau Thế chiến II tới 8.000 người. Và con số này đang tiếp tục giảm.

Tại Vịnh Ago, tâm điểm của huyền thoại Ama, nay chỉ còn có 25 người làm nghề này, và tại các thị trấn duyên hải khác số lượng cũng khiêm tốn không kém.

Việc phải chứng kiến thế giới của mình dần mai một là một điều đau lòng, Hayashi nói với giọng đầy tiếc nuối. “Chúng tôi cần có thêm những người phụ nữ trở thành Ama để truyền thống này không chết dần chết mòn. Nhưng những người đó ở đâu ra? Điều đó khiến tôi cảm thấy rất buồn”.

Vấn đề là không mấy các cô gái trẻ Nhật Bản thấy lợi ích của việc theo nghề. Bị áp lực do nguồn tài nguyên hải sản giảm, cho nên việc làm ăn không còn màu mỡ dễ dàng như một thời nó đã từng, và các công ăn việc làm tại Osaka, Nagoya và Tokyo thì hấp dẫn hơn nhiều. Vào một hôm không thuận thì người thợ lặn chỉ kiếm được 2.000 yen, trong lúc những nguy cơ, rủi ro phải đối diện, thậm chí có thể mất mạng, thì lại cao.

Ama cũng trở thành nạn nhân của việc đánh bắt thương mại, là hoạt động đang tiếp tục làm giảm đáng kể các nguồn hải sản. Bào ngư là món rất được giá, có thể bán tới 10.000 yen/kg tại chợ, nhưng trong nỗ lực nhằm hỗ trợ tái sinh sản và bảo đảm an toàn về dài hạn cho loài này, chính phủ đã ra quy định nghiêm ngặt, theo đó không cho các Ama bắt chúng.

Điều cứu giúp Ama có lẽ chính là lịch sử nghề này. Trong năm 2016, 4 Ama-goya truyền thống, tức là các chòi thô sơ cho các thợ lặn tới nghỉ ngơi và sinh hoạt giao lưu với nhau, đã được mở cho du khách, và những Ama kỳ cựu như Hayashi nấu những món ăn từ các con trai sò ốc hến họ tự tay bắt về để tiếp đãi các vị khách. Từng hiếm khi có ai được xem bên trong những căn chòi như vậy, cho nên việc này giúp người ngoài có cơ hội tìm hiểu và biết rõ hơn về cách sinh hoạt mang tính bí mật, kiểu cổ này.

Vào lúc này thì Hayashi nói sáng kiến mới đó đã giúp củng cố quyết tâm của bà.

“Tôi yêu công việc của mình và sẽ không đánh đổi nó lấy bất cứ thứ gì”, bà nói. “Tôi thì còn khỏe mạnh, vui vẻ, còn hít thở đi lại được ít nhất là 20 năm nữa. Cho nên tôi sẽ tiếp tục lặn. Tôi sinh ra là để làm việc này”.

Theo BBC Tiếng Việt

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng