Hầm vũ khí cho các trận đánh của Biệt động Sài Gòn

13/04/15, 14:10 Tin Tổng Hợp
Hai căn hầm bí mật giấu vũ khí ở nội đô TP HCM đã góp phần làm nên những trận đánh táo bạo, vang dội của Biệt động Sài Gòn cách đây hơn 40 năm.

Hai căn hầm bí mật giấu vũ khí ở nội đô TP HCM đã góp phần làm nên những trận đánh táo bạo, vang dội của Biệt động Sài Gòn cách đây hơn 40 năm.

Căn nhà số 287/70 nằm ở cuối con hẻm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 5, quận 3 (TP HCM) là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia – nơi Biệt động đào hầm cất giấu vũ khí, chuẩn bị cho trận đánh táo bạo vào dinh Độc Lập trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.
Để chuẩn bị cho kế hoạch tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Bộ chỉ huy Phân khu 6 chỉ đạo lực lượng biệt động xây dựng các hầm bí mật trong nội thành để giấu vũ khí và ém quân. Đầu năm 1967, ông Trần Văn Lai (Năm Lai), cán bộ quân sự mua căn nhà này theo sự thống nhất với ông Nguyễn Văn Trí – chỉ huy, chính trị viên đơn vị Biệt động 159 (Quân khu Sài Gòn – Gia Định). Nhà có 2 mặt tiền trên 2 con hẻm nằm giữa đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) và Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần), diện tích khoảng 37 m2, dài 14,9 m, rộng 2,5 m.
Thời điểm này, ông Năm Lai vừa làm việc tại cơ quan viện trợ U-SOM của Mỹ và Dinh Độc Lập với danh nghĩa thầu khoán, vừa hoạt động bí mật trong đơn vị “Bảo đảm chiến đấu”. Lấy cớ sửa nhà cần đào hầm vệ sinh, ông Năm sử dụng những thợ tin cậy của mình đào hầm giấu các loại vũ khí được chuyển từ ngoại thành vào. Để tránh bị phát hiện, đất sau khi đào được bỏ vào thùng carton chuyển lên ôtô đưa ra ngoại thành. Căn nhà vừa là nơi chứa vật liệu xây dựng, vừa để ôtô. Trong ảnh: Miệng hầm nằm gần cầu thang, nắp được ghép bằng 6 miếng gạch rộng 0,4 m x 0,6 m, vừa một người chui.
Hầm dài hơn 8 m, ngang gần 2 m, cao 2,5 m, được trát xi măng dày để chống thấm. Tường hầm có 4 khung tròn nối với ống thoát nước, kích thước vừa chui để thoát hiểm, có lỗ thông hơi.
Để đảm bảo bí mật, xe chở vũ khí từ Củ Chi chỉ đến nhà vào lúc nhá nhem tối. Từ năm 1966 – 1968 đơn vị “Bảo đảm chiến đấu” đã chuyển tới hầm gần 2 tấn vũ khí gồm súng và đầu đạn B40, súng AK, bộc phá, kíp nổ, súng ngắn, lựu đạn, đạn các loại…
Nhằm qua mắt địch, đơn vị đã làm những bộ ván bóng lưỡng rỗng ruột, sọt trái cây, cuộn cà tăng (loại cót dùng làm vách)… để che giấu vũ khí. Trong ảnh: Bộ ván bóng lưỡng rỗng ruột đục hình các loại vũ khí được đóng ghép để che mắt địch.
Đêm mùng 1, rạng sáng mùng 2 Tết Mậu Thân năm 1968, 17 chiến sĩ đội 5 (thuộc cụm biệt động 3-4-5) tập kết tại căn nhà để nhận vũ khí và tiến công Dinh Độc Lập. Đội xuất phát trên 3 chiếc ôtô và một xe gắn máy tiến về Dinh Độc Lập, thực hiện trận đánh táo bạo trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
Trước sự phản công quyết liệt của địch, các chiến sĩ đội 5 rút về tòa nhà số 56, đường Thủ Khoa Huân và dũng cảm chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Sau khi 7 chiến sĩ sống sót bị bắt, địch ráo riết bắn phá căn nhà vì nghi đây là nơi trú ngụ của đội Biệt động. Trong ảnh: Xe gắn máy đội 5 Biệt động sử dụng trong trận tấn công Dinh Độc Lập được trưng bày trong căn nhà.

Ông Năm Lai bị đày ra Côn Đảo, căn nhà rơi vào tay địch nhưng bí mật về hầm vũ khí vẫn được giữ cho đến sau ngày giải phóng. Khi căn nhà được thu hồi để trả về cho chủ cũ đến 16/11/1988 nó được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Trong ảnh: Di ảnh ông Trần Văn Lai và nhiều kỷ vật được trưng bày tại đây.

Nằm trong chỉ đạo của bộ chỉ huy Quân khu Sài Gòn – Gia Định về xây dựng các căn hầm bí mật chứa vũ khí tại nội thành, A30 – J9 (đơn vị Bảo đảm chiến đấu biệt động thành) đã thực hiện chủ trương trên tại nhà số 183/4 đường Trần Quốc Toản, quận 3 (nay là đường 3/2, quận 10, TP HCM) .
Ông Đỗ Văn Căn (còn có tên Hoàng Mạnh Lạc), bí danh Ba Mủ, làm nghề thợ giày. Tham gia cách mạng từ năm 1945, đến năm 1963, ông chuyển sang đơn vị J9T700 thuộc Biệt động Sài Gòn. Theo chỉ đạo của cấp trên ông đưa gia đình về sinh sống và hoạt động cách mạng dưới vỏ bọc cơ sở ép đế giày tại căn nhà được xây gạch, lợp tôn có diện tích 12 x 5 m. Đầu năm 1965, ông nhận được lệnh gấp rút xây căn hầm bí mật tại nhà để chứa vũ khí.
Do công tác tuyệt mật nên ông phải đưa cả gia đình về quê một thời gian. Khi còn lại một mình, ông bí mật đào hầm vào ban đêm. Sau 25 đêm miệt mài đào, tháng 5/1965, hầm được hoàn thành. Trong ảnh: Nắp hầm được tạo bởi 6 miếng gạch khớp nhau đậy khít miệng hầm có kích thước 0,4 x 0,6 m, vừa một người chui.
Hầm bí mật chứa vũ khí được ông Ba Mủ đào ngay tại mặt nền phòng khách, xung quanh hầm xây gạch, trát xi măng, có chiều ngang 1,8 m, dài 2,2 m, cao 1,7 m, có ống thông hơi. Vũ khí của Biệt động Sài Gòn được giấu trong mủ cao su và đưa đến một cơ sở làm giày ở chợ An Đông, ông Ba Mủ nhận những bành cao su đặc biệt đem về cất giấu tại hầm bí mật. Từ tháng 7/1965, số vũ khí được chuyển về hầm gồm: 7 súng AK cùng cơ số đạn 21.000 viên, 50 lựu đạn, 50 kg thuốc nổ, 1 súng ngắn cùng 50 viên đạn. Hầm phục vụ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 và giữ được bí mật đến chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4/1975.

Trong tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, một cánh quân xuất phát từ Phú Định do đồng chí Lê Thanh Bình (Tư Bình) chỉ huy tiến về Sài Gòn cũng đến điểm hẹn tại nhà ông Căn để tiếp nhận vũ khí, đạn dược… Sau chiến dịch, ngôi nhà thường bị khám xét nhưng căn hầm bí mật không bị phát hiện.

Ông Căn đã mất từ năm 2003. Gia đình ông (gồm 17 người) vẫn ở tại căn nhà này, nhưng từ nhiều năm qua căn nhà xuống cấp, nhân khẩu ngày càng tăng nên hoạt động, sinh hoạt của gia đình gặp một số khó khăn, bất tiện. Vì vậy, UBND thành phố đã chấp thuận hoán đổi cho gia đình sang căn nhà mới số 390 Nguyễn Chí Thanh, quận 10. Hầm bí mật chứa vũ khí trong thời kỳ chống Mỹ (1965 – 1975) – di tích lịch sử – văn hóa quốc gia này được UBND quận 10 đưa vào làm địa điểm tham quan phục vụ cho nhân dân và du khách.

Lê Quân

Theo Zing

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp