NASA chụp được ảnh hoạt động phun trào mạnh trên bề mặt Mặt Trời
Mới đây NASA chụp được bức ảnh cho thấy hoạt động phun trào rất mạnh trên bề mặt Mặt Trời. Mặc dù hoạt động năng lượng mạnh này được dự đoán là không ảnh hưởng đến Trái đất, nhưng đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo đáng lưu ý.
Cột lửa năng lượng mà NASA ghi lại được đánh giá ở cấp độ M5.6. Cột lửa cấp độ M là khoảng 1/10 năng lượng của cột lửa mạnh nhất. Trong cấp độ M cũng được chia thành các cấp độ năng lượng từ 1-10, trong đó 10 là cấp độ mạnh nhất.
Những cột lửa năng lượng cao phun trào trên bề mặt của Mặt Trời là dấu hiệu cảnh báo của một trận bão Mặt Trời có thể sắp xảy ra. Mặc dù bức xạ từ những hoạt động này không thể làm ảnh hưởng tới Trái đất do chúng ta được bảo vệ bởi bầu khí quyển. Tuy nhiên, những làn sóng với năng lượng đủ mạnh có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất và thậm chí có thể làm ảnh hưởng tới cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và liên lạc.
Một cột lửa năng lượng trên bề mặt Mặt Trời phun trào khi năng lượng từ trường phía dưới bầu khí quyển của Mặt Trời đột ngột bùng phát, chủ yếu ở các khu vực xung quanh những vết đen trên bề mặt. Khi hiện tượng này xảy ra, Mặt trời sẽ giải phóng các bức xạ cao năng.
Bức xạ này có bước sóng trải dài, từ sóng vô tuyến đến tia X và cả tia Gamma với bước sóng ngắn. Năng lượng phát tán ra khỏi bầu khí quyển Mặt Trời tương đương với hàng triệu quả bom hydrogen, với sức công phá bằng 100 triệu tấn TNT.
Theo đánh giá của NASA, đây là một trong những sự kiến đáng chú ý đầu tiên của năm 2015.
Theo Genk