Bỏ án tử hình với tội tham nhũng là không công bằng

27/05/15, 07:00 Tin Tổng Hợp
Có nên bỏ án tử với tội tham nhũng hay không, quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân như thế nào... là những nội dung được các đại biểu Quốc hội tranh luận mạnh mẽ tại phiên thảo luận ở tổ chiều qua 26.5 về dự án bộ luật Hình sự (sửa đổi).

Có nên bỏ án tử với tội tham nhũng hay không, quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân như thế nào… là những nội dung được các đại biểu Quốc hội tranh luận mạnh mẽ tại phiên thảo luận ở tổ chiều qua 26.5 về dự án bộ luật Hình sự (sửa đổi).

Đại biểu Nguyễn Đức Chung phát biểu ý kiến – Ảnh: TTXVN

Dự án bộ luật Hình sự (sửa đổi) đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với 7 trong số 22 tội danh có quy định hình phạt tử hình trong luật hiện hành. Cụ thể gồm các tội cướp tài sản; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người, tội phạm chiến tranh và tội vận chuyển trái phép chất ma túy.

Người nghèo không có điều kiện, buộc đi buôn ma túy để sinh sống vẫn phải chịu án tử hình. Còn người có chức vụ, kiến thức mà tham ô, tham nhũng số tiền lớn mà lại không áp dụng án tử hình là không công bằng

ĐB Nguyễn Đức Chung
(Giám đốc Công an TP.Hà Nội)

Từ tử hình xuống 20 năm, rồi thấp hơn…

Đồng tình với quan điểm giảm hình phạt tử hình, nhưng ĐB Lê Đông Phong (Phó giám đốc Công an TP.HCM) cho rằng không nên vì áp lực “phải giảm” mà lựa chọn những tội trước nay hầu như không xử tử hình để giảm. Theo ông, với các tội như chống loài người, tội phạm chiến tranh… trên thế giới nhiều nước vẫn có khung tử hình mặc dù ít khi áp dụng và ít khi xảy ra nhưng vẫn để nhằm đảm bảo tính nghiêm khắc của luật. Đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy, ông Phong cho rằng cần quy định số lượng vận chuyển cao lên để áp dụng khung tử hình chứ không nên bỏ. Vì các đối tượng chủ mưu trong vận chuyển mua bán hoàn toàn khác với các đối tượng nghèo vận chuyển thuê.

Có quan điểm tương tự, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Đình Quyền cho rằng mặc dù VN đã tham gia các cam kết quốc tế, nhưng cũng có các quy định “bắt buộc” và “tùy nghi”, phải căn cứ trên điều kiện thực tiễn của VN.

Trong khi đó, ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) cho rằng chưa nên bỏ hình phạt này đối với tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. Theo ĐB Đương, các công trình như thủy điện Sông Đà hay đường dây 500 KV bắc – nam nếu không may có đối tượng phá hoại đánh sập thì hậu quả vô cùng lớn. ĐB Đương cho rằng quy định khung tử hình không phải nhằm tước đoạt tính mạng mà để răn đe phòng ngừa.

ĐB Nguyễn Đình Quyền không đồng tình với việc không áp dụng hình phạt tử hình với các đối tượng trên 70 tuổi, bởi trên thực tế nhiều tội phạm ở lứa tuổi này vẫn phạm các tội rất nghiêm trọng, như tội hiếp dâm, giết người. Đồng thời, việc này cũng có thể làm nảy sinh việc người trên 70 tuổi sẵn sàng nhận một khoản tiền để ngồi tù thay cho người khác.

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Đức Chung (Giám đốc Công an TP.Hà Nội) bày tỏ không đồng tình với đề xuất bỏ án tử hình đối với tội tham nhũng. Theo ĐB Chung, thực tế có chuyện án từ tử hình xuống 20 năm, rồi xuống mức thấp hơn… Chính vì vậy, ĐB Chung đề nghị vẫn để hình phạt tử hình đối với tội phạm tham nhũng để có tính răn đe. “Người nghèo không có điều kiện, buộc đi buôn ma túy để sinh sống vẫn phải chịu án tử hình. Còn người có chức vụ, kiến thức mà tham ô, tham nhũng số tiền lớn mà lại không áp dụng án tử hình là không công bằng”, ĐB Chung bày tỏ.

“Không rõ lý do gì mà có xu hướng giảm nhẹ”

ĐB Huỳnh Ngọc Ánh (Phó chánh án TAND TP.HCM) đặt câu hỏi không rõ vì lý do gì mà dự luật có xu hướng giảm nhẹ, cho phạt tiền đối với một số tội trong đó có tội tham nhũng. “Trước đây tội tham nhũng thấp nhất đều phạt tù, nhưng nay chúng ta khởi điểm mức nhẹ nhất cho phạt tiền. Thời điểm hiện tại đây là loại tội phạm mà chúng ta đấu tranh chưa được, dư luận đang rất quan tâm mà chúng phi hình sự hóa, làm nhẹ tội phạm là không đúng”, ĐB Ánh nhận định. Điều đáng nói, cũng theo ĐB Ánh, ngược lại với việc giảm mức phạt cho tham nhũng thì mức phạt đối với tội trộm cắp lại tăng lên. “Trước đây tội này nhẹ nhất là 6 tháng, bây giờ lại là 1 năm”, ĐB Ánh nói.

Bày tỏ tán thành việc bỏ thời hiệu truy tố tội phạm tham nhũng được quy định tại dự luật, ĐB Đỗ Văn Đương cho rằng phải quy định như vậy mới đáp ứng yêu cầu chống tham nhũng, tham ô, hối lộ. “Không phải ông chiếm đoạt tài sản nhà nước vài năm hết thời hiệu coi như ông vô can. Truy cứu trách nhiệm hình sự phải đến tận cùng. Râu ông dài đến rốn tôi tóm được ông vẫn đưa ra tòa”, ĐB Đương phát biểu.

Áp dụng hình phạt để buộc doanh nghiệp phải tự suy nghĩ

Một vấn đề khác gây tranh cãi không kém với nhiều ý kiến trái ngược nhau, đó là quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân. Bày tỏ ủng hộ việc đưa pháp nhân vào truy cứu trách nhiệm hình sự trong dự luật lần này, ĐB Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) cho rằng đây là nhu cầu thực tiễn. Theo ĐB Hồng, năm 1999 khi sửa luật đã đặt ra vấn đề này nhưng chưa được đưa vào do lúc đó pháp nhân về kinh tế vi phạm pháp luật còn ít, gây ô nhiễm, trốn lậu thuế chưa nghiêm trọng như bây giờ.

ĐB Huỳnh Ngọc Ánh cho rằng chỉ khi truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan điều tra mới xác minh được thiệt hại để bồi thường cho dân, còn chỉ phạt hành chính, bồi thường bằng quan hệ dân sự thì người dân không thể xác minh được họ cần phải được bồi thường bao nhiêu. Quan trọng nhất, chỉ có khởi tố vụ án hình sự thì các cơ quan chức năng mới có thể sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để điều tra được rõ ràng, đầy đủ.

Theo ĐB Đỗ Văn Đương, pháp nhân chính là đối tượng có ý chí, có tài sản riêng, việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo đó hoàn toàn hợp lý. Không thể tử hình, bỏ tù pháp nhân nhưng các hình phạt như đình chỉ, tạm đình chỉ, chấm dứt hoạt động có thể làm được. Cần có bản án, áp dụng các khung hình phạt, buộc doanh nghiệp phải tự suy nghĩ đến việc khắc phục hậu quả, chịu trách nhiệm hành vi gây ra cho xã hội. Đây là những điều mà phạt hành chính không làm được. Chỉ có con đường chứng minh tội phạm mới bảo đảm hiệu quả và tính răn đe.

Mạnh Quân – Trường Sơn

Theo Thanh Niên

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi